Theo các nghiên cứu ngay cả những trường hợp dậy thì muộn, đa số mọi người đều không thể phát triển chiều cao sau độ tuổi 18-20. Hầu hết trẻ trai đạt đến chiều cao tối đa khi đủ 16 tuổi. Tuy nhiên, nam giới vẫn có thể phát triển theo những cách khác khi ở độ tuổi này.
Não bộ sẽ chưa phát triển đầy đủ cho đến khi 25 tuổi và nam giới thường đạt khối lượng cơ tốt nhất ở độ tuổi 20 đến 30. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời điểm trẻ trai thường ngưng phát triển và các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến chiều cao.
Con trai ngừng phát triển ở độ tuổi nào?
Trẻ trai thường phát triển nhanh nhất trong giai đoạn dậy thì. Một số bé trai có thể bắt đầu dậy thì sớm nhất là chín tuổi trong khi những trẻ khác có thể bắt đầu dậy thì sau 15 tuổi. Tuổi dậy thì có thể kéo dài từ hai đến năm năm. Những trẻ có thời gian của tuổi dậy thì kéo dài không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ cao hơn những trẻ có thời gian dậy thì ngắn hơn.
Tham khảo: Gói khám dinh dưỡng tăng chiều cao tối ưu cho trẻ em.
Biểu đồ tăng trưởng cho thấy hầu hết trẻ chỉ tăng một chút về chiều cao sau 18 tuổi. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số người có thể dậy thì ở cuối tuổi thiếu niên và tiếp tục phát triển ở độ tuổi đầu 20.
Lý do khiến hầu hết các chàng trai ngừng phát triển ở độ tuổi này là vì các yếu tố tăng trưởng sẽ phát triển cùng nhau sau khi dậy thì. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, chiều cao của trẻ phát triển là do lớp sụn giữa những đầu xương dài tăng trưởng và kéo dài ra. Khi phần sụn bị cốt hóa, chúng sẽ không thể tiếp tục dài ra.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao?
Di truyền học
Chiều cao phần lớn được quyết định bởi yếu tố di truyền. Theo các thống kế, khoảng 80% chiều cao được quy định bởi di truyền và 20% còn lại là do những yếu tố khác. Có một cách để ước tính chiều cao của trẻ bằng công thức:
(Chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) / 2
Nếu là trẻ trai, cộng thêm 6.5 cm; với trẻ gái là trừ 6.5cm
Ví dụ: Với một trẻ trai, nếu bố của trẻ cao 1m80, mẹ của trẻ cao 1m50 thì chiều cao của trẻ dự kiến là 171.5cm.
Tuy nhiên đây chỉ là một ước tính tham khảo, kết quả có thể không hoàn toàn chính xác.
Dinh dưỡng
Bên cạnh do di truyền, dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao của trẻ. Trẻ nhỏ bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu thường sẽ gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Thiếu protein là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất làm hạn chế chiều cao của trẻ. Ngoài ra sự thiếu hụt chất khoáng, vitamin D và vitamin A cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao.
Giấc ngủ
Khi ngủ có thể sẽ sản xuất ra những hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp cần thiết để phát triển xương. Theo các nghiên cứu, ngủ không đủ giấc là một nguyên nhân gây ra thấp còi.
Một số loại thuốc
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại thuốc kích thích được sử dụng để điều trị rối loạn thiếu tập trung có thể gây ra sự chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
Tình trạng sức khỏe
Các bệnh lý di truyền hoặc bệnh bạn tính khác nhau có thể khiến trẻ hạn chế tăng trưởng chiều cao. Một số bệnh lý có thể kể ra bao gồm:
- Bệnh tuyến giáp;
- Hội chứng Turner;
- Hội chứng Down;
- Hội chứng Russell-Silver;
- Các bệnh về xương.
Có thể làm gì để tác động đến sự phát triển hoặc chiều cao của trẻ hay không?
Đa số trường hợp khi xương trẻ đã cốt hóa thì rất khó có thể tác động đến chiều cao của trẻ. Ngay cả tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn lành mạnh cũng không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Tham khảo: Người trưởng thành có cao thêm được không?
Trẻ có thể tăng chiều cao một chút bằng cách cải thiện tư thế ngồi hoặc vận động. Cải thiện tư thế sẽ giúp làm thẳng cột sống nhưng không làm cho xương dài ra. Một số cách để có thể cải thiện tư thế gồm:
- Các bài tập kéo dãn;
- Tăng cường những cơ trung tâm;
- Tư thế ngồi tốt;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Tránh gù lưng.
Chiều cao có thể dao động khoảng 1cm khi thức giấc cho đến khi đi ngủ do cột sống bị chèn ép suốt cả ngày. Do đó có thể bạn sẽ cảm thấy cao hơn một chút so với buổi tối.
Tổng kết lại, di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Một số yếu tố bên ngoài như chế độ ăn và thời lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Những phần sụn tăng trưởng của xương thường cốt hóa ngay sau khi dậy thì. Một khi phần sụn đã cốt hóa, thì rất khó để có thể thay đổi chiều cao. Hầu hết nam giới thường đạt đến chiều cao tối đa vào cuối tuổi thiếu niên.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline
Theo các nghiên cứu ngay cả những trường hợp dậy thì muộn, đa số mọi người đều không thể phát triển chiều cao sau độ tuổi 18-20. Hầu hết trẻ trai đạt đến chiều cao tối đa khi đủ 16 tuổi. Tuy nhiên, nam giới vẫn có thể phát triển theo những cách khác khi ở độ tuổi này.
Não bộ sẽ chưa phát triển đầy đủ cho đến khi 25 tuổi và nam giới thường đạt khối lượng cơ tốt nhất ở độ tuổi 20 đến 30. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời điểm trẻ trai thường ngưng phát triển và các yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến chiều cao.
Con trai ngừng phát triển ở độ tuổi nào?
Trẻ trai thường phát triển nhanh nhất trong giai đoạn dậy thì. Một số bé trai có thể bắt đầu dậy thì sớm nhất là chín tuổi trong khi những trẻ khác có thể bắt đầu dậy thì sau 15 tuổi. Tuổi dậy thì có thể kéo dài từ hai đến năm năm. Những trẻ có thời gian của tuổi dậy thì kéo dài không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ cao hơn những trẻ có thời gian dậy thì ngắn hơn.
Tham khảo: Gói khám dinh dưỡng tăng chiều cao tối ưu cho trẻ em.
Biểu đồ tăng trưởng cho thấy hầu hết trẻ chỉ tăng một chút về chiều cao sau 18 tuổi. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số người có thể dậy thì ở cuối tuổi thiếu niên và tiếp tục phát triển ở độ tuổi đầu 20.
Lý do khiến hầu hết các chàng trai ngừng phát triển ở độ tuổi này là vì các yếu tố tăng trưởng sẽ phát triển cùng nhau sau khi dậy thì. Ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, chiều cao của trẻ phát triển là do lớp sụn giữa những đầu xương dài tăng trưởng và kéo dài ra. Khi phần sụn bị cốt hóa, chúng sẽ không thể tiếp tục dài ra.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao?
Di truyền học
Chiều cao phần lớn được quyết định bởi yếu tố di truyền. Theo các thống kế, khoảng 80% chiều cao được quy định bởi di truyền và 20% còn lại là do những yếu tố khác. Có một cách để ước tính chiều cao của trẻ bằng công thức:
(Chiều cao của bố + chiều cao của mẹ) / 2
Nếu là trẻ trai, cộng thêm 6.5 cm; với trẻ gái là trừ 6.5cm
Ví dụ: Với một trẻ trai, nếu bố của trẻ cao 1m80, mẹ của trẻ cao 1m50 thì chiều cao của trẻ dự kiến là 171.5cm.
Tuy nhiên đây chỉ là một ước tính tham khảo, kết quả có thể không hoàn toàn chính xác.
Dinh dưỡng
Bên cạnh do di truyền, dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao của trẻ. Trẻ nhỏ bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu thường sẽ gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Thiếu protein là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phổ biến nhất làm hạn chế chiều cao của trẻ. Ngoài ra sự thiếu hụt chất khoáng, vitamin D và vitamin A cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao.
Giấc ngủ
Khi ngủ có thể sẽ sản xuất ra những hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp cần thiết để phát triển xương. Theo các nghiên cứu, ngủ không đủ giấc là một nguyên nhân gây ra thấp còi.
Một số loại thuốc
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loại thuốc kích thích được sử dụng để điều trị rối loạn thiếu tập trung có thể gây ra sự chậm phát triển chiều cao ở trẻ.
Tình trạng sức khỏe
Các bệnh lý di truyền hoặc bệnh bạn tính khác nhau có thể khiến trẻ hạn chế tăng trưởng chiều cao. Một số bệnh lý có thể kể ra bao gồm:
- Bệnh tuyến giáp;
- Hội chứng Turner;
- Hội chứng Down;
- Hội chứng Russell-Silver;
- Các bệnh về xương.
Có thể làm gì để tác động đến sự phát triển hoặc chiều cao của trẻ hay không?
Đa số trường hợp khi xương trẻ đã cốt hóa thì rất khó có thể tác động đến chiều cao của trẻ. Ngay cả tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn lành mạnh cũng không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Tham khảo: Người trưởng thành có cao thêm được không?
Trẻ có thể tăng chiều cao một chút bằng cách cải thiện tư thế ngồi hoặc vận động. Cải thiện tư thế sẽ giúp làm thẳng cột sống nhưng không làm cho xương dài ra. Một số cách để có thể cải thiện tư thế gồm:
- Các bài tập kéo dãn;
- Tăng cường những cơ trung tâm;
- Tư thế ngồi tốt;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Tránh gù lưng.
Chiều cao có thể dao động khoảng 1cm khi thức giấc cho đến khi đi ngủ do cột sống bị chèn ép suốt cả ngày. Do đó có thể bạn sẽ cảm thấy cao hơn một chút so với buổi tối.
Tổng kết lại, di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Một số yếu tố bên ngoài như chế độ ăn và thời lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Những phần sụn tăng trưởng của xương thường cốt hóa ngay sau khi dậy thì. Một khi phần sụn đã cốt hóa, thì rất khó để có thể thay đổi chiều cao. Hầu hết nam giới thường đạt đến chiều cao tối đa vào cuối tuổi thiếu niên.
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Tùng Duy
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi