Xét nghiệm định lượng CRP là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm định lượng CRP có vai trò rất quan trọng trong đánh giá các tình trạng nhiễm trùng hay mắc bệnh tự miễn. Đây là một trong những xét nghiệm khá thường dùng trong ngành y tế, dùng cho nhiều trường hợp cần xác định mức độ rối loạn chuyển hóa trong máu nhằm những mục đích khác nhau.

25/10/2022 | Kết quả xét nghiệm CRP định lượng nói lên điều gì? 22/09/2021 | Thế nào là bệnh tan máu tự miễn? Bệnh có nguy hiểm không?

1. Xét nghiệm định lượng CRP là gì?

Trước hết, cần hiểu, CRP (C-reactive protein) là một loại protein được hình thành từ gan. CRP được đưa vào máu và phản ứng với tình trạng viêm. Chính vì thế, chúng được coi là dấu hiệu ban đầu đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể.

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP). Đây là một xét nghiệm được dùng để đánh giá mức độ viêm, nhiễm trùng hoặc dùng để theo dõi điều trị với những bệnh nhân bị loạn tự miễn hoặc bệnh mạn tính. Định lượng CRP ở mức bình thường rất thấp. Vi có viêm và nhiễm trùng, chỉ số CRP trong máu tăng nhanh và có thể giảm nhanh khi tình trạng viêm được kiểm soát. Chỉ số của CRP được coi là một dấu hiệu có nhiều hữu ích nhằm mục đích đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xét nghiệm định lượng CRP nhằm đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh

Xét nghiệm định lượng CRP nhằm đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh

2. Các loại xét nghiệm CRP

Hiện nay, có 2 dạng xét nghiệm định lượng CRP như sau:

Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn

Có thể đo định lượng CRP ở mức từ từ 8 đến 1000 mg/L (hoặc 0,8 đến 100 mg/dL). Xét nghiệm này được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm. Hoặc dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh mãn tính để theo dõi quá trình điều trị.

Xét nghiệm hs-CRP (High-sensitivity C-Reactive Protein)

Xét nghiệm này có độ nhạy cao, có thể đo định lượng CRP từ 0,3 đến 10 mg/L. Xét nghiệm hs-CRP thường được chỉ định với một số trường hợp bệnh nhân cần phải đánh giá nguy cơ tim mạch tiềm ẩn.

Xét nghiệm CRP nhằm những mục đích khác nhau

Xét nghiệm CRP nhằm những mục đích khác nhau

3. Ý nghĩa của xét nghiệm CRP

Chỉ số CRP ở mức độ cho phép là dưới 0.5 mg/100ml (5 mg/l). Chỉ số tăng hay giảm sẽ giúp nhận định khả năng viêm nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mục đích của xét nghiệm CRP

Xét nghiệm định lượng CRP được dùng cho những trường hợp cần chẩn đoán tình trạng viêm như: nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, đường tiêu hóa hoặc nhiều vị trí khác; chẩn đoán khả năng bị ung thư hạch bạch huyết; đánh giá tình trạng nhiễm trùng nấm hoặc virus, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương và các bệnh mạn tính khác.

Chỉ số CRP tăng cảnh báo điều gì?

Tùy tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh lý của người bệnh mà chỉ số định lượng CRP tăng sẽ cảnh báo những vấn đề nhất định. Nếu người bệnh bị tổn thương, viêm trong cơ thể thì CRP tăng báo hiệu tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đang ở mức độ như thế nào. CRP tăng cũng cảnh báo tính trạng nhiễm khuẩn, viêm tụy, viêm ruột,…

Với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chỉ số CRP cảnh bảo nguy cơ về bệnh này rất cao. Trong trường hợp này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch được tính như sau:

  • Nguy cơ thấp: định lượng CRP < 1 mg/l

  • Nguy cơ vừa: định lượng CRP từ 1 – 3 mg/l

  • Nguy cơ cao: khi định lượng CRP > 3mg/l

Một số yếu tố khác cũng khiến cho chỉ số CRP tăng như: hút thuốc lá, béo phì, mang thai hoặc giai đoạn cuối thai kỳ, uống thuốc tránh thai, sau khi vận động mạnh,…

Chỉ số CRP tăng cao có thể cảnh báo những bất thường về sức khỏe

Chỉ số CRP tăng cao có thể cảnh báo những bất thường về sức khỏe

4. Những ai cần làm xét nghiệm định lượng CRP?

Tại các cơ sở y tế, xét nghiệm CRP thường được chỉ định cho những trường hợp nhất định. Trong đó cụ thể như các trường hợp sau:

– Cần xét nghiệm để đánh giá khả năng, nguy cơ mắc bệnh về tim mạch với những người có biểu hiện bệnh hoặc người có nguy cơ cao do có người thân trong gia đình bị tim mạch.

– Xét nghiệm CRP cũng là phương pháp đánh giá hiệu quả quá trình điều trị không thể thiếu. Áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh mãn tính, hoặc bị nhiễm trùng hay mắc bệnh tự miễn đang trong quá trình điều trị.

– Những người bị viêm, nhiễm trùng kéo dài qua khám chẩn đoán thấy có liên quan đến xơ vữa động mạch, cần thực hiện xét nghiệm định lượng CRP để đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch. Đây là xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ có phương án điều trị giảm thiểu rủi ro đạt hiệu quả cao.

– Những người sau khi phẫu thuật cần phải xét nghiệm CRP để đánh giá quá trình điều trị hậu phẫu, nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.

Xét nghiệm CRP có ý nghĩa quan trọng đối với theo dõi và điều trị bệnh

Xét nghiệm CRP có ý nghĩa quan trọng đối với theo dõi và điều trị bệnh

5. Xét nghiệm CRP thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện bằng cách lấy máu ở tĩnh mạch. Máu được phân tích tại phòng thí nghiệm. Thông thường, với xét nghiệm máu này, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định, bác sĩ phải yêu cầu không ăn uống từ 6-8 tiếng trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm chỉ đạt tính chính xác khi được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ máy móc, thiết bị kỹ thuật phân tích huyết thanh và bảo quản mẫu xét nghiệm đúng kỹ thuật. Chỉ số CRP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thậm chí, đây còn là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương án điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất.

Hiện nay, để thực hiện xét nghiệm định lượng CRP đảm bảo nhanh, chính xác, khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện được xây dựng đạt chuẩn quốc tế với hai chứng nhận hàng đầu là ISO 15189:2012 và CAP. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm. Do đó, Bệnh viện là nơi khám bệnh, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Với xét nghiệm định lượng CRP, khách hàng có thể thực hiện trực tiếp tại bệnh viện hoặc gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. MEDLATEC hiện đã có các chi nhánh bệnh viện, văn phòng, phòng khám chuyên khoa xét nghiệm tại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Khách hàng ở bất cứ đâu có nhu cầu về khám bệnh hay xét nghiệm chỉ việc gọi đặt lịch qua điện thoại hoặc đặt lịch trực tuyến trên website Medlatec.vn rất đơn giản, tiện lợi.

Xét nghiệm định lượng CRP là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Xét nghiệm định lượng CRP có vai trò rất quan trọng trong đánh giá các tình trạng nhiễm trùng hay mắc bệnh tự miễn. Đây là một trong những xét nghiệm khá thường dùng trong ngành y tế, dùng cho nhiều trường hợp cần xác định mức độ rối loạn chuyển hóa trong máu nhằm những mục đích khác nhau.

25/10/2022 | Kết quả xét nghiệm CRP định lượng nói lên điều gì? 22/09/2021 | Thế nào là bệnh tan máu tự miễn? Bệnh có nguy hiểm không?

1. Xét nghiệm định lượng CRP là gì?

Trước hết, cần hiểu, CRP (C-reactive protein) là một loại protein được hình thành từ gan. CRP được đưa vào máu và phản ứng với tình trạng viêm. Chính vì thế, chúng được coi là dấu hiệu ban đầu đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể.

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP). Đây là một xét nghiệm được dùng để đánh giá mức độ viêm, nhiễm trùng hoặc dùng để theo dõi điều trị với những bệnh nhân bị loạn tự miễn hoặc bệnh mạn tính. Định lượng CRP ở mức bình thường rất thấp. Vi có viêm và nhiễm trùng, chỉ số CRP trong máu tăng nhanh và có thể giảm nhanh khi tình trạng viêm được kiểm soát. Chỉ số của CRP được coi là một dấu hiệu có nhiều hữu ích nhằm mục đích đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Xét nghiệm định lượng CRP nhằm đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh

Xét nghiệm định lượng CRP nhằm đánh giá mức độ nghiệm trọng của bệnh

2. Các loại xét nghiệm CRP

Hiện nay, có 2 dạng xét nghiệm định lượng CRP như sau:

Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn

Có thể đo định lượng CRP ở mức từ từ 8 đến 1000 mg/L (hoặc 0,8 đến 100 mg/dL). Xét nghiệm này được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm. Hoặc dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh mãn tính để theo dõi quá trình điều trị.

Xét nghiệm hs-CRP (High-sensitivity C-Reactive Protein)

Xét nghiệm này có độ nhạy cao, có thể đo định lượng CRP từ 0,3 đến 10 mg/L. Xét nghiệm hs-CRP thường được chỉ định với một số trường hợp bệnh nhân cần phải đánh giá nguy cơ tim mạch tiềm ẩn.

Xét nghiệm CRP nhằm những mục đích khác nhau

Xét nghiệm CRP nhằm những mục đích khác nhau

3. Ý nghĩa của xét nghiệm CRP

Chỉ số CRP ở mức độ cho phép là dưới 0.5 mg/100ml (5 mg/l). Chỉ số tăng hay giảm sẽ giúp nhận định khả năng viêm nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Mục đích của xét nghiệm CRP

Xét nghiệm định lượng CRP được dùng cho những trường hợp cần chẩn đoán tình trạng viêm như: nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, đường tiêu hóa hoặc nhiều vị trí khác; chẩn đoán khả năng bị ung thư hạch bạch huyết; đánh giá tình trạng nhiễm trùng nấm hoặc virus, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương và các bệnh mạn tính khác.

Chỉ số CRP tăng cảnh báo điều gì?

Tùy tình trạng sức khỏe và lịch sử bệnh lý của người bệnh mà chỉ số định lượng CRP tăng sẽ cảnh báo những vấn đề nhất định. Nếu người bệnh bị tổn thương, viêm trong cơ thể thì CRP tăng báo hiệu tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đang ở mức độ như thế nào. CRP tăng cũng cảnh báo tính trạng nhiễm khuẩn, viêm tụy, viêm ruột,…

Với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chỉ số CRP cảnh bảo nguy cơ về bệnh này rất cao. Trong trường hợp này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch được tính như sau:

  • Nguy cơ thấp: định lượng CRP < 1 mg/l

  • Nguy cơ vừa: định lượng CRP từ 1 – 3 mg/l

  • Nguy cơ cao: khi định lượng CRP > 3mg/l

Một số yếu tố khác cũng khiến cho chỉ số CRP tăng như: hút thuốc lá, béo phì, mang thai hoặc giai đoạn cuối thai kỳ, uống thuốc tránh thai, sau khi vận động mạnh,…

Chỉ số CRP tăng cao có thể cảnh báo những bất thường về sức khỏe

Chỉ số CRP tăng cao có thể cảnh báo những bất thường về sức khỏe

4. Những ai cần làm xét nghiệm định lượng CRP?

Tại các cơ sở y tế, xét nghiệm CRP thường được chỉ định cho những trường hợp nhất định. Trong đó cụ thể như các trường hợp sau:

– Cần xét nghiệm để đánh giá khả năng, nguy cơ mắc bệnh về tim mạch với những người có biểu hiện bệnh hoặc người có nguy cơ cao do có người thân trong gia đình bị tim mạch.

– Xét nghiệm CRP cũng là phương pháp đánh giá hiệu quả quá trình điều trị không thể thiếu. Áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh mãn tính, hoặc bị nhiễm trùng hay mắc bệnh tự miễn đang trong quá trình điều trị.

– Những người bị viêm, nhiễm trùng kéo dài qua khám chẩn đoán thấy có liên quan đến xơ vữa động mạch, cần thực hiện xét nghiệm định lượng CRP để đánh giá nguy cơ bệnh lý tim mạch. Đây là xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ có phương án điều trị giảm thiểu rủi ro đạt hiệu quả cao.

– Những người sau khi phẫu thuật cần phải xét nghiệm CRP để đánh giá quá trình điều trị hậu phẫu, nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.

Xét nghiệm CRP có ý nghĩa quan trọng đối với theo dõi và điều trị bệnh

Xét nghiệm CRP có ý nghĩa quan trọng đối với theo dõi và điều trị bệnh

5. Xét nghiệm CRP thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm định lượng CRP được thực hiện bằng cách lấy máu ở tĩnh mạch. Máu được phân tích tại phòng thí nghiệm. Thông thường, với xét nghiệm máu này, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định, bác sĩ phải yêu cầu không ăn uống từ 6-8 tiếng trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm chỉ đạt tính chính xác khi được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ máy móc, thiết bị kỹ thuật phân tích huyết thanh và bảo quản mẫu xét nghiệm đúng kỹ thuật. Chỉ số CRP có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thậm chí, đây còn là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương án điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất.

Hiện nay, để thực hiện xét nghiệm định lượng CRP đảm bảo nhanh, chính xác, khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện được xây dựng đạt chuẩn quốc tế với hai chứng nhận hàng đầu là ISO 15189:2012 và CAP. Cùng với đó là hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm. Do đó, Bệnh viện là nơi khám bệnh, chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.

Với xét nghiệm định lượng CRP, khách hàng có thể thực hiện trực tiếp tại bệnh viện hoặc gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. MEDLATEC hiện đã có các chi nhánh bệnh viện, văn phòng, phòng khám chuyên khoa xét nghiệm tại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Khách hàng ở bất cứ đâu có nhu cầu về khám bệnh hay xét nghiệm chỉ việc gọi đặt lịch qua điện thoại hoặc đặt lịch trực tuyến trên website Medlatec.vn rất đơn giản, tiện lợi.