Nguyên nhân đắng miệng: 10 cách trị đắng miệng đơn giản tại nhà

8. Căng thẳng gây đắng miệng

Mức độ căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể, điều này thường làm thay đổi vị giác. Bên cạnh đó, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng, yếu tố nguy cơ dẫn đến miệng bị đắng.

9. Bị đắng miệng là bệnh gì? Tổn thương dây thần kinh

Giống như các giác quan khác trong cơ thể, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Việc tổn thương dây thần kinh có thể gây ra sự thay đổi vị giác gây nên tình trạng rối loạn vị giác hay đắng miệng. Tình trạng tổn thương thần kinh có thể xảy ra do chấn thương đầu hoặc các tình trạng bao gồm:

  • U não
  • Động kinh
  • Mất trí nhớ
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh liệt mặt

10. Nguyên nhân gây đắng miệng: Thuốc

Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị y tế có thể làm vị giác thay đổi. Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt.

Các loại thuốc có thể khiến miệng bị đắng bao gồm:

  • Thuốc tim
  • Thuốc lithium
  • Thuốc kháng sinh
  • Vitamin có chứa khoáng chất hoặc kim loại như đồng, sắt hoặc kẽm

11. Cảm lạnh gây đắng miệng

Một số bệnh như nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh có thể gây ra vị đắng trong miệng. Điều này xảy ra do cơ thể sẽ gửi các protein gây viêm để bắt các tế bào gây hại. Các protein này có thể ảnh hưởng đến lưỡi và vị giác, khiến người bệnh cảm giác có vị đắng hơn bình thường.

12. Nguyên nhân miệng đắng: Điều trị ung thư

Người đang điều trị ung thư có thể bị đắng miệng khi ăn hoặc uống. Hóa trị và xạ trị có thể gây thay đổi vị giác ở một số người, gây nên cảm giác đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

Cách trị đắng miệng hiệu quả

các cách trị đắng miệng

Khi miệng bị đắng, bác sĩ thường sẽ điều trị nguyên nhân gây đắng miệng cơ bản. Họ có thể chẩn đoán vấn đề bằng cách hỏi về bất kỳ triệu chứng, thuốc đang sử dụng và xét nghiệm. Sau khi thu thập đủ thông tin chẩn đoán, bác sĩ có thể đề ra phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các cách chữa đắng miệng tại nhà như:

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn đều đặn là cách trị đắng miệng đơn giản và hiệu quả.

Nhai kẹo cao su

Lựa chọn các loại kẹo cao su không đường, hương cam hoặc hương dâu để duy trì lượng nước bọt trong miệng và lấn át vị đắng.

Uống nước

Nên uống nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước, tăng tiết nước bọt, giúp khoang miệng luôn ẩm và giảm tình trạng bị đắng miệng.

Nguyên nhân đắng miệng: 10 cách trị đắng miệng đơn giản tại nhà

8. Căng thẳng gây đắng miệng

Mức độ căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể, điều này thường làm thay đổi vị giác. Bên cạnh đó, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng, yếu tố nguy cơ dẫn đến miệng bị đắng.

9. Bị đắng miệng là bệnh gì? Tổn thương dây thần kinh

Giống như các giác quan khác trong cơ thể, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Việc tổn thương dây thần kinh có thể gây ra sự thay đổi vị giác gây nên tình trạng rối loạn vị giác hay đắng miệng. Tình trạng tổn thương thần kinh có thể xảy ra do chấn thương đầu hoặc các tình trạng bao gồm:

  • U não
  • Động kinh
  • Mất trí nhớ
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh liệt mặt

10. Nguyên nhân gây đắng miệng: Thuốc

Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc phương pháp điều trị y tế có thể làm vị giác thay đổi. Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng hoặc do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt.

Các loại thuốc có thể khiến miệng bị đắng bao gồm:

  • Thuốc tim
  • Thuốc lithium
  • Thuốc kháng sinh
  • Vitamin có chứa khoáng chất hoặc kim loại như đồng, sắt hoặc kẽm

11. Cảm lạnh gây đắng miệng

Một số bệnh như nhiễm trùng xoang hoặc cảm lạnh có thể gây ra vị đắng trong miệng. Điều này xảy ra do cơ thể sẽ gửi các protein gây viêm để bắt các tế bào gây hại. Các protein này có thể ảnh hưởng đến lưỡi và vị giác, khiến người bệnh cảm giác có vị đắng hơn bình thường.

12. Nguyên nhân miệng đắng: Điều trị ung thư

Người đang điều trị ung thư có thể bị đắng miệng khi ăn hoặc uống. Hóa trị và xạ trị có thể gây thay đổi vị giác ở một số người, gây nên cảm giác đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

Cách trị đắng miệng hiệu quả

các cách trị đắng miệng

Khi miệng bị đắng, bác sĩ thường sẽ điều trị nguyên nhân gây đắng miệng cơ bản. Họ có thể chẩn đoán vấn đề bằng cách hỏi về bất kỳ triệu chứng, thuốc đang sử dụng và xét nghiệm. Sau khi thu thập đủ thông tin chẩn đoán, bác sĩ có thể đề ra phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các cách chữa đắng miệng tại nhà như:

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn đều đặn là cách trị đắng miệng đơn giản và hiệu quả.

Nhai kẹo cao su

Lựa chọn các loại kẹo cao su không đường, hương cam hoặc hương dâu để duy trì lượng nước bọt trong miệng và lấn át vị đắng.

Uống nước

Nên uống nước khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước, tăng tiết nước bọt, giúp khoang miệng luôn ẩm và giảm tình trạng bị đắng miệng.