Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cấu tạo sinh lý của da như thế nào, có phù hợp khi dùng dầu gió không? Nếu dùng dầu gió cho trẻ thì có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường nào? Với những loại dầu gió cho trẻ sơ sinh, khi dùng cần lưu ý đến những điều gì? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Cấu tạo sinh lý da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc biệt
Trước khi tìm hiểu dầu gió cho trẻ sơ sinh, bạn cần biết được cấu tạo da bé để biết cách chọn được sản phẩm phù hợp.
Cấu tạo sinh lý da trẻ sơ sinh
Thứ nhất, cấu tạo da của người lớn và trẻ nhỏ có khác biệt rất lớn. Ngoài ra, nếu xét về cấu tạo của đối tượng trẻ em thì có sự khác biệt về hệ vi sinh ở da trẻ sinh thường với trẻ sinh mổ, cụ thể:
Khi được sinh mổ, trẻ mang hệ vi sinh vật ở da tương tự ở da mẹ là Staphylococcus, Propionibacterium, Corynebacterium.
Trường hợp sinh thường, trẻ sẽ mang hệ vi khuẩn tương tự như đường âm đạo của mẹ chủ yếu là Lactobacillus, Prevotella và Sneathia.
Trẻ sơ sinh, bề mặt da có tính kiềm nhẹ và cũng phụ thuộc vào vị trí mổ. Điều này là do da trẻ tiếp xúc với dịch ối có tính kiềm trong suốt quá trình thai nhi. Việc đánh giá tính pH nhằm giải thích về vấn đề bong tróc da của trẻ trong những ngày đầu:
Khi pH kiềm sẽ dẫn đến hoạt động của enzim serine proteases tăng mạnh.
Do đó, làm thoái hóa các desmosome giữa các tế bào sừng dẫn đến sự bong vảy da trong những ngày đầu đời.
Ngoài ra, khi mới sinh ra, da trẻ thường cứng và khô hơn so với người lớn. Trong vòng 30 ngày đầu, da trẻ mềm dần do sự tăng hydrat hóa da. Tình trạng này sẽ giảm dần ở tuổi trưởng thành.
Nguy cơ nhiễm độc qua da trẻ sơ sinh
Một điều cần phải lưu ý đó là nguy cơ nhiễm độc qua da cũng tăng lên ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Trẻ có thể hấp thu độc tính qua da theo 2 con đường chính:
Thông qua tế bào sừng và thượng bì.
Thứ hai là hấp thu qua lỗ nang lông, tuyến bã.
Vậy dùng dầu gió cho trẻ sơ sinhcần phải thận trọng vì các thành phần bên trong có thể gây hại cho da trẻ.
Có nên dầu gió cho trẻ sơ sinh? Vì sao?
Từ lâu dầu gió được biết đến với công dụng nổi bật như:
Giúp giảm đau nhức.
Dầu gió cũng giúp giảm ngứa.
Phụ huynh cần lưu ý rằng tất cả các loại tinh dầu đều không thể dùng cho trẻ <3 tháng tuổi. Thậm chí ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng so với người lớn.
Ngoài ra, với hoạt chất methyl salicylate khi xuất hiện trong dầu gió có thể dẫn đến các tình trạng như:
Cảm giác nóng, gây rộp da.
Gây xuất hiện xung huyết da.
Với Menthol có thể làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt bé bị hạ thấp.
Ngoài ra, môt tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm khác đó chính là gây ức chế khả năng hô hấp của trẻ. Trường hợp dùng các loại dầu gió để bôi lên mũi thì những hoạt chất trong dầu có thể gây rách màng nhầy mũi, họng và Menthol ức chế cơ trơn hô hấp, tuần hoàn.
Hơn nữa, vẫn còn thành phần khác có trong một số loại dầu là camphor (còn gọi là long não). Hoạt chất này có thể ức chế tuần hoàn, gây suy hô hấp dẫn đến ngưng tim và ngưng thở.
Dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nguy hiểm gì?
Lưu ý trẻ <2 tuổi không được dùng dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà. Nếu trẻ >2 tuổi, khi sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh sai cách có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm sau:
Khiến cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh
Khi trời trở lạnh hoặc trẻ mỏi mệt, bị cảm… nhiều ba mẹ thường có thói quen bôi dầu gió vào tai, thái dương, lòng bàn tay, bàn chân như người lớn. Mục đích là để làm nóng cơ thể giúp trẻ giữ ấm. Tuy nhiên, dầu gió sẽ khiến cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt hơn là tăng nhiệt nếu mẹ lạm dụng.
Thành phần trong dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat. Đặc điểm của mỗi thành phần:
Thành phần menthol bốc hơi rất nhanh, có thể gây tê tại chỗ và tạo cảm giác mát lạnh khi xoa vào da.
Khi dùng nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể gây tác dụng ngược.
Gây hủy hoại đường niêm mạc tiêu hóa
Trường hợp trẻ em uống phải dầu gió, đặc biệt loại có chứa tinh dầu bạc hà có thể dẫn đến tình trạng niêm mạc đường tiêu hóa bị hủy hoại gây hậu quả nghiêm trọng.
Ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở
Nếu hít dầu gió thường xuyên, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương. Vì trong thành phần của dầu gió có chứa eucalyptol và camphor. Camphor đặc biệt độc đối với trẻ em. Hàm lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ ~ 3 – 11%.
Trường hợp lạm dụng, hấp thu nhiều dầu vào cơ thể qua phần da trầy xước hoặc chỉ đơn thuần là vô tình nuốt phải với lượng nhiều (~1g) thì có thể làm tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.
Khi bị ngộ độc, camphor có thể gây độc với các triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau tiếp xúc, kèm các biểu hiện:
Bị bỏng miệng, hầu họng.
Cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Trẻ có thể lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng.
Gây xung huyết da
Trong dầu gió chứa thành phần methy salicylat.
Đây là chất gây xung huyết da nếu mẹ bôi dầu gió vào vết thương hở trên cơ thể trẻ.
Khi bị xung huyết da sẽ khiến trẻ đau, lâu hồi phục và thậm chí sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây lở loét vết thương.
Những lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ tinh dầu cho trẻ
Những yếu tô cần lưu ý khi dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh:
Độ tuổi:
Lưu ý độ tuổi nhỏ nhất sử dụng được tinh dầu nói chung là >3 tháng tuổi.
Cần thận trọng khi dùng các loại tinh dầu chứa methyl salicylate và menthol cho trẻ >2 tuổi.
Nồng độ dầu sử dụng:
Tinh dầu nguyên chất thường được pha với dầu nền để tạo thành một hỗn dịch.
Cần chú ý nồng độ nên <2%.
Ngoài ra, không bao giờ được để tinh dầu nguyên chất dính lên da vì nó có thể gây bỏng nặng.
Thời điểm sử dụng:
Khi xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, ho nhẹ, nghẹt mũi. Hoặc bị đau bụng, đầy hơi có thể dùng dầu gió.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Tóm lại, cần thận trọng khi dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh. Vì cấu tạo da trẻ chưa hoàn chỉnh nên rất dễ nhạy cảm với một số thành phần trong dầu như menthol, eucalyptol, camphor và có thể gây độc cho trẻ. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu sau khi dùng có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Có nên dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh? Giải đáp từ Bác sĩ – YouMed
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cấu tạo sinh lý của da như thế nào, có phù hợp khi dùng dầu gió không? Nếu dùng dầu gió cho trẻ thì có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường nào? Với những loại dầu gió cho trẻ sơ sinh, khi dùng cần lưu ý đến những điều gì? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Cấu tạo sinh lý da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá đặc biệt
Trước khi tìm hiểu dầu gió cho trẻ sơ sinh, bạn cần biết được cấu tạo da bé để biết cách chọn được sản phẩm phù hợp.
Cấu tạo sinh lý da trẻ sơ sinh
Thứ nhất, cấu tạo da của người lớn và trẻ nhỏ có khác biệt rất lớn. Ngoài ra, nếu xét về cấu tạo của đối tượng trẻ em thì có sự khác biệt về hệ vi sinh ở da trẻ sinh thường với trẻ sinh mổ, cụ thể:
Khi được sinh mổ, trẻ mang hệ vi sinh vật ở da tương tự ở da mẹ là Staphylococcus, Propionibacterium, Corynebacterium.
Trường hợp sinh thường, trẻ sẽ mang hệ vi khuẩn tương tự như đường âm đạo của mẹ chủ yếu là Lactobacillus, Prevotella và Sneathia.
Trẻ sơ sinh, bề mặt da có tính kiềm nhẹ và cũng phụ thuộc vào vị trí mổ. Điều này là do da trẻ tiếp xúc với dịch ối có tính kiềm trong suốt quá trình thai nhi. Việc đánh giá tính pH nhằm giải thích về vấn đề bong tróc da của trẻ trong những ngày đầu:
Khi pH kiềm sẽ dẫn đến hoạt động của enzim serine proteases tăng mạnh.
Do đó, làm thoái hóa các desmosome giữa các tế bào sừng dẫn đến sự bong vảy da trong những ngày đầu đời.
Ngoài ra, khi mới sinh ra, da trẻ thường cứng và khô hơn so với người lớn. Trong vòng 30 ngày đầu, da trẻ mềm dần do sự tăng hydrat hóa da. Tình trạng này sẽ giảm dần ở tuổi trưởng thành.
Nguy cơ nhiễm độc qua da trẻ sơ sinh
Một điều cần phải lưu ý đó là nguy cơ nhiễm độc qua da cũng tăng lên ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Trẻ có thể hấp thu độc tính qua da theo 2 con đường chính:
Thông qua tế bào sừng và thượng bì.
Thứ hai là hấp thu qua lỗ nang lông, tuyến bã.
Vậy dùng dầu gió cho trẻ sơ sinhcần phải thận trọng vì các thành phần bên trong có thể gây hại cho da trẻ.
Có nên dầu gió cho trẻ sơ sinh? Vì sao?
Từ lâu dầu gió được biết đến với công dụng nổi bật như:
Giúp giảm đau nhức.
Dầu gió cũng giúp giảm ngứa.
Phụ huynh cần lưu ý rằng tất cả các loại tinh dầu đều không thể dùng cho trẻ <3 tháng tuổi. Thậm chí ngay cả với trẻ lớn, làn da các bé đôi khi vẫn rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng so với người lớn.
Ngoài ra, với hoạt chất methyl salicylate khi xuất hiện trong dầu gió có thể dẫn đến các tình trạng như:
Cảm giác nóng, gây rộp da.
Gây xuất hiện xung huyết da.
Với Menthol có thể làm tăng tiết mồ hôi và làm thân nhiệt bé bị hạ thấp.
Ngoài ra, môt tác dụng phụ cực kỳ nguy hiểm khác đó chính là gây ức chế khả năng hô hấp của trẻ. Trường hợp dùng các loại dầu gió để bôi lên mũi thì những hoạt chất trong dầu có thể gây rách màng nhầy mũi, họng và Menthol ức chế cơ trơn hô hấp, tuần hoàn.
Hơn nữa, vẫn còn thành phần khác có trong một số loại dầu là camphor (còn gọi là long não). Hoạt chất này có thể ức chế tuần hoàn, gây suy hô hấp dẫn đến ngưng tim và ngưng thở.
Dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nguy hiểm gì?
Lưu ý trẻ <2 tuổi không được dùng dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà. Nếu trẻ >2 tuổi, khi sử dụng dầu gió cho trẻ sơ sinh sai cách có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm sau:
Khiến cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh
Khi trời trở lạnh hoặc trẻ mỏi mệt, bị cảm… nhiều ba mẹ thường có thói quen bôi dầu gió vào tai, thái dương, lòng bàn tay, bàn chân như người lớn. Mục đích là để làm nóng cơ thể giúp trẻ giữ ấm. Tuy nhiên, dầu gió sẽ khiến cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt hơn là tăng nhiệt nếu mẹ lạm dụng.
Thành phần trong dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat. Đặc điểm của mỗi thành phần:
Thành phần menthol bốc hơi rất nhanh, có thể gây tê tại chỗ và tạo cảm giác mát lạnh khi xoa vào da.
Khi dùng nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể gây tác dụng ngược.
Gây hủy hoại đường niêm mạc tiêu hóa
Trường hợp trẻ em uống phải dầu gió, đặc biệt loại có chứa tinh dầu bạc hà có thể dẫn đến tình trạng niêm mạc đường tiêu hóa bị hủy hoại gây hậu quả nghiêm trọng.
Ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở
Nếu hít dầu gió thường xuyên, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương. Vì trong thành phần của dầu gió có chứa eucalyptol và camphor. Camphor đặc biệt độc đối với trẻ em. Hàm lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ ~ 3 – 11%.
Trường hợp lạm dụng, hấp thu nhiều dầu vào cơ thể qua phần da trầy xước hoặc chỉ đơn thuần là vô tình nuốt phải với lượng nhiều (~1g) thì có thể làm tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.
Khi bị ngộ độc, camphor có thể gây độc với các triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau tiếp xúc, kèm các biểu hiện:
Bị bỏng miệng, hầu họng.
Cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Trẻ có thể lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng.
Gây xung huyết da
Trong dầu gió chứa thành phần methy salicylat.
Đây là chất gây xung huyết da nếu mẹ bôi dầu gió vào vết thương hở trên cơ thể trẻ.
Khi bị xung huyết da sẽ khiến trẻ đau, lâu hồi phục và thậm chí sẽ dẫn đến nhiễm trùng, gây lở loét vết thương.
Những lưu ý về độ tuổi, khi nào nên dùng, cách xoa dầu và nồng độ tinh dầu cho trẻ
Những yếu tô cần lưu ý khi dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh:
Độ tuổi:
Lưu ý độ tuổi nhỏ nhất sử dụng được tinh dầu nói chung là >3 tháng tuổi.
Cần thận trọng khi dùng các loại tinh dầu chứa methyl salicylate và menthol cho trẻ >2 tuổi.
Nồng độ dầu sử dụng:
Tinh dầu nguyên chất thường được pha với dầu nền để tạo thành một hỗn dịch.
Cần chú ý nồng độ nên <2%.
Ngoài ra, không bao giờ được để tinh dầu nguyên chất dính lên da vì nó có thể gây bỏng nặng.
Thời điểm sử dụng:
Khi xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, ho nhẹ, nghẹt mũi. Hoặc bị đau bụng, đầy hơi có thể dùng dầu gió.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Tóm lại, cần thận trọng khi dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh. Vì cấu tạo da trẻ chưa hoàn chỉnh nên rất dễ nhạy cảm với một số thành phần trong dầu như menthol, eucalyptol, camphor và có thể gây độc cho trẻ. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp. Nếu sau khi dùng có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi