Những dấu hiệu và biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đây là một trạng thái tâm lý do bẩm sinh hoặc trẻ bị mắc phải trong giai đoạn đầu đời. Vậy dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì? Làm thế nào để giúp trẻ có thể hòa nhập bình thường? Tất cả vấn đề này sẽ được Trung tâm Nhân Hòa giải đáp trong nội dung sau đây.

Nguyên nhân của bệnh lý chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ thường do rối loạn các bệnh lý di truyền. Trẻ có thể bị mắc các hội chứng như Dowm, chứng não nhỏ, não úng thủy hoặc bị bất thường về các nhiễm sắc thể giới tính, mắc hội chứng đần độn,….

Các trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ cũng có thể do người mẹ khi mang thai bị mắc phải một số bệnh lý như nhiễm độc, chấn thương khi sinh, trẻ bị vàng da nặng khi sơ sinh. Trong một số trường hợp thì nó có thể xảy ra ở những trẻ bị bỏ rơi, thiêu sự quan tâm và chăm sóc của gia đình.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ thì trẻ hoàn toàn có thể đi học bình thường nhưng kết quả và thành tích học tập sẽ kém hơn các bạn khác. Còn đối với những trẻ ở mức độ trung bình thì rất khó có thể theo học, có khả năng ngôn ngữ nhưng khả năng tính toán thì gần như không có. Đối với những trẻ bị nặng thì gần như là không thể giao tiếp và cần có người chăm sóc và theo dõi.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là con chậm về hành động hơn so với các bạn cùng tuổi như chậm lẫy, không phản ứng lại gì khi bố mẹ gây chú ý,…Đến một giai đoạn lớn hơn thì trẻ chậm đi, đứng, chậm nói hoặc diễn đạt ngôn ngữ một cách khó khăn.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ không thể hiện rõ rệt ngay từ đầu, cha mẹ có thể theo dõi biểu hiện của bé:

Khó khăn trong vận động: Khi đạt 3 tháng tuổi, 1 em bé bình thường đã cứng cổ, có thể ngẩng đầu, xoay cổ bình thường. Tuy nhiên, một số em bé bị rối loạn phát triển vận động khó có thể thành thao kỹ năng này, bố mẹ nên chú ý.

Ngôn ngữ không rõ ràng: Trong những trường hợp bình thường, em bé có thể cười sau 3 tháng và khi bé vui, bé sẽ phát ra âm thanh “ah”, “uh”. Từ 3 tháng đến 15 tháng là giai đoạn quan trọng, não bé có thể nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ và từ vựng. Về cơ bản khi bé đạt khoảng 12 tháng, chức năng ngôn ngữ liên tục phát triển, bé đã có thể nói một số từ đơn hoặc gọi tên các vật phẩm. Khi bé đạt 2 tuổi, bé có thể nói sõi, thể hiện được mong muốn của mình qua ngôn ngữ.

Cử động tay không tốt: Bàn tay của em bé là biểu hiện rõ ràng nhất của sự tăng trưởng và phát triển của bé. Bé có thể nhặt cầm những món đồ có kích thước bằng lòng bàn tay của mình trong khoảng 3 tháng. Khi bé lớn lên, tay bé có thể cầm, nắm các đồ vật nhỏ hơn. Về cơ bản, em bé có thể nhặt những vật có kích thước bằng hạt đậu bằng ngón tay cái và ngón trỏ trong khoảng 10 tháng. Bé cũng có thể tháo nắp chai, xếp khối hộp vào thời điểm này…Nếu bàn tay bé cử động kém, không thể cầm, nắm vật theo hướng dẫn, bố mẹ nên chú ý.

Không nhạy cảm với kích thích xung quanh: Sự quan tâm của trẻ đến những vật xung quanh bị giảm sút, không chú ý nhiều đến những kích thích từ xung quanh. Trẻ sẽ có biểu hiện chậm cười và chậm biết nhai. Thường thì sẽ không thực hiện được các hoạt động như các trẻ cùng độ tuổi này hay thực hiện.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển từ 12 đến 24 tháng tuổi

Đối với những trẻ lớn hơn thì cũng sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết hơn. Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thường sẽ nằm và nhìn bàn tay cử động và biểu hiện này sẽ còn kéo dài đến lúc 2 – 3 tuổi. Đến một giai đoạn nhất định thì trẻ bình thường cũng sẽ ném các đồ vật nhưng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn còn những trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ làm các hành động này trong một khoảng thời gian dài.

Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ thường là không bao giờ chú ý hay muốn nhặt các đồ vật mà mình đánh rơi. Có một số trẻ thì sẽ tỏ ra hiền lành và chậm giao tiếp. Có một số trẻ sẽ rơi vào tình trạng bị tăng động, giảm chú ý. Không phải trẻ nào cũng có biểu hiện ngay từ khi mới sinh mà có một số trường hợp đến độ tuổi nào đó mới biểu hiện ra bên ngoài.

Biện pháp khắc phục

Dưới đây là một số cách để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể cải thiện và hòa nhập được với môi trường.

Tác động từ gia đình

Người đồng hành cùng con tốt nhất là cha mẹ. Đối với những trẻ chậm phát triển thì vai trò của cha mẹ cũng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Phụ huynh cần phải tin tưởng dù con mình chậm phát triển nhưng vẫn có khả năng đạt được được một số dấu mốc quan trọng. Bạn nên đồng hành cùng con trong tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ từ những hoạt động đơn giản nhất cho đến khi đã thực hiện được thì sẽ dạy tiếp các hành động phức tạp. Dù là bất cứ chuyện gì thì đều sẽ “có công mài sắt – có ngày nên kim”. Gia đình đóng một vài trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ.

Đưa trẻ đến các cơ sở giáo dục đặc biệt

Khi phát hiện thấy các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ở con mình thì cần đưa ngay đến các bác sĩ chuyên môn thăm khám. Sau đó là gửi trẻ vào những trường dạy đặc biệt để rèn luyện tốt hơn.

Giáo dục tại các cơ sở chuyên dạy trẻ chậm phát triển

Tại các cơ sở này thì trẻ sẽ được các chuyên gia tâm lý đánh giá đúng mức độ chậm phát triển. Lúc này họ sẽ có các phương pháp can thiệp phù hợp. Phần lớn thì những trẻ được gửi vào trường đặc biệt sẽ là trẻ chậm phát triển trí tuệ vừa và nặng, không có khả năng làm những việc mà những bé cùng độ tuổi đã biết làm.

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nhân Hòa với tiền thân là trung tâm tư vấn trị liệu tâm lý đang là địa chỉ được nhiều phụ huynh tại thành phố HCM và các tỉnh phía Nam tin cậy. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên yêu nghề, có chuyên môn cao. Các trang thiết bị đầy đủ phù hợp với trẻ độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Quý phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm con em mình tại Nhân Hòa.

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ rất quan trọng. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Trung tâm Nhân Hoà có thể giúp ích mọi người. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và môi trường sống sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập hơn. Chúc tất cả các bạn thật nhiều sức khỏe.

Những dấu hiệu và biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đây là một trạng thái tâm lý do bẩm sinh hoặc trẻ bị mắc phải trong giai đoạn đầu đời. Vậy dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì? Làm thế nào để giúp trẻ có thể hòa nhập bình thường? Tất cả vấn đề này sẽ được Trung tâm Nhân Hòa giải đáp trong nội dung sau đây.

Nguyên nhân của bệnh lý chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ thường do rối loạn các bệnh lý di truyền. Trẻ có thể bị mắc các hội chứng như Dowm, chứng não nhỏ, não úng thủy hoặc bị bất thường về các nhiễm sắc thể giới tính, mắc hội chứng đần độn,….

Các trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ cũng có thể do người mẹ khi mang thai bị mắc phải một số bệnh lý như nhiễm độc, chấn thương khi sinh, trẻ bị vàng da nặng khi sơ sinh. Trong một số trường hợp thì nó có thể xảy ra ở những trẻ bị bỏ rơi, thiêu sự quan tâm và chăm sóc của gia đình.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ thì trẻ hoàn toàn có thể đi học bình thường nhưng kết quả và thành tích học tập sẽ kém hơn các bạn khác. Còn đối với những trẻ ở mức độ trung bình thì rất khó có thể theo học, có khả năng ngôn ngữ nhưng khả năng tính toán thì gần như không có. Đối với những trẻ bị nặng thì gần như là không thể giao tiếp và cần có người chăm sóc và theo dõi.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là con chậm về hành động hơn so với các bạn cùng tuổi như chậm lẫy, không phản ứng lại gì khi bố mẹ gây chú ý,…Đến một giai đoạn lớn hơn thì trẻ chậm đi, đứng, chậm nói hoặc diễn đạt ngôn ngữ một cách khó khăn.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển

Các biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ không thể hiện rõ rệt ngay từ đầu, cha mẹ có thể theo dõi biểu hiện của bé:

Khó khăn trong vận động: Khi đạt 3 tháng tuổi, 1 em bé bình thường đã cứng cổ, có thể ngẩng đầu, xoay cổ bình thường. Tuy nhiên, một số em bé bị rối loạn phát triển vận động khó có thể thành thao kỹ năng này, bố mẹ nên chú ý.

Ngôn ngữ không rõ ràng: Trong những trường hợp bình thường, em bé có thể cười sau 3 tháng và khi bé vui, bé sẽ phát ra âm thanh “ah”, “uh”. Từ 3 tháng đến 15 tháng là giai đoạn quan trọng, não bé có thể nhanh chóng tiếp thu ngôn ngữ và từ vựng. Về cơ bản khi bé đạt khoảng 12 tháng, chức năng ngôn ngữ liên tục phát triển, bé đã có thể nói một số từ đơn hoặc gọi tên các vật phẩm. Khi bé đạt 2 tuổi, bé có thể nói sõi, thể hiện được mong muốn của mình qua ngôn ngữ.

Cử động tay không tốt: Bàn tay của em bé là biểu hiện rõ ràng nhất của sự tăng trưởng và phát triển của bé. Bé có thể nhặt cầm những món đồ có kích thước bằng lòng bàn tay của mình trong khoảng 3 tháng. Khi bé lớn lên, tay bé có thể cầm, nắm các đồ vật nhỏ hơn. Về cơ bản, em bé có thể nhặt những vật có kích thước bằng hạt đậu bằng ngón tay cái và ngón trỏ trong khoảng 10 tháng. Bé cũng có thể tháo nắp chai, xếp khối hộp vào thời điểm này…Nếu bàn tay bé cử động kém, không thể cầm, nắm vật theo hướng dẫn, bố mẹ nên chú ý.

Không nhạy cảm với kích thích xung quanh: Sự quan tâm của trẻ đến những vật xung quanh bị giảm sút, không chú ý nhiều đến những kích thích từ xung quanh. Trẻ sẽ có biểu hiện chậm cười và chậm biết nhai. Thường thì sẽ không thực hiện được các hoạt động như các trẻ cùng độ tuổi này hay thực hiện.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển từ 12 đến 24 tháng tuổi

Đối với những trẻ lớn hơn thì cũng sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết hơn. Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thường sẽ nằm và nhìn bàn tay cử động và biểu hiện này sẽ còn kéo dài đến lúc 2 – 3 tuổi. Đến một giai đoạn nhất định thì trẻ bình thường cũng sẽ ném các đồ vật nhưng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn còn những trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ làm các hành động này trong một khoảng thời gian dài.

Biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ thường là không bao giờ chú ý hay muốn nhặt các đồ vật mà mình đánh rơi. Có một số trẻ thì sẽ tỏ ra hiền lành và chậm giao tiếp. Có một số trẻ sẽ rơi vào tình trạng bị tăng động, giảm chú ý. Không phải trẻ nào cũng có biểu hiện ngay từ khi mới sinh mà có một số trường hợp đến độ tuổi nào đó mới biểu hiện ra bên ngoài.

Biện pháp khắc phục

Dưới đây là một số cách để giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể cải thiện và hòa nhập được với môi trường.

Tác động từ gia đình

Người đồng hành cùng con tốt nhất là cha mẹ. Đối với những trẻ chậm phát triển thì vai trò của cha mẹ cũng vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Phụ huynh cần phải tin tưởng dù con mình chậm phát triển nhưng vẫn có khả năng đạt được được một số dấu mốc quan trọng. Bạn nên đồng hành cùng con trong tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ từ những hoạt động đơn giản nhất cho đến khi đã thực hiện được thì sẽ dạy tiếp các hành động phức tạp. Dù là bất cứ chuyện gì thì đều sẽ “có công mài sắt – có ngày nên kim”. Gia đình đóng một vài trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ.

Đưa trẻ đến các cơ sở giáo dục đặc biệt

Khi phát hiện thấy các biểu hiện của trẻ chậm phát triển ở con mình thì cần đưa ngay đến các bác sĩ chuyên môn thăm khám. Sau đó là gửi trẻ vào những trường dạy đặc biệt để rèn luyện tốt hơn.

Giáo dục tại các cơ sở chuyên dạy trẻ chậm phát triển

Tại các cơ sở này thì trẻ sẽ được các chuyên gia tâm lý đánh giá đúng mức độ chậm phát triển. Lúc này họ sẽ có các phương pháp can thiệp phù hợp. Phần lớn thì những trẻ được gửi vào trường đặc biệt sẽ là trẻ chậm phát triển trí tuệ vừa và nặng, không có khả năng làm những việc mà những bé cùng độ tuổi đã biết làm.

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Nhân Hòa với tiền thân là trung tâm tư vấn trị liệu tâm lý đang là địa chỉ được nhiều phụ huynh tại thành phố HCM và các tỉnh phía Nam tin cậy. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên yêu nghề, có chuyên môn cao. Các trang thiết bị đầy đủ phù hợp với trẻ độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Quý phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm con em mình tại Nhân Hòa.

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ rất quan trọng. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Trung tâm Nhân Hoà có thể giúp ích mọi người. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và môi trường sống sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập hơn. Chúc tất cả các bạn thật nhiều sức khỏe.