Đau ruột thừa bên nào là câu hỏi mà nhiều người bệnh đặt ra. Bởi vì triệu chứng điển hình của đau ruột thừa cũng là đau bụng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn những kiến thức giúp nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo đau ruột thừa và hướng điều trị phù hợp.
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải?
Ruột thừa là là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, hình túi, nhỏ bằng ngón tay cái nằm về phía bên phải ổ bụng, trong 1 số trường hợp có thể nằm ở các vị trí lân cận hoặc thậm chí là bên trái, ở giữa. Ruột thừa được bịt kín một đầu còn đầu kia thông với manh tràng. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ khiến cho chất thải tích tụ tại ruột già, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi gây viêm ruột thừa.
Vậy đau ruột thừa bên nào? Hầu hết người bệnh bị đau ruột thừa thường đau ở bên phải. Chỉ trong một số ít trường hợp đảo ngược phủ tạng thì có thể bị đau ở bên trái hoặc đau ở các vùng lân cận khác.
>>> Bạn cần biết:
- Triệu chứng viêm loét dạ dày cấp
- Đau bụng dưới bên trái là bị bệnh gì?
Dấu hiệu đau ruột thừa triệu chứng cảnh báo
Đau ruột thừa có các triệu chứng tương đối giống với đau bụng nói chung khiến cho nhiều người bệnh bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo giúp người bệnh có thể nhận biết sớm đau ruột thừa:
- Đau bụng: Đau ruột thừa là cảm giác đau âm ỉ xung quanh bụng và rốn. Sau đó cơn đau sẽ lan dần xuống ¼ khu vực bụng dưới phía bên phải. Cơn đau tăng lên liên tục trong vài giờ, đau nhiều khi người bệnh ho, hắt hơi.
- Tiểu nhiều, thường xuyên: Viêm ruột thừa sẽ khiến cho các cơ quan bài tiết cũng bị viêm nhiễm gây tiểu nhiều, thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
- Sốt nhẹ, kèm theo run: Khi bộ phận phúc mạc vị viêm nhiễm sẽ gây triệu chứng sốt từ 38 độ trở lên kèm theo run và ớn lạnh. Đây là một phản xạ tự nhiên khi cơ thể bị nhiễm trùng.
- Cảm giác chán ăn, nôn ói, tiêu chảy: Người bệnh viêm ruột thừa có thể có các triệu chứng: chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Thứ tự xuất hiện của chuỗi triệu chứng này là: Chán ăn -> đau ruột thừa -> Nôn ói.
- Thành bụng bị co cứng: Đây là phản xạ tự nhiên của thành bụng giúp bảo vệ các cơ quan bên trong khi bị tổn thương. Thành bụng liên tục co cứng sẽ làm tăng nguy cơ gây vỡ ruột thừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Bị đau ruột thừa phải làm sao?
Thăm khám lâm sàng
70% người bệnh bị viêm ruột thừa cấp đều có triệu chứng lâm sàng điển hình. Chính vì thế, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng đặc trưng đã được đề cập đến ở trên.
Đồng thời khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể ấn nhẹ vào vùng bị đau. Nếu là đau ruột thừa, người bệnh sẽ đau hơn khi bác sĩ bỏ tay ra (dấu hiệu vùng phúc mạc lân cận bị viêm).
Quan sát kĩ vùng bụng có thể thấy cơ bụng có khuynh hướng co lại để bảo vệ các cơ quan bên trong khi vùng bụng bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định khám trực tràng của người bệnh khi cần thiết.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể chỉ định thăm khám vùng xương chậu để loại trừ nguyên nhân gây đau là các bệnh phụ khoa
Khám cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra số lượng bạch cầu và CRP để xác định tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể.
- Xét nghiệm nước tiểu: Loại trừ nguyên nhân gây đau là nhiễm trùng đường niệu hoặc sỏi thận.
- Siêu âm: Kỹ thuật siêu âm có thể phát hiện viêm ruột thừa với tỷ lệ tới 98% và có giá trị chẩn đoán nhiều bệnh lý gây đau vùng hố chậu phải. Tuy nhiên, quá trình siêu âm cũng có thể gặp khó khăn khi người bệnh bị béo phì, chướng bụng, bàng quang quá căng, phụ nữ mang thai trên 6 tháng hoặc ruột thừa có vị trí bất thường.
- Chụp Barit bằng thụt: Phương pháp này có thể giúp phân biệt viêm ruột thừa với một số bệnh lý như viêm đại tràng co thắt, ung thư đại tràng, viêm hồi manh tràng bằng cách thụt Barit. Nếu bị viêm ruột thừa, Barit sẽ không đi qua được.
- Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp xác định chính xác bệnh lý viêm ruột thừa.
Điều trị viêm ruột thừa bằng cách nào?
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Có 2 cách có thể được áp dụng để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, đó là phẫu thuật mở và nội soi.
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này được tiến hành đơn giản, thời gian hồi phục của người bệnh nhanh chóng và vết thương ít để lại sẹo. Đây được coi là lựa chọn tốt cho nhiều bệnh nhân nếu không có chống chỉ định: bệnh về tim mạch, bệnh hô hấp nặng, đã phẫu thuật ổ bụng trước đó.
- Phẫu thuật mở: Với những trường hợp ruột thừa nằm ở những vị trí bất thường viêm ruột thừa có biến chứng, ổ bụng quá bẩn không thể làm sạch bằng phẫu thuật nội soi thì có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật mở.
Sau khi mổ người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Nôn nhiều không kiểm soát được.
- Đau bụng ngày càng tăng.
- Dịch nôn hoặc nước tiểu có chứa máu.
- Vết mổ bị đau, sưng tấy, có mủ.
- Sốt, hoa mắt, chóng mặt.
Điều trị không phẫu thuật
Theo nhiều nghiên cứu, có thể dùng kháng sinh để điều trị trong các trường hợp viêm ruột thừa cấp không biến chứng với tỷ lệ thành công đạt 90%. Tuy nhiên, có tới 30% bệnh nhân bị tái phát khi điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật.
Chính vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa vẫn là phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm ruột thừa cấp.
Trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng hoặc có các bệnh lý nội khoa rất nặng kèm theo thì bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị duy trì với kháng sinh.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi: Đau ruột thừa bên nào bên trái hay bên phải giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng viêm ruột thừa, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, gọi ngay Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.
Đau ruột thừa bên nào là câu hỏi mà nhiều người bệnh đặt ra. Bởi vì triệu chứng điển hình của đau ruột thừa cũng là đau bụng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn những kiến thức giúp nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo đau ruột thừa và hướng điều trị phù hợp.
Đau ruột thừa bên trái hay bên phải?
Ruột thừa là là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, hình túi, nhỏ bằng ngón tay cái nằm về phía bên phải ổ bụng, trong 1 số trường hợp có thể nằm ở các vị trí lân cận hoặc thậm chí là bên trái, ở giữa. Ruột thừa được bịt kín một đầu còn đầu kia thông với manh tràng. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ khiến cho chất thải tích tụ tại ruột già, tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi gây viêm ruột thừa.
Vậy đau ruột thừa bên nào? Hầu hết người bệnh bị đau ruột thừa thường đau ở bên phải. Chỉ trong một số ít trường hợp đảo ngược phủ tạng thì có thể bị đau ở bên trái hoặc đau ở các vùng lân cận khác.
>>> Bạn cần biết:
- Triệu chứng viêm loét dạ dày cấp
- Đau bụng dưới bên trái là bị bệnh gì?
Dấu hiệu đau ruột thừa triệu chứng cảnh báo
Đau ruột thừa có các triệu chứng tương đối giống với đau bụng nói chung khiến cho nhiều người bệnh bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo giúp người bệnh có thể nhận biết sớm đau ruột thừa:
- Đau bụng: Đau ruột thừa là cảm giác đau âm ỉ xung quanh bụng và rốn. Sau đó cơn đau sẽ lan dần xuống ¼ khu vực bụng dưới phía bên phải. Cơn đau tăng lên liên tục trong vài giờ, đau nhiều khi người bệnh ho, hắt hơi.
- Tiểu nhiều, thường xuyên: Viêm ruột thừa sẽ khiến cho các cơ quan bài tiết cũng bị viêm nhiễm gây tiểu nhiều, thường xuyên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
- Sốt nhẹ, kèm theo run: Khi bộ phận phúc mạc vị viêm nhiễm sẽ gây triệu chứng sốt từ 38 độ trở lên kèm theo run và ớn lạnh. Đây là một phản xạ tự nhiên khi cơ thể bị nhiễm trùng.
- Cảm giác chán ăn, nôn ói, tiêu chảy: Người bệnh viêm ruột thừa có thể có các triệu chứng: chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Thứ tự xuất hiện của chuỗi triệu chứng này là: Chán ăn -> đau ruột thừa -> Nôn ói.
- Thành bụng bị co cứng: Đây là phản xạ tự nhiên của thành bụng giúp bảo vệ các cơ quan bên trong khi bị tổn thương. Thành bụng liên tục co cứng sẽ làm tăng nguy cơ gây vỡ ruột thừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Bị đau ruột thừa phải làm sao?
Thăm khám lâm sàng
70% người bệnh bị viêm ruột thừa cấp đều có triệu chứng lâm sàng điển hình. Chính vì thế, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng đặc trưng đã được đề cập đến ở trên.
Đồng thời khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể ấn nhẹ vào vùng bị đau. Nếu là đau ruột thừa, người bệnh sẽ đau hơn khi bác sĩ bỏ tay ra (dấu hiệu vùng phúc mạc lân cận bị viêm).
Quan sát kĩ vùng bụng có thể thấy cơ bụng có khuynh hướng co lại để bảo vệ các cơ quan bên trong khi vùng bụng bị viêm nhiễm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định khám trực tràng của người bệnh khi cần thiết.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể chỉ định thăm khám vùng xương chậu để loại trừ nguyên nhân gây đau là các bệnh phụ khoa
Khám cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra số lượng bạch cầu và CRP để xác định tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể.
- Xét nghiệm nước tiểu: Loại trừ nguyên nhân gây đau là nhiễm trùng đường niệu hoặc sỏi thận.
- Siêu âm: Kỹ thuật siêu âm có thể phát hiện viêm ruột thừa với tỷ lệ tới 98% và có giá trị chẩn đoán nhiều bệnh lý gây đau vùng hố chậu phải. Tuy nhiên, quá trình siêu âm cũng có thể gặp khó khăn khi người bệnh bị béo phì, chướng bụng, bàng quang quá căng, phụ nữ mang thai trên 6 tháng hoặc ruột thừa có vị trí bất thường.
- Chụp Barit bằng thụt: Phương pháp này có thể giúp phân biệt viêm ruột thừa với một số bệnh lý như viêm đại tràng co thắt, ung thư đại tràng, viêm hồi manh tràng bằng cách thụt Barit. Nếu bị viêm ruột thừa, Barit sẽ không đi qua được.
- Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp xác định chính xác bệnh lý viêm ruột thừa.
Điều trị viêm ruột thừa bằng cách nào?
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Có 2 cách có thể được áp dụng để phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, đó là phẫu thuật mở và nội soi.
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này được tiến hành đơn giản, thời gian hồi phục của người bệnh nhanh chóng và vết thương ít để lại sẹo. Đây được coi là lựa chọn tốt cho nhiều bệnh nhân nếu không có chống chỉ định: bệnh về tim mạch, bệnh hô hấp nặng, đã phẫu thuật ổ bụng trước đó.
- Phẫu thuật mở: Với những trường hợp ruột thừa nằm ở những vị trí bất thường viêm ruột thừa có biến chứng, ổ bụng quá bẩn không thể làm sạch bằng phẫu thuật nội soi thì có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật mở.
Sau khi mổ người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Nôn nhiều không kiểm soát được.
- Đau bụng ngày càng tăng.
- Dịch nôn hoặc nước tiểu có chứa máu.
- Vết mổ bị đau, sưng tấy, có mủ.
- Sốt, hoa mắt, chóng mặt.
Điều trị không phẫu thuật
Theo nhiều nghiên cứu, có thể dùng kháng sinh để điều trị trong các trường hợp viêm ruột thừa cấp không biến chứng với tỷ lệ thành công đạt 90%. Tuy nhiên, có tới 30% bệnh nhân bị tái phát khi điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật.
Chính vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại thì phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa vẫn là phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm ruột thừa cấp.
Trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng hoặc có các bệnh lý nội khoa rất nặng kèm theo thì bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị duy trì với kháng sinh.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi: Đau ruột thừa bên nào bên trái hay bên phải giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích. Để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng viêm ruột thừa, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, gọi ngay Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi