- Tình trạng mất cân bằng giới tính tăng cao
- Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
- Xã hội Trung Quốc ngày càng mất cân bằng giới tính vì búp bê tình dục
Bốn ngày sau, họ chặn một bé gái khác đeo một chiếc ba lô xem ra khá nặng. Một lần nữa, ba lô chứa lọ đựng máu của phụ nữ mang thai được bọc trong túi nhựa. Vì sức nóng, máu đã bắt đầu phân hủy.
Những lọ máu giấu trong thú nhồi bông
Các quan chức Hong Kong cho biết những phụ nữ này là đội quân “mule” (người vận chuyển hàng cấm), thừa nhận họ được trả từ 100 đến 300 RMB (Nhân dân tệ, tương đương khoảng 14 đến 42 USD) để mang “hàng hóa nhạy cảm” xuyên địa bàn. Ngày 23-2-2019, một bé gái 12 tuổi dừng chân tại cảng Luohu, một điểm nhập cảnh khác vào Hong Kong, với 142 mẫu máu giấu trong ba lô.
Nhân viên cảng Luohu cho biết: “Các sinh viên xuyên biên giới về cơ bản không mang theo bất cứ thứ gì ngoài sách, văn phòng phẩm và đồ ăn nhẹ, vì vậy ba lô của họ thường trông gọn gàng. Nhưng chúng tôi thấy rằng cô gái trông béo phì đến mức có thể vỡ ra, vì vậy chúng tôi đã quét kiểm tra ba lô của cô ấy”.
Máu buôn lậu đến Hong Kong từ Trung Quốc đại lục, nơi cấm kiểm tra giới tính, đã tăng mạnh trong vài năm qua. Các mẫu được gửi đến các bệnh viện ở Hong Kong để được xét nghiệm DNA của thai nhi, cho phép cha mẹ tương lai tìm ra giới tính con họ. Nhu cầu đối với Trung Quốc rất mạnh. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ một phần chính sách một con, nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc vẫn chọn chỉ sinh một con và họ muốn thai phải là con trai.
Hong Kong trở thành trung tâm cho những phụ nữ Trung Quốc muốn tìm hiểu giới tính của đứa con chưa sinh.
Do mong muốn tìm hiểu xem đứa con tương lai sẽ con trai hay con gái, bậc cha mẹ Trung Quốc thường nhờ mạng lưới “mule” để gửi mẫu máu xét nghiệm. Hàng chục cơ quan cung cấp dịch vụ này trên Weibo, một trang blog của Trung Quốc tương tự như Twitter.
Một đại diện bán hàng cho một công ty như vậy cho biết “phụ nữ có thể bắt đầu thử nghiệm khi họ mang thai 6-7 tuần”. Cơ quan, có tài khoản WeChat được liệt kê trên trang Weibo, chỉ yêu cầu siêu âm chứng minh rằng thai đã đạt đến giai đoạn thích hợp và lấy mẫu máu.
“Phụ nữ có thể đến bệnh viện hoặc yêu cầu một y tá đến nhà để lấy máu”, người đại diện bán hàng nói. Phụ nữ mang thai được khuyến khích giấu lọ thuốc bên trong một con vật nhồi bông hoặc trong các hộp đồ ăn nhẹ đóng gói, để tránh bị phát hiện và gửi thẳng đến Hong Kong bằng dịch vụ bưu chính. Đại lý bán hàng nói thêm: “Chúng tôi không còn thuê các phương vận chuyển cách thủ công nữa. Đó là quá rủi ro, vì chính phủ gần đây theo dõi rất chặt hoạt động của chúng tôi”.
Công ty có hơn 380.000 người theo dõi trên Weibo, tính phí 3.500 RMB (490 USD) cho các dịch vụ của mình và xét nghiệm mất khoảng một tuần, được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm có trụ sở tại một vùng xa xôi của Hong Kong. Luật dân số và kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc cấm thử nghiệm giới vào năm 2002, để ngăn chặn sự mất cân bằng giới tính của đất nước.
Tại đất nước 1,4 tỷ dân này, nam giới đông hơn phụ nữ 32,7 triệu vào cuối năm 2017, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS). Theo chính sách một con của Trung Quốc, giới hạn cha mẹ chỉ có một con, việc phá thai có chọn lọc giới tính trở nên phổ biến với hy vọng bảo đảm sinh con trai và điều này đã ngăn 12 triệu bé gái chào đời – theo một nghiên cứu được công bố tháng 5-2019 bởi nhóm nhà nghiên cứu Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Hải quan Thâm Quyến phát hiện 142 mẫu máu trong ba lô để xét nghiệm giới tính do một cô bé 12 tuổi mang theo.
Chính sách chống lại việc có nhiều con đã bị hủy bỏ một phần vào năm 2015, nhưng nhiều cha mẹ vẫn từ bỏ việc có nhiều hơn một đứa con vì chi phí liên quan. Để tránh né lệnh cấm xét nghiệm giới tính ở Trung Quốc, một số cặp vợ chồng bắt đầu lén lút gửi mẫu máu qua Hong Kong. Điều này là bất hợp pháp do Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHFPC) ban hành thông báo vào năm 2017 cấm xuất khẩu máu người.
Tuy nhiên, Hong Kong cho phép nhập mẫu máu, miễn là họ không nghi ngờ có chứa yếu tố truyền nhiễm và miễn là giấy phép được bảo đảm, một phát ngôn viên của cơ quan Y tế Hong Kong (DH) cho biết. Từ năm 2015, bộ đã chuyển 3 trường hợp liên quan đến các phòng thí nghiệm tiến hành xét nghiệm máu trước khi sinh để điều tra, nhưng tất cả đều bị bác bỏ “do không đủ bằng chứng”.
“Mắt nhắm một nửa”
Các phòng thí nghiệm Hong Kong chỉ được phép thực hiện xét nghiệm nếu mẫu máu của bệnh nhân được giới thiệu bởi một bác sĩ y khoa có giấy phép hành nghề. Nhưng trên thực tế nhiều phòng thí nghiệm chọn bỏ qua điều này.
Cho đến nay, không có cuộc điều tra nào được cơ quan Y tế đưa ra đã dẫn đến một vụ truy tố mà chỉ dựa vào việc thiếu “bằng chứng đầy đủ”. Ngành công nghiệp kiểm tra xác định giới tính thịnh vượng của Hong Kong được thực hiện bằng xét nghiệm máu gọi là xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT).
Tom Shakespeare, một nhà xã hội học người Anh và đồng tác giả nghiên cứu về đạo đức của NIPT cho Hội đồng Nuffield về đạo đức sinh học cho biết: “Trong khi trước đây, một phụ nữ phải đợi đến khi mang thai 4 đến 5 tháng để tìm hiểu giới tính của con mình, song với NIPT thì thai phụ có thể biết sớm nhất là 10 tuần”. Hội đồng Nuffield về đạo đức sinh học là một tổ chức từ thiện độc lập có trụ sở tại Anh, chuyên kiểm tra và báo cáo về các vấn đề đạo đức sinh học phát sinh từ những tiến bộ mới trong nghiên cứu sinh học và y học. Điều này có ý nghĩa mạnh mẽ đối với phá thai có chọn lọc giới tính.
Bộ dụng cụ gửi cho khách hàng để lấy mẫu máu.
Shakespeare nói thêm: “Chấm dứt thai kỳ ở tuần thứ 10 đơn giản hơn nhiều so với lúc 18 tuần”. NIPT là đứa con tinh thần của giáo sư bệnh lý hóa học Dennis Lo, Đại học Trung văn Hương Cảng (CUHK). Khi còn là sinh viên y khoa tại Đại học Oxford vào cuối thập niên 1980, đầu tiên ông bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thay thế cho chọc ối và sinh thiết gai nhau (CVS) – hai phương pháp xâm lấn thường được sử dụng để kiểm tra các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.
Dennis Lo giải thích: “Cả hai xét nghiệm này đều có nguy cơ sảy thai nhỏ, vì vậy tôi tự hỏi liệu tôi có thể phát triển một cách an toàn hơn để kiểm tra các rối loạn di truyền hay không”. Trước đó, phán đoán phổ biến là hệ thống tuần hoàn của mẹ và con riêng biệt. Nhưng Lo có linh cảm: điều gì sẽ xảy ra nếu một số DNA của thai nhi xâm nhập vào máu của phụ nữ mang thai và có thể phát hiện được?
Năm 1997, Dennis Lo xuất bản một bài báo trên tờ The Lancet chứng minh sự hiện diện của DNA của em bé trong huyết tương của mẹ. Nhưng ông phải mất thêm 10 năm nữa để phát triển một test dò tìm các bất thường nhiễm sắc thể. Dennis Lo giải thích chi tiết: “Điều đó liên quan đến việc sắp xếp ngẫu nhiên hàng triệu đoạn DNA trong một mẫu plasma nhỏ lấy từ người mẹ và sau đó xem xét tỷ lệ các đoạn DNA có nguồn gốc từ các nhiễm sắc thể khác nhau”. Một tỷ lệ cao các đoạn DNA bất thường từ nhiễm sắc thể số 21, 18 hoặc 13 báo hiệu sự hiện diện (theo thứ tự) của Hội chứng Down, Hội chứng Edwards hoặc Hội chứng Patau.
Hàng triệu xét nghiệm được thực hiện
Bộ Test (xét nghiệm) được phát triển bởi Lo, có tỷ lệ chính xác 99%, được thương mại hóa tại Mỹ năm 2011 bởi một công ty ở California có tên Sequenom. Sau đó, các công ty khác đã nhanh chóng nối gót theo. NIPT hiện được cung cấp bởi một loạt các công ty, bao gồm các công ty ở California như Illumina và Natera; và công ty dược phẩm khổng lồ Roche của Thụy Sĩ.
Bộ test đã biến đổi hoàn toàn xét nghiệm tiền sản, giúp an toàn hơn cho em bé và ít xâm lấn cho mẹ. Lo nói: “Khoảng 7 triệu phụ nữ được test mỗi năm trên toàn thế giới”. Thị trường cho NIPT đạt 3,9 tỷ USD vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13,5%, theo báo cáo của công ty nghiên cứu tư nhân MarketsandMarkets.
Cô gái (phải), người không được nêu tên, bị bắt vào ngày 23-2-2019 với các mẫu máu trong ba lô tại cảng Luohu ở Thâm Quyến, giáp biên giới Hong Kong.
NIPT đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc, mặc dù không được sử dụng để xét nghiệm xác định giới tính thai. Do được khuyến khích bởi việc chính phủ Trung Quốc dỡ bỏ chính sách một con, khiến nhiều phụ nữ ở độ tuổi 30 và đầu 40 có con thứ 2. Điều đó làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cho nên việc xét nghiệm di truyền trước khi sinh trở nên hết sức cần thiết.
Nhưng trong khi ở hầu hết các quốc gia, NIPT cho phép phụ nữ tìm hiểu giới tính của em bé ngay sau 10 tuần mang thai, các bác sĩ Trung Quốc phải giữ lại thông tin này từ các bà mẹ tương lai. Điều này thúc đẩy thị trường xét nghiệm giới tính ở Hong Kong, nơi tăng trưởng đều đặn kể từ năm 2015.
Tính đến tháng 9-2019, Cơ quan Y tế Hong Kong đã điều tra tổng cộng 53 trường hợp liên quan đến việc nhập mẫu máu từ Trung Quốc mà không có giấy phép. Kwok tin tưởng: “Đây rất có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Nếu bạn xem xét số lượng lớn các phòng thí nghiệm y tế cung cấp xét nghiệm giới tính ở Hong Kong, thì phải có hàng chục trường hợp buôn lậu máu mỗi ngày”.
Nhưng xét nghiệm giới tính không phải là ứng dụng duy nhất của NIPT. Lo nói: “Chúng tôi đã chứng minh rằng phương pháp này cho phép chúng tôi sắp xếp toàn bộ bộ gen của thai nhi, điều đó có nghĩa là nó có thể được sử dụng để kiểm tra hầu như bất kỳ sự biến đổi gen nào”.
Bệnh xơ nang (CF), bệnh máu khó đông, bệnh thalassemia và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, dẫn đến việc sản xuất quá nhiều nội tiết tố nam, là một số bệnh hiện có thể dự đoán bởi NIPT – theo ông Dennis Lo. Trong tương lai, công nghệ này cũng có thể được sử dụng để dự đoán phụ nữ mang thai nào sẽ bị tiền sản giật, hoặc sinh non. Điều này mở ra những khả năng đáng kinh ngạc. Dennis Lo cho biết: “Nếu tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh được phát hiện sớm trong thai kỳ, người mẹ có thể dùng thuốc để ức chế sản xuất nội tiết tố nam, điều này sẽ khiến nó trở thành căn bệnh di truyền đầu tiên có thể điều trị được trước khi sinh”.
Nhưng nó cũng tạo ra những tình huống khó xử về đạo đức. Dennis Lo lập luận: “Nếu chúng ta phát hiện ra một đứa trẻ sẽ mắc bệnh tiểu đường khi nó 40 tuổi hoặc bị ung thư sau này, chúng ta có nên nói sự thật đau lòng với người mẹ và gieo gánh nặng cho người mẹ trước khi đứa trẻ được sinh ra hay không?”