Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết – Long Châu

Trong kết quả siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số rất quan trọng. Thông số này có thể giúp các bác sĩ nhận định sự phát triển của trẻ có bình thường không. Đồng thời, đoán trước cân nặng cũng như kích thước của em bé khi chào đời.

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh có tên tiếng Anh là Biparietal diameter (viết tắt là BPD) là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi được tính từ trán ra sau gáy. Bạn cũng có thể hiểu đây đường kính đầu lớn nhất của em bé trong bụng.

Trong siêu âm thai, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh được dùng để ước lượng trọng lượng thai, tính tuổi thai, đồng thời đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi và được xem là thông số quan trọng trong bảng chỉ số thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Đường kính lưỡng đỉnh dùng để tính tuổi thai đánh giá sự phát triển của thai nhi

Khoảng thời gian hợp lý để đo đường kính lưỡng đỉnh

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bằng máy siêu âm. Khi đó, chỉ số BPD được xác định từ mặt ngoài của bản xương trên kéo dài tới mặt trong bản xương dưới.

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cần bắt đầu đo từ khi thai nhi được 13 tuần tuổi đến khoảng tuần thai thứ 20 thì dừng lại. Lúc này, chỉ số thường chỉ sai lệch trong vòng 10 – 11 ngày. Nếu bỏ lỡ giai đoạn quý giá trên và để đến tận tuần thai thứ 26 trở đi mới đo chỉ số BPD thì độ chính xác sẽ không còn cao nữa và khả năng sai lệch lên đến 3 tuần. Nguyên nhân và vì phần đầu của thai nhi lúc này đang phát triển rất nhanh.

Lưu ý, đường kính lưỡng đỉnh và chu vi vòng đầu thai nhi là hai thông số hoàn toàn khác nhau. Đường kính lưỡng đỉnh cho biết đường kính đầu của thai nhi, còn chu vi đầu là số đo vòng quanh đầu của thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Đường kính lưỡng đỉnh và chu vi vòng đầu thai nhi là hai thông số khác nhau

Đường kính lưỡng đỉnh BPD bao nhiêu là bình thường?

Theo nghiên cứu, từ khi thai nhi được 12 tuần tuổi đến lúc được sinh ra, đường kính lưỡng đỉnh trung bình của bé sẽ tăng từ 2,5cm – 9cm. Các thai phụ có thể tham khảo chỉ số BPD tương đối dưới đây:

  • Tuần thai thứ 13-15: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 21 – 29 mm.
  • Tuần thai thứ 16-18: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 32 – 39 mm.
  • Tuần thai thứ 19-21: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 43 – 50 mm.
  • Tuần thai thứ 22-25: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 53 – 62 mm.
  • Tuần thai thứ 26-28: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 65 – 71 mm.
  • Tuần thai thứ 29-31: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 73 – 78 mm.
  • Tuần thai thứ 32-34: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 81 – 85 mm.
  • Tuần thai thứ 35-37: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 87 – 90 mm.
  • Tuần thai thứ 38-40: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 92 – 94 mm.

Bạn có thể tham khảo qua thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò để có lựa chọn tốt nhất cho kế hoặc thăm khám sản khoa của mình.

Đường kính lưỡng đỉnh BPD lệch chuẩn liệu có đáng lo ngại?

Nếu thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh không nằm trong mức chuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thêm một lần nữa. Đồng thời tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu nhằm tìm hiểu chắc chắn về tình hình sức khỏe của em bé.

Trường hợp chỉ số BPD nhỏ hơn bình thường có khả năng bào thai bị chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn các trường hợp thông thường.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thêm nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh khác mức chuẩn

Ngược lại, đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn mức chuẩn đồng nghĩa với khả năng thai nhi có phần đầu lớn. Điều này gây trở ngại cho sản phụ trong quá trình sinh thường, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Ngoài ra, đường kính lưỡng đỉnh cùng các chỉ số khác đều vượt mức thông thường thì nhiều khả năng mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Sinh mổ lúc này là phương pháp được khuyến khích để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Các biện pháp giúp thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn

Làm thế nào để thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đạt mức bình thường là thắc mắc chung của đa số thai phụ. Cần lưu ý rằng, điều này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau và để có được chỉ số BPD lý tưởng đòi hỏi các mẹ bầu phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động hợp lý. Dưới đây là gợi ý một số phương pháp duy trì chỉ số đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn mẹ có thể tham khảo:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu cần đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối các nhóm chất: Protein, đường bột, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Ngoài ra, thai phụ cần chú ý bổ sung sắt, kẽm, canxi… một cách hợp lý để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện cơ thể của thai nhi.
  • Tăng cường các bài tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng: Mỗi ngày mẹ bầu nên dành ra 15 – 30 phút để thực hiện các động tác và tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Việc này giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, phù chân đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu cho cả mẹ và con.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Bên cạnh vận động và sức, thai phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để giảm đáng kể tình trạng stress, căng thẳng.
  • Tiêm phòng uốn ván: Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi sinh cho cả mẹ và bé thì tiêm phòng uốn ván là việc rất cần thiết. Mẹ nên tiêm phòng khi thai đủ 20 tuần tuổi trở lên và cần lưu ý: Tiêm đủ 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tối thiểu 1 tháng và mũi tiêm thứ 2 phải được tiêm trước thời điểm sinh ít nhất là 1 tháng.
  • Thăm khám định kỳ: Để theo sõi sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ theo đúng chỉ định. Các mốc khám thai quan trọng mẹ không được quên đó là: Khi thai nhi được 12 – 14 tuần, tuần thai thứ 20 – 24 và tuần 30 – 32 của thai kỳ.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh

Trên đây là các thông tin về chỉ số đường kính lưỡng đỉnh mẹ bầu cần biết và lưu ý. Chỉ số BPD có vai trò rất quan trọng trong việc xác định được trọng lượng thai, ước tính tuổi thai, sự phát triển của hệ thần kinh cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các thai phụ đừng bỏ qua những mốc khám thai quan trọng để cập nhật chỉ số BPD nhằm phát hiện sớm các bất thường (nếu có) của em bé trong bụng.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết – Long Châu

Trong kết quả siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số rất quan trọng. Thông số này có thể giúp các bác sĩ nhận định sự phát triển của trẻ có bình thường không. Đồng thời, đoán trước cân nặng cũng như kích thước của em bé khi chào đời.

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh có tên tiếng Anh là Biparietal diameter (viết tắt là BPD) là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi được tính từ trán ra sau gáy. Bạn cũng có thể hiểu đây đường kính đầu lớn nhất của em bé trong bụng.

Trong siêu âm thai, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh được dùng để ước lượng trọng lượng thai, tính tuổi thai, đồng thời đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi và được xem là thông số quan trọng trong bảng chỉ số thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Đường kính lưỡng đỉnh dùng để tính tuổi thai đánh giá sự phát triển của thai nhi

Khoảng thời gian hợp lý để đo đường kính lưỡng đỉnh

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi bằng máy siêu âm. Khi đó, chỉ số BPD được xác định từ mặt ngoài của bản xương trên kéo dài tới mặt trong bản xương dưới.

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh cần bắt đầu đo từ khi thai nhi được 13 tuần tuổi đến khoảng tuần thai thứ 20 thì dừng lại. Lúc này, chỉ số thường chỉ sai lệch trong vòng 10 – 11 ngày. Nếu bỏ lỡ giai đoạn quý giá trên và để đến tận tuần thai thứ 26 trở đi mới đo chỉ số BPD thì độ chính xác sẽ không còn cao nữa và khả năng sai lệch lên đến 3 tuần. Nguyên nhân và vì phần đầu của thai nhi lúc này đang phát triển rất nhanh.

Lưu ý, đường kính lưỡng đỉnh và chu vi vòng đầu thai nhi là hai thông số hoàn toàn khác nhau. Đường kính lưỡng đỉnh cho biết đường kính đầu của thai nhi, còn chu vi đầu là số đo vòng quanh đầu của thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Đường kính lưỡng đỉnh và chu vi vòng đầu thai nhi là hai thông số khác nhau

Đường kính lưỡng đỉnh BPD bao nhiêu là bình thường?

Theo nghiên cứu, từ khi thai nhi được 12 tuần tuổi đến lúc được sinh ra, đường kính lưỡng đỉnh trung bình của bé sẽ tăng từ 2,5cm – 9cm. Các thai phụ có thể tham khảo chỉ số BPD tương đối dưới đây:

  • Tuần thai thứ 13-15: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 21 – 29 mm.
  • Tuần thai thứ 16-18: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 32 – 39 mm.
  • Tuần thai thứ 19-21: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 43 – 50 mm.
  • Tuần thai thứ 22-25: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 53 – 62 mm.
  • Tuần thai thứ 26-28: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 65 – 71 mm.
  • Tuần thai thứ 29-31: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 73 – 78 mm.
  • Tuần thai thứ 32-34: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 81 – 85 mm.
  • Tuần thai thứ 35-37: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 87 – 90 mm.
  • Tuần thai thứ 38-40: Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh khoảng 92 – 94 mm.

Bạn có thể tham khảo qua thai 12 tuần siêu âm bụng hay đầu dò để có lựa chọn tốt nhất cho kế hoặc thăm khám sản khoa của mình.

Đường kính lưỡng đỉnh BPD lệch chuẩn liệu có đáng lo ngại?

Nếu thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh không nằm trong mức chuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thêm một lần nữa. Đồng thời tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu nhằm tìm hiểu chắc chắn về tình hình sức khỏe của em bé.

Trường hợp chỉ số BPD nhỏ hơn bình thường có khả năng bào thai bị chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn các trường hợp thông thường.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm thêm nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh khác mức chuẩn

Ngược lại, đường kính lưỡng đỉnh lớn hơn mức chuẩn đồng nghĩa với khả năng thai nhi có phần đầu lớn. Điều này gây trở ngại cho sản phụ trong quá trình sinh thường, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Ngoài ra, đường kính lưỡng đỉnh cùng các chỉ số khác đều vượt mức thông thường thì nhiều khả năng mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Sinh mổ lúc này là phương pháp được khuyến khích để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Các biện pháp giúp thai nhi có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn

Làm thế nào để thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đạt mức bình thường là thắc mắc chung của đa số thai phụ. Cần lưu ý rằng, điều này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau và để có được chỉ số BPD lý tưởng đòi hỏi các mẹ bầu phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động hợp lý. Dưới đây là gợi ý một số phương pháp duy trì chỉ số đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn mẹ có thể tham khảo:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu cần đảm bảo bữa ăn hàng ngày cân đối các nhóm chất: Protein, đường bột, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Ngoài ra, thai phụ cần chú ý bổ sung sắt, kẽm, canxi… một cách hợp lý để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện cơ thể của thai nhi.
  • Tăng cường các bài tập thể dục vừa sức, nhẹ nhàng: Mỗi ngày mẹ bầu nên dành ra 15 – 30 phút để thực hiện các động tác và tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Việc này giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, phù chân đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu cho cả mẹ và con.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Bên cạnh vận động và sức, thai phụ cần nghỉ ngơi đầy đủ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để giảm đáng kể tình trạng stress, căng thẳng.
  • Tiêm phòng uốn ván: Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi sinh cho cả mẹ và bé thì tiêm phòng uốn ván là việc rất cần thiết. Mẹ nên tiêm phòng khi thai đủ 20 tuần tuổi trở lên và cần lưu ý: Tiêm đủ 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi tối thiểu 1 tháng và mũi tiêm thứ 2 phải được tiêm trước thời điểm sinh ít nhất là 1 tháng.
  • Thăm khám định kỳ: Để theo sõi sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần thăm khám thai định kỳ theo đúng chỉ định. Các mốc khám thai quan trọng mẹ không được quên đó là: Khi thai nhi được 12 – 14 tuần, tuần thai thứ 20 – 24 và tuần 30 – 32 của thai kỳ.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều cần biết

Thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được chỉ số đường kính lưỡng đỉnh

Trên đây là các thông tin về chỉ số đường kính lưỡng đỉnh mẹ bầu cần biết và lưu ý. Chỉ số BPD có vai trò rất quan trọng trong việc xác định được trọng lượng thai, ước tính tuổi thai, sự phát triển của hệ thần kinh cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các thai phụ đừng bỏ qua những mốc khám thai quan trọng để cập nhật chỉ số BPD nhằm phát hiện sớm các bất thường (nếu có) của em bé trong bụng.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp