Hiểu đúng về cơn gò tử cung và cách phân biệt với thai máy

Không phải cơn gò tử cung nào cũng báo hiệu sinh non, dọa sảy hay chuyển dạ. Mẹ cùng tìm hiểu về các cơn gò khác nhau để phân biệt và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.

Cơn gò tử cung là gì?

Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ “sinh sống” và được bao bọc trong tử cung của mẹ. Thông thường, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường thấy tử cung co cứng lại, thỉnh thoảng đi kèm cảm giác đau thắt như khi có kinh nguyệt. Đây chính là những cơn gò tử cung.

Cơn gò tử cung thực chất có tác dụng đẩy thai nhi vào đúng vị trí kênh sinh để chuẩn bị chào đời được thuận hơn. Tuy nhiên không phải chỉ khi nào sắp chuyển dạ mẹ mới gặp những cơn gò tử cung mà nó có thể đến sớm hơn, từ giai đoạn giữa thai kỳ.

Nhiều mẹ bầu có thể nhầm lẫn cơn gò tử cung với hiện tượng thai máy. Việc phân biệt đúng các loại cơn gò tử cung và thai máy sẽ giúp mẹ không bị lo lắng và luôn nắm rõ được tình trạng của em bé trong bụng.

3 loại cơn gò tử cung thường gặp

Có nhiều kiểu gò tử cung khác nhau. Dưới đây là 3 cơn gò cơ bản mẹ bầu cần biết để phân biệt chính xác.

Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)

Cơn gò sinh lý là những cơn gò tử cung xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Những cơn gò này xuất hiện không thường xuyên và không đều. Chúng như một bài tập luyện trước để mẹ chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn chuyển dạ thật sự.

Cơn gò sinh lý thường có những đặc điểm sau:

– Thường không đau

– Cảm giác căng cứng bụng dưới

– Nếu mẹ thay đổi tư thế, cơn gò sẽ biến mất

– Mỗi cơn gò không kéo dài, chỉ khoảng 30 giây cho đến dưới 1 phút

– Không có tần suất cố định

Khi thấy có xuất hiện những cơn gò như thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng, mẹ chỉ cần nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi, thư giãn là cơn gò sẽ biến mất. Những cơn gò này xuất hiện nhiều hơn khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi đứng quá nhiều nên mẹ bầu cần lưu ý.

Cơn gò tử cung sớm

Những cơn gò này thường xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Nó có thể là dấu hiệu sinh non nên mẹ bầu hết sức cẩn thận. Những cơn gò tử cung sớm xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, cứ khoảng 10 – 12 phút lại xuất hiện một cơn và không có dấu hiệu giảm dù mẹ bầu đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi.

Cơn gò tử cung sớm không chỉ khiến mẹ thấy căng cứng bụng mà còn kéo theo cảm giác đau bụng âm ỉ và thấy áp lực ở vùng khung chậu. Khi xuất hiện những cơn gò này, đặc biệt có các triệu chứng sinh non như rỉ ối, ra máu thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay.

Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Khi em bé sẵn sàng chào đời sẽ xuất hiện những cơn gò tử cung để đẩy em bé ra ngoài. Những cơn gò này có xu hướng tăng dần về cường độ, thời gian mỗi cơn và khoảng cách giữa các cơn gò.

Cơn gò lúc chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn chuyển dạ sớm

Những cơn gò này thường nhẹ, mẹ chỉ cảm thấy căng cứng tử cung hoặc bụng dưới. Mỗi cơn gò kéo dài từ 30 – 90 giây và lặp lại sau khoảng 5 phút sau đó tăng dần cả về thời gian, cường độ. Giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ như rỉ ối, có chất nhầy hồng chảy ra…

Giai đoạn chuyển dạ thật sự

Lúc này những cơn gò xuất hiện nhiều hơn, lâu hơn và dày hơn so với giai đoạn trước. Ở giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng khoảng 4 – 10cm để chuẩn bị cho em bé ra ngoài.

Bên cạnh những cơn gò gây đau cứng bụng và lưng, mẹ bầu có thể bị chuột rút ở chân. Mẹ hãy đến bệnh viện ngay khi thấy các cơn gò kéo dài từ 45 – 60 giây và tần suất lặp lại khoảng 3 – 5 phút/lần. Thậm chí các cơn gò có thể nối tiếp, chồng lên nhau để đẩy thai nhi ra ngoài.

Vì sao có các cơn gò tử cung? Phân biệt cơn gò và thai máy

Tử cung có khả năng giãn nở và thay đổi thể tích phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phần lớn các cơn co tử cung đều là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, giúp tử cung co bóp chuẩn bị cho giây phút vượt cạn.

Nhờ có các cơn co tử cung, thai nhi có thể dịch chuyển dần xuống xương chậu và cổ tử cung cũng như chúc đầu xuống dưới để chui ra khỏi bụng mẹ.

Nhiều mẹ có thể nhầm lẫn giữa cơn gò tử cung và thai máy, tuy nhiên đây là hai hiện tượng khác biệt hoàn toàn.

Thai máy có thể hiểu đơn giản là những chuyển động của thai nhi trong tử cung mà mẹ có thể cảm nhận được. Mẹ bầu thường có thể thấy thai máy từ gần giai đoạn giữa của thai kỳ, càng về cuối thì chuyển động của em bé trong bụng mẹ càng nhiều và mạnh hơn.

Mỗi em bé sẽ có một chu kỳ thai máy riêng, thai nhi thường hoạt động nhiều hơn vào một khoảng thời gian nào đó trong ngày.

Nếu như thai máy chỉ xuất hiện cử động ở một vùng của bụng mẹ, thì cơn gò sẽ tác động lên toàn bộ vùng bụng. Mẹ có thể thấy cả bụng đột nhiên căng cứng hẳn lên, gây khó chịu nhưng không gây đau.

Xử trí như thế nào khi có cơn gò tử cung?

Cơn gò tử cung sinh lý hay cơn gò lúc chuyển dạ sẽ có cách xử trí khác nhau để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để cảm thấy thoải mái nhất khi cơn gò xuất hiện:

– Nếu là cơn gò sinh lý (Braxton Hicks), mẹ có thể dùng một chai nước ấm bọc trong khăn mềm để chườm lên bụng hoặc tắm bằng bồn nước ấm hay tắm bằng vòi hoa sen để cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái là các cơn gò sẽ biến mất.

– Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần nhập viện ngay lập tức. Dù chưa đủ ngày đủ tháng cũng phải nhập viện để phòng trường hợp sinh non. Lúc này, đừng quá hoảng hốt, mẹ nên uống một cốc nước ấm và hít thở chậm, sâu sau đó gọi sự trợ giúp từ người thân để nhập viện theo dõi.

Khi nào cơn gò tử cung trở nên nguy hiểm?

Cơn gò tử cung khiến vùng bụng trở nên căng cứng đột ngột khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này rất bình thường và không nguy hiểm như mẹ nghĩ. Dù vậy, mẹ vẫn nên chú ý theo dói, bởi cơn gò tử cung có thể trở nên nguy hiểm nếu đi kèm những dấu hiệu sau:

– Tần suất và cường độ của cơn gò tăng dần và xuất hiện thường xuyên.

– Cơn gò không giảm dù mẹ đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi.

– Cơn gò tần suất thường xuyên ở giai đoạn giữa của thai kỳ.

– Cơn co tử cung xuất hiện dồn dập kéo dài vài phút kèm theo đau bụng, nôn mửa và nhức lưng dữ dội. Đây là dấu hiệu sảy thai hoặc đẻ non.

– Nếu thấy tử cung co thắt lúc mạnh, lúc yếu không theo quy luật, em bé không cử động và bụng nhỏ dần, có thể thai đã chết lưu.

– Cơn co tử cung xuất hiện cùng dịch âm đạo chảy nhiều bất thường, có thể thai phụ đã bị vỡ ối hoặc rách nhau thai. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của cả hai mẹ con.

– Tử cung co thắt không theo quy luật, kèm theo máu âm đạo nhưng không đau. Lúc này, có thể nhau thai đang nằm sai vị trí và mẹ bầu cần đi cấp cứu ngay.

– Tử cung trương to và cứng, ấn vào thấy đau kèm theo những cơn co thắt không theo quy luật, hoa mày chóng mặt, nôn mửa nhiều. Rất có thể nhau thai đã rụng sớm gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.

Nếu có các biểu hiện nguy hiểm trên, mẹ nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có hướng xử lý kịp thời.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều cần được theo dõi chặt chẽ. Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu như sau:

– Cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời

– Phân biệt được rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử trí kịp thời, đề phòng trường hợp sinh non, thai chết lưu hay suy thai

– Mẹ cần theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục

– Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị chảy máu thì cần cấp cứu ngay để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả hai mẹ con

– Theo dõi cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự phát triển cũng như tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh

– Cần biết cách phân biệt cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ hay hiện tượng thai máy để có thể đến viện kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Lưu ý quan trọng đó mà mẹ bầu cần thăm khám định kỳ đều đặn để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán sớm các bất thường về sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mẹ có thể đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc ngay từ tam cá nguyệt thứ 2 để được theo dõi sức khỏe chặt chẽ bởi đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại nhiều bệnh viện tuyến đầu trong nước như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện phụ sản Trung ương.

Hiện nay, Bệnh viện Hồng Ngọc đang cung cấp nhiều gói thai sản linh hoạt, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các mẹ bầu. Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, mẹ bầu luôn được chăm sóc chu đáo, tận tâm, giải đáp mọi thắc mắc về thai kỳ.

Với cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư bài bản, hiện đại, cùng dịch vụ tiện ích chuẩn khách sạn, Bệnh viện Hồng Ngọc chắc chắn sẽ mang đến cho mẹ bầu hành trình mang thai và sinh con an toàn và hạnh phúc.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh để chào đón bé yêu chào đời an toàn.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Hiểu đúng về cơn gò tử cung và cách phân biệt với thai máy

Không phải cơn gò tử cung nào cũng báo hiệu sinh non, dọa sảy hay chuyển dạ. Mẹ cùng tìm hiểu về các cơn gò khác nhau để phân biệt và đưa ra phương pháp xử trí kịp thời.

Cơn gò tử cung là gì?

Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ “sinh sống” và được bao bọc trong tử cung của mẹ. Thông thường, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường thấy tử cung co cứng lại, thỉnh thoảng đi kèm cảm giác đau thắt như khi có kinh nguyệt. Đây chính là những cơn gò tử cung.

Cơn gò tử cung thực chất có tác dụng đẩy thai nhi vào đúng vị trí kênh sinh để chuẩn bị chào đời được thuận hơn. Tuy nhiên không phải chỉ khi nào sắp chuyển dạ mẹ mới gặp những cơn gò tử cung mà nó có thể đến sớm hơn, từ giai đoạn giữa thai kỳ.

Nhiều mẹ bầu có thể nhầm lẫn cơn gò tử cung với hiện tượng thai máy. Việc phân biệt đúng các loại cơn gò tử cung và thai máy sẽ giúp mẹ không bị lo lắng và luôn nắm rõ được tình trạng của em bé trong bụng.

3 loại cơn gò tử cung thường gặp

Có nhiều kiểu gò tử cung khác nhau. Dưới đây là 3 cơn gò cơ bản mẹ bầu cần biết để phân biệt chính xác.

Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)

Cơn gò sinh lý là những cơn gò tử cung xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Những cơn gò này xuất hiện không thường xuyên và không đều. Chúng như một bài tập luyện trước để mẹ chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn chuyển dạ thật sự.

Cơn gò sinh lý thường có những đặc điểm sau:

– Thường không đau

– Cảm giác căng cứng bụng dưới

– Nếu mẹ thay đổi tư thế, cơn gò sẽ biến mất

– Mỗi cơn gò không kéo dài, chỉ khoảng 30 giây cho đến dưới 1 phút

– Không có tần suất cố định

Khi thấy có xuất hiện những cơn gò như thế, mẹ bầu không cần quá lo lắng, mẹ chỉ cần nằm hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi, thư giãn là cơn gò sẽ biến mất. Những cơn gò này xuất hiện nhiều hơn khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi đứng quá nhiều nên mẹ bầu cần lưu ý.

Cơn gò tử cung sớm

Những cơn gò này thường xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Nó có thể là dấu hiệu sinh non nên mẹ bầu hết sức cẩn thận. Những cơn gò tử cung sớm xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, cứ khoảng 10 – 12 phút lại xuất hiện một cơn và không có dấu hiệu giảm dù mẹ bầu đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi.

Cơn gò tử cung sớm không chỉ khiến mẹ thấy căng cứng bụng mà còn kéo theo cảm giác đau bụng âm ỉ và thấy áp lực ở vùng khung chậu. Khi xuất hiện những cơn gò này, đặc biệt có các triệu chứng sinh non như rỉ ối, ra máu thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay.

Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Khi em bé sẵn sàng chào đời sẽ xuất hiện những cơn gò tử cung để đẩy em bé ra ngoài. Những cơn gò này có xu hướng tăng dần về cường độ, thời gian mỗi cơn và khoảng cách giữa các cơn gò.

Cơn gò lúc chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn chuyển dạ sớm

Những cơn gò này thường nhẹ, mẹ chỉ cảm thấy căng cứng tử cung hoặc bụng dưới. Mỗi cơn gò kéo dài từ 30 – 90 giây và lặp lại sau khoảng 5 phút sau đó tăng dần cả về thời gian, cường độ. Giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ như rỉ ối, có chất nhầy hồng chảy ra…

Giai đoạn chuyển dạ thật sự

Lúc này những cơn gò xuất hiện nhiều hơn, lâu hơn và dày hơn so với giai đoạn trước. Ở giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mở rộng khoảng 4 – 10cm để chuẩn bị cho em bé ra ngoài.

Bên cạnh những cơn gò gây đau cứng bụng và lưng, mẹ bầu có thể bị chuột rút ở chân. Mẹ hãy đến bệnh viện ngay khi thấy các cơn gò kéo dài từ 45 – 60 giây và tần suất lặp lại khoảng 3 – 5 phút/lần. Thậm chí các cơn gò có thể nối tiếp, chồng lên nhau để đẩy thai nhi ra ngoài.

Vì sao có các cơn gò tử cung? Phân biệt cơn gò và thai máy

Tử cung có khả năng giãn nở và thay đổi thể tích phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, phần lớn các cơn co tử cung đều là hiện tượng bình thường trong thai kỳ, giúp tử cung co bóp chuẩn bị cho giây phút vượt cạn.

Nhờ có các cơn co tử cung, thai nhi có thể dịch chuyển dần xuống xương chậu và cổ tử cung cũng như chúc đầu xuống dưới để chui ra khỏi bụng mẹ.

Nhiều mẹ có thể nhầm lẫn giữa cơn gò tử cung và thai máy, tuy nhiên đây là hai hiện tượng khác biệt hoàn toàn.

Thai máy có thể hiểu đơn giản là những chuyển động của thai nhi trong tử cung mà mẹ có thể cảm nhận được. Mẹ bầu thường có thể thấy thai máy từ gần giai đoạn giữa của thai kỳ, càng về cuối thì chuyển động của em bé trong bụng mẹ càng nhiều và mạnh hơn.

Mỗi em bé sẽ có một chu kỳ thai máy riêng, thai nhi thường hoạt động nhiều hơn vào một khoảng thời gian nào đó trong ngày.

Nếu như thai máy chỉ xuất hiện cử động ở một vùng của bụng mẹ, thì cơn gò sẽ tác động lên toàn bộ vùng bụng. Mẹ có thể thấy cả bụng đột nhiên căng cứng hẳn lên, gây khó chịu nhưng không gây đau.

Xử trí như thế nào khi có cơn gò tử cung?

Cơn gò tử cung sinh lý hay cơn gò lúc chuyển dạ sẽ có cách xử trí khác nhau để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để cảm thấy thoải mái nhất khi cơn gò xuất hiện:

– Nếu là cơn gò sinh lý (Braxton Hicks), mẹ có thể dùng một chai nước ấm bọc trong khăn mềm để chườm lên bụng hoặc tắm bằng bồn nước ấm hay tắm bằng vòi hoa sen để cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái là các cơn gò sẽ biến mất.

– Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần nhập viện ngay lập tức. Dù chưa đủ ngày đủ tháng cũng phải nhập viện để phòng trường hợp sinh non. Lúc này, đừng quá hoảng hốt, mẹ nên uống một cốc nước ấm và hít thở chậm, sâu sau đó gọi sự trợ giúp từ người thân để nhập viện theo dõi.

Khi nào cơn gò tử cung trở nên nguy hiểm?

Cơn gò tử cung khiến vùng bụng trở nên căng cứng đột ngột khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, hiện tượng này rất bình thường và không nguy hiểm như mẹ nghĩ. Dù vậy, mẹ vẫn nên chú ý theo dói, bởi cơn gò tử cung có thể trở nên nguy hiểm nếu đi kèm những dấu hiệu sau:

– Tần suất và cường độ của cơn gò tăng dần và xuất hiện thường xuyên.

– Cơn gò không giảm dù mẹ đã thay đổi tư thế và nghỉ ngơi.

– Cơn gò tần suất thường xuyên ở giai đoạn giữa của thai kỳ.

– Cơn co tử cung xuất hiện dồn dập kéo dài vài phút kèm theo đau bụng, nôn mửa và nhức lưng dữ dội. Đây là dấu hiệu sảy thai hoặc đẻ non.

– Nếu thấy tử cung co thắt lúc mạnh, lúc yếu không theo quy luật, em bé không cử động và bụng nhỏ dần, có thể thai đã chết lưu.

– Cơn co tử cung xuất hiện cùng dịch âm đạo chảy nhiều bất thường, có thể thai phụ đã bị vỡ ối hoặc rách nhau thai. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của cả hai mẹ con.

– Tử cung co thắt không theo quy luật, kèm theo máu âm đạo nhưng không đau. Lúc này, có thể nhau thai đang nằm sai vị trí và mẹ bầu cần đi cấp cứu ngay.

– Tử cung trương to và cứng, ấn vào thấy đau kèm theo những cơn co thắt không theo quy luật, hoa mày chóng mặt, nôn mửa nhiều. Rất có thể nhau thai đã rụng sớm gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.

Nếu có các biểu hiện nguy hiểm trên, mẹ nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có hướng xử lý kịp thời.

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng cuối, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi đều cần được theo dõi chặt chẽ. Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu như sau:

– Cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời

– Phân biệt được rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử trí kịp thời, đề phòng trường hợp sinh non, thai chết lưu hay suy thai

– Mẹ cần theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục

– Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị chảy máu thì cần cấp cứu ngay để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho cả hai mẹ con

– Theo dõi cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ để đánh giá sự phát triển cũng như tiên lượng những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh

– Cần biết cách phân biệt cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ hay hiện tượng thai máy để có thể đến viện kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Lưu ý quan trọng đó mà mẹ bầu cần thăm khám định kỳ đều đặn để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán sớm các bất thường về sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Mẹ có thể đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc ngay từ tam cá nguyệt thứ 2 để được theo dõi sức khỏe chặt chẽ bởi đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại nhiều bệnh viện tuyến đầu trong nước như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện phụ sản Trung ương.

Hiện nay, Bệnh viện Hồng Ngọc đang cung cấp nhiều gói thai sản linh hoạt, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các mẹ bầu. Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, mẹ bầu luôn được chăm sóc chu đáo, tận tâm, giải đáp mọi thắc mắc về thai kỳ.

Với cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư bài bản, hiện đại, cùng dịch vụ tiện ích chuẩn khách sạn, Bệnh viện Hồng Ngọc chắc chắn sẽ mang đến cho mẹ bầu hành trình mang thai và sinh con an toàn và hạnh phúc.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh để chào đón bé yêu chào đời an toàn.

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc