Thuốc Folacid hỗ trợ điều trị thiếu máu: công dụng, liều dùng & lưu ý

Thuốc Folacid là thuốc điều trị bệnh thiếu hồng cầu, thiếu máu và điều trị thai nhi bị dị tật ống thần kinh tủy sống. Thành phần chính trong thuốc Folacid đó là chất Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9, một chất không thể thiếu trong cơ thể người.

Thuốc Folacid có chứa thành phần chính là chất Axit Folic, một loại vitamin nhóm B không thể thiếu trong cơ thể.
Thuốc Folacid có chứa thành phần chính là chất Axit Folic, một loại vitamin nhóm B không thể thiếu trong cơ thể.
  • Tên biệt dược: Folacid;
  • Tên hoạt chất: Axit Folic;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc xương khớp, thuốc vitamin tổng hợp;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Folacid

1. Thành phần

Thuốc Folacid được bào chế ở dạng viên nén, có màu vàng. Mỗi viên nén Folacid có chứa 5mg Axit Folic: Đây là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B. Người ta còn gọi Axit Folic bằng cái tên cụ thể hơn là vitamin B9.

Axit folic hay vitamin B9 hấp thụ chậm ở ruột non. Loại vitamin này thường được tích tụ ở gan và trong dịch não tủy. Axit folic là chất không thể thiếu trong cơ thể, có tác dụng tổng hợp nucleotit protein và tạo hồng cầu cho máu. Thiếu Axit folic có thể dẫn đến thiếu hồng cầu, thiếu máu.

2. Chỉ định

Thuốc Folacid được chỉ định để:

  • Điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ;
  • Điều trị thiếu axit folic ở phụ nữ có thai;
  • Phòng ngừa thiếu axit folic ở phụ nữ có thai;
  • Phụ nữ mang thai phòng ngừa thai nhi bị dị tật ống thần kinh tủy sống.

Thông thường, thuốc Folacid thường được kết hợp với Vitamin B12 trong việc điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

3. Cách dùng

Thuốc Folacid được bào chế ở dạng viên nén, dùng để uống trực tiếp. Bệnh nhân uống thuốc bằng nước lọc, không uống thuốc với nước có gas, nước chứa chất cồn, men…

Thuốc Folacid có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, thiếu hồng cầu, phòng ngừa dị tật ống thần kinh tủy sống ở thai nhi,...
Thuốc Folacid có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, thiếu hồng cầu, phòng ngừa dị tật ống thần kinh tủy sống ở thai nhi,…

4. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Folacid được khuyến cáo như sau:

Đối với trường hợp thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ

  • Người lớn: 1 – 3 viên/ngày;
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: ½ viên/ngày;
  • Thời gian điều trị: 4 tháng.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể kết hợp dùng thuốc Folacid với vitamin B12 để điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn phải được bác sĩ cho phép sử dụng đồng thời Folacid và vitamin B12 thay vì tự ý sử dụng.

Đối với phòng ngừa thiếu axit folic, dị tật ống thần kinh

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày;
  • Uống thuốc liên tục 3 tháng đầu thai kỳ.

Liều dùng của thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Folacid theo chỉ dẫn sau để thuốc tránh bị hư hỏng, mất tác dụng:

Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát;

Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa sử dụng;

Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;

Khi thuốc quá hạn sử dụng, không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Folacid

1. Thận trọng

Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ, nên thận trọng khi dùng thuốc Folacid ở liều quá cao. Dùng thuốc ở liều cao sẽ không tốt cho thai nhi.

Khi dùng thuốc, người dùng bị khối u phụ thuộc folat cần thận trọng.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Folacid có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Ngứa ngoài da;
  • Phát ban;
  • Nổi mề đay;
  • Rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, Axit folic trong thuốc là một loại vitamin cần thiết cho cơ thể, do đó các tác dụng phụ của thuốc thường hiếm khi xảy ra. Nếu gặp phải các triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc Folacid, hãy khai báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Không nên kết hợp dùng thuốc Folacid với các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc tránh thai;
  • Các loại thuốc chống co giật;
  • Thuốc Cotrimoxazol.

Sở dĩ không nên uống đồng thời thuốc Folacid với các loại thuốc trên là vì sẽ gây ra tình trạng tương tác thuốc. Tương tác thuốc làm trong một trong hai loại thuốc bị giảm tác dụng, khả năng hoạt động hoặc mất hẳn tác dụng.

Thuốc Folacid có tương kỵ với một số loại thuốc khác như thuốc tránh thai, thuốc chống co giật,...
Thuốc Folacid có tương kỵ với một số loại thuốc khác như thuốc tránh thai, thuốc chống co giật,…

Bạn nên kiêng kỵ các loại thuốc trên nếu đang sử dụng thuốc Folacid. Nếu có nhu cầu kết hợp dùng thuốc, hãy cho bác sĩ biết để nhận được hướng dẫn, cách xử lý phòng tránh tương tác thuốc.

Thuốc Folacid hỗ trợ điều trị thiếu máu: công dụng, liều dùng & lưu ý

Thuốc Folacid là thuốc điều trị bệnh thiếu hồng cầu, thiếu máu và điều trị thai nhi bị dị tật ống thần kinh tủy sống. Thành phần chính trong thuốc Folacid đó là chất Axit Folic hay còn gọi là vitamin B9, một chất không thể thiếu trong cơ thể người.

Thuốc Folacid có chứa thành phần chính là chất Axit Folic, một loại vitamin nhóm B không thể thiếu trong cơ thể.
Thuốc Folacid có chứa thành phần chính là chất Axit Folic, một loại vitamin nhóm B không thể thiếu trong cơ thể.
  • Tên biệt dược: Folacid;
  • Tên hoạt chất: Axit Folic;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc xương khớp, thuốc vitamin tổng hợp;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Folacid

1. Thành phần

Thuốc Folacid được bào chế ở dạng viên nén, có màu vàng. Mỗi viên nén Folacid có chứa 5mg Axit Folic: Đây là một loại vitamin thuộc nhóm vitamin B. Người ta còn gọi Axit Folic bằng cái tên cụ thể hơn là vitamin B9.

Axit folic hay vitamin B9 hấp thụ chậm ở ruột non. Loại vitamin này thường được tích tụ ở gan và trong dịch não tủy. Axit folic là chất không thể thiếu trong cơ thể, có tác dụng tổng hợp nucleotit protein và tạo hồng cầu cho máu. Thiếu Axit folic có thể dẫn đến thiếu hồng cầu, thiếu máu.

2. Chỉ định

Thuốc Folacid được chỉ định để:

  • Điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ;
  • Điều trị thiếu axit folic ở phụ nữ có thai;
  • Phòng ngừa thiếu axit folic ở phụ nữ có thai;
  • Phụ nữ mang thai phòng ngừa thai nhi bị dị tật ống thần kinh tủy sống.

Thông thường, thuốc Folacid thường được kết hợp với Vitamin B12 trong việc điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

3. Cách dùng

Thuốc Folacid được bào chế ở dạng viên nén, dùng để uống trực tiếp. Bệnh nhân uống thuốc bằng nước lọc, không uống thuốc với nước có gas, nước chứa chất cồn, men…

Thuốc Folacid có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, thiếu hồng cầu, phòng ngừa dị tật ống thần kinh tủy sống ở thai nhi,...
Thuốc Folacid có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu, thiếu hồng cầu, phòng ngừa dị tật ống thần kinh tủy sống ở thai nhi,…

4. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Folacid được khuyến cáo như sau:

Đối với trường hợp thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ

  • Người lớn: 1 – 3 viên/ngày;
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: ½ viên/ngày;
  • Thời gian điều trị: 4 tháng.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể kết hợp dùng thuốc Folacid với vitamin B12 để điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn phải được bác sĩ cho phép sử dụng đồng thời Folacid và vitamin B12 thay vì tự ý sử dụng.

Đối với phòng ngừa thiếu axit folic, dị tật ống thần kinh

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày;
  • Uống thuốc liên tục 3 tháng đầu thai kỳ.

Liều dùng của thuốc chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Folacid theo chỉ dẫn sau để thuốc tránh bị hư hỏng, mất tác dụng:

Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát;

Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ khi chưa sử dụng;

Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ;

Khi thuốc quá hạn sử dụng, không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Folacid

1. Thận trọng

Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ, nên thận trọng khi dùng thuốc Folacid ở liều quá cao. Dùng thuốc ở liều cao sẽ không tốt cho thai nhi.

Khi dùng thuốc, người dùng bị khối u phụ thuộc folat cần thận trọng.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Folacid có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Ngứa ngoài da;
  • Phát ban;
  • Nổi mề đay;
  • Rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, Axit folic trong thuốc là một loại vitamin cần thiết cho cơ thể, do đó các tác dụng phụ của thuốc thường hiếm khi xảy ra. Nếu gặp phải các triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc Folacid, hãy khai báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Không nên kết hợp dùng thuốc Folacid với các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc tránh thai;
  • Các loại thuốc chống co giật;
  • Thuốc Cotrimoxazol.

Sở dĩ không nên uống đồng thời thuốc Folacid với các loại thuốc trên là vì sẽ gây ra tình trạng tương tác thuốc. Tương tác thuốc làm trong một trong hai loại thuốc bị giảm tác dụng, khả năng hoạt động hoặc mất hẳn tác dụng.

Thuốc Folacid có tương kỵ với một số loại thuốc khác như thuốc tránh thai, thuốc chống co giật,...
Thuốc Folacid có tương kỵ với một số loại thuốc khác như thuốc tránh thai, thuốc chống co giật,…

Bạn nên kiêng kỵ các loại thuốc trên nếu đang sử dụng thuốc Folacid. Nếu có nhu cầu kết hợp dùng thuốc, hãy cho bác sĩ biết để nhận được hướng dẫn, cách xử lý phòng tránh tương tác thuốc.