Giãn dây chằng đầu gối gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khiến cho người bệnh vận động khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người tìm đến giải pháp điều trị tại nhà. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, dành thời gian tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Giãn dây chằng đầu gối là gì?
Giãn dây chằng đầu gối (chấn thương dây chằng đầu gối) là tình trạng căng giãn quá mức dây chằng chéo sau và chéo trước. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức đột ngột hoặc âm ỉ nhiều người. Khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại.
Tình trạng này còn gây ra biểu hiện sưng nóng, đỏ đau và có thể bầm tím ở vị trí đầu gối, quanh khu vực tổn thương.
So với các vị trí khác, đau dây chằng đầu gối thường nghiêm trọng, khó phục hồi hơn. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này sẽ phục hồi nhanh chóng.
2. Chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà có hiệu quả không?
Hiện tượng chấn thương dây chằng đầu gối xảy ra phổ biến, đặc biệt là ở những người làm việc nặng hoặc vận động mạnh.
Song song với giải pháp điều trị y tế, không ít người tìm cách chữa giãn dây chằng tại nhà. Giải pháp này có ưu điểm:
- Đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
- Chi phí điều trị thấp, nhiều người có thể áp dụng.
- An toàn do toàn thành phần thảo dược tại nhà.
- Thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, tăng khả năng vận động cho người bệnh.
- Cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu do giãn dây chằng gây ra.
Vì vậy, người không may mắc tình trạng này có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà.
3. 6 cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả phục hồi nhanh
Có rất nhiều mẹo chữa chấn thương dây chằng tại nhà, người bệnh có thể áp dụng các tip dưới đây để kiểm soát tình trạng đau, tổn thương dây chằng.
3.1. Chữa giãn dây chằng đầu gối bằng thuốc tân dược
Thuốc tây có tác dụng nhanh, hiệu quả nên được người bệnh nhắc đến đầu tiên khi chữa bệnh, trong đó có giãn dây chằng đầu gối. Cụ thể, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn… Nhóm thuốc này có công dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ kích ứng gây loét, chảy máu dạ dày. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
3.2. Sử dụng nẹp cố định
Khi đang bị giãn dây chằng, vùng tổn thương dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại lực. Chính vì vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên sử dụng nẹp cố định.
Phương pháp nẹp giúp người bệnh cố định lại vùng dây chằng bị giãn căng quá mức. Qua đó, hạn chế tác động ngoại lực trong quá trình di chuyển.
Thực tế cũng cho thấy, việc sử dụng nẹp giúp giảm ngoại lực lên vùng dây chằng bị tổn thương. Để đảm bảo an toàn, người bện nên hạn chế vận động.
3.2. Xoa bóp, massage giúp giảm đau
Để giảm tình trạng đau nhức do tổn thương dây chằng gây ra, người bệnh có thể tham khảo phương pháp xoa bóp, massage.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ để thực hiện các biện pháp xoa bóp. Cách thực hiện là dùng lực bàn và ngón tay tác động lên vùng lưng đang bị đau. Massage nhẹ nhàng theo chuyển động đường tròn, động tác này có khả năng điều hòa khi huyết, giúp máu lưu thông. Từ đó, hạn chế sự tắc nghẽn, cải thiện tình trạng giãn dây chằng.
Tuy nhiên, phương pháp xoa bóp, massage chỉ là giải pháp tạm thời để cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu.
3.3. Chườm nóng
Giúp thư giãn gân cơ, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy chữa lành vết thương. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khoảng 2-3 ngày, khi tình trạng sưng mất hẳn. Bạn có thể dùng chai nước ấm, khăn ấm để chườm chừng 20 phút. Thực hiện 3-4 lần/ngày.
3.4. Chườm lạnh chữa giãn dây chằng
Chườm lạnh ngay sau khi có biểu hiện sưng, đau. Nhiệt độ thấp có tác dụng làm tê tạm thời, ức chế khả năng truyền tín hiệu các dây thần kinh cảm giác.
Nên thực hiện chườm lạnh 20 phút/ lần, kéo dài 3-4 giờ.
3.5. Chữa giãn dây chằng đầu gối từ các bài thuốc dân gian
Chữa giãn dây chằng từ các bài thuốc “cây nhà lá vườn” là giải pháp tại nhà, dễ áp dụng. Đồng thời, ít phát sinh rủi ro khi thực hiện. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau:
3.4.1 Dùng ngải cứu chữa giãn dây chằng
– Chuẩn bị nắm lá ngải cứu tươi, đem rửa sạch rồi để ráo nước.
– Cho ngải cứu vào cối giã nát, thêm chút giấm trộn đều.
– Sau đó, dùng hỗn hợp này chườm lên vùng đầu gối bị đau nhức khoảng 20 phút.
-Với cách này, người bệnh có thể áp dụng 2-3 lần/ngày.
3.4.2. Bài thuốc cây xương rồng
Chườm đắp bằng xương rồng cũng là mẹo dân gian giúp giảm nhanh cơn đau do giãn dây chằng, người bệnh có thể thử với các bước sau:
- Chuẩn bị vài nhanh xương rồng, cắt bỏ gai.
- Rửa sạch, cho vào cối giã nát.
- Cho hết lên chảo, sao nóng với chút muối biển.
- Đưa hỗn hợp vừa sao nóng vào túi vải, chườm đắp lên vùng đầu gối bị đau nhức.
- Chườm thêm 15 phút, thực hiện 2-3 lần/ngày.
3.6. Áp dụng bài tập hỗ trợ cải thiện đau nhức do giãn dây chằng đầu gối
Trong thời gian bị giãn dây chằng, người bệnh có thể thực hiện các bài tập hỗ trợ để thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn.
3.5.1 Bài tập duỗi gối thụ động
– Duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn mỏng.
– Gồng cơ từ đầu gối để giữ gối, từ từ nhấc toàn bộ chân ra khỏi mặt giường, chừng 30cm là đủ.
– Thực hiện 6-8 lần/ngày cho đến khi đầu gối duỗi được hoàn toàn.
3.5.2. Bài tập vận động khớp háng
– Kê gót chân bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng cuộn lại.
– Khi vào tư thế, dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt giường, giữ đầu gối duỗi thẳng trong 5 giây.
– Sau đó thả lỏng 10 giây rồi lặp lại động tác.
3.5.3. Tập cơ tứ đầu
– Cuộn tròn chiếc khăn mỏng và đặt sau đầu gối.
– Nằm trên giường, duỗi thẳng chân.
– Nâng hai chân cùng lúc khỏi mặt giường, tầm 30-45 độ.
– Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở.
– Lặp lại động tác này 8-10 lần, thực hiện mỗi ngày để sớm duỗi thẳng đầu gối.
4. Phương pháp phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối từ chuyên gia
Chấn thương dây chằng đầu gối cần nhiều thời phục hồi và sự kiên trì của người bệnh, nhất là ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Hơn thế nữa, tình trạng này còn ảnh hưởng tới khả năng vận động và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Để phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: Tăng cường bổ sung vitamin D, chất chống oxy hóa, canxi…
- Thận trọng khi lên xuống cầu thang, chơi thể thao, lao động nặng, lái xe…
- Hạn chế mang giày cao gót, giảm cân nếu béo phì để tránh áp lực lên khớp gối.
- Duy trì vận động và chơi những môn thể thao có cường độ thích hợp với sức khỏe như yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ…
- Người trong độ tuổi trung niên, cao tuổi nên hạn chế chơi những môn thể thao cường độ cao như: đá bóng, nâng tạ, nhảy xa, tập thể dục dụng cụ.
Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng thường gặp, nếu không xử lý kịp thời và hiệu quả có thể gây biến chứng nặng nề như thoái hóa đầu gối. Vì vậy, khi phát hiện tình trạng này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không?– Lắng nghe phân tích từ chuyên gia
- Bài thuốc chữa đau khớp gối bằng thảo dược – Đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
- Chữa đau đầu gối bằng diện chẩn – Tìm hiểu phương pháp cực hay từ chuyên gia