Nhiễm virus HIV luôn được chúng ta coi như một “bản án tử” nếu lỡ như mắc phải. Do đó, chúng ta thường có tâm lý rất lo lắng khi lỡ tiếp xúc với các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm HIV. Vậy virus HIV có thể sống được bao lâu ngoài môi trường? Nguy cơ lây nhiễm như thế nào nếu lỡ tiếp xúc với những mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân HIV? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Virus HIV lây truyền qua những đường nào?
Virus HIV KHÔNG lây truyền thông qua những cách tiếp xúc thông thường. Virus HIV cũng không thể sống được trong không khí, nước hoặc thức ăn. Nguyên nhân là vì loại virus này rất yếu và chỉ có thể sống được trong môi trường cơ thế. Ngay khi ra khỏi môi trường cơ thể, virus HIV chết rất nhanh.
Hiện nay, chúng ta đã ghi nhận được 3 con đường lây truyền của virus HIV bao gồm:
Lây truyền qua đường máu: Virus HIV tồn tại là phát triển chủ yếu trong máu. Do đó, việc sử dụng chung kim tiêm, kim xăm trổ, châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, lông mày, dao cạo râu, dụng cụ phẫu thuật… đều có thể là phương thức lây truyền virus HIV.
Lây truyền qua đường tình dục: Virus HIV cũng tồn tại trong dịch cơ thể, bao gồm dịch tiết sinh dục (dịch âm đạo, tinh dịch). Do đó, quan hệ tình dục cũng là một phương thức làm lây truyền virus HIV cho người khác, đặc biệt đối với nhóm quan hệ qua đường hậu môn (thường gặp ở nhóm đồng tính nam).
Lây truyền qua đường mẹ sang con: Có 3 hình thức lây truyền qua đường này. Thứ nhất, trong quá trình mang thai, virus HIV từ máu của mẹ qua hàng rào nhau thai để vào trong cơ thể thai nhi. Thứ hai, trong quá trình sinh nở, virus HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của bà mẹ xâm nhập vào trẻ thông qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc xây xát da của trẻ. Thứ ba, trong quá trình cho con bú, virus HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt ở núm vú bà mẹ, nhất là đối với các trường hợp trẻ có tổn thương niêm mạc miệng.
Virus HIV tồn tại được bao lâu ngoài môi trường?
Chúng ta đều đã biết rằng virus HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài môi trường cơ thể. Tuy nhiên, có một điều được rất nhiều người trong chúng ta quan tâm đó là ngay sau khi rời khỏi cơ thể ra môi trường bên ngoài, virus HIV có thể sống được bao lâu. Dưới đây là kết quả của các thí nghiệm xem xét khả năng tồn tại bên ngoài môi trường cơ thể của virus HIV.
Virus HIV nhạy cảm với nhiệt độ cao
Ở nhiệt độ trên 60°C, virus HIV sẽ bị tiêu diệt. Tức là nếu như một giọt máu của bệnh nhân nhiễm HIV rơi xuống mặt đường nóng, virus sẽ chết ngay. Trong trường hợp nhiệt độ không đủ lớn, virus sẽ chết sau khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp trong khoảng 30 phút. Nếu như máu giọt ở nơi tối, khe ẩm thì virus có thể sống được 48h – 1 tuần.
HIV gần như không hề hấn gì đối với nhiệt độ lạnh
Ở nhiệt độ phòng, virus vẫn có thể tổn tại khá ổn định một thời gian. Theo các nghiên cứu, virus HIV có thể tồn tại trong máu khô ít nhất 1 tuần ở nhiệt độ 4°C.
Trong môi trường nước
Virus HIV gần như không thể tồn tại trong nước.
Nếu lỡ như người nhiễm HIV bị rơi vài giọt máu vậyào moi trường nước là ao, hồ, sông, suối hoặc các vũng nước thì tải lượng virus bị hoà tan nên nồng độ virus rất thấp, không đủ khả năng lây nhiễm.
Trong môi trường nước sôi – chất sát khuẩn
Virus HIV sẽ chết trong vòng 30 phút nếu bị ngâm trong cồn 70 độ hoặc dung dịch Chloramin 1% hoặc dung dịch Javen 1%. Do đó, nếu ngâm các dụng cụ hoặc áo quần, đồ dùng của bệnh nhân vào các dung dịch trên trong khoảng 30 phút thì virus HIV sẽ bị tiêu diệt, không gây lây nhiễm cho người xung quanh.
Một cách làm khác là có thể để các dụng cụ hoặc áo quần của bệnh nhân vào nồi và tiến hành đun sôi khoảng 20 phút cũng có thể tiêu diệt được virus.
Trong bơm kim tiêm
Virus HIV có thể tồn tại trong máu đã nhiễm HIV được hút vào ống tiêm rất lâu. Theo các nghiên cứu, tuỳ thuộc vào lượng máu còn dính trong bơm, thời gian virus có thể sống trong bơm kim tiêm có thể lên đến 4 tuần. Ngoài ra, thời gian tồn tại của virus trong ống bơm còn liên quan nhiều đến nhiệt độ. Ở nhiệt độ thấp dưới 4 độ C, virus có thể tồn tại rất lâu. Ở nhiệt độ cao khoảng 27 đến 37 độ C, thời gian tồn tại thường chỉ khoảng 1 tuần.
Trong các mẫu máu khô
Ở nhiệt độ phòng, HIV có thể tồn tại trong máu khô khoảng 5 đến 6 ngày (với độ pH máu tối ưu và được duy trì). Do đó, việc máu bị khô gần như không ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của HIV.
Trong chất thải
Chất thải khó có khả năng lây nhiễm cho người khác. Trong các thí nghiệm, gần như không thể phân lập được virus HIV từ các mẫu phân hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Thames Walter, HIV có thể sống được lên đến vài ngày trong các mẫu chất thải
Trong xác người chết
Nếu như bệnh nhân nhiễm HIV tử vong và tử thi được lưu giữ ở nhiệt độ khoảng 2 độ C, sau 11 đến 16 ngày vẫn có thể phân lập được virus.
Hiện chưa có nghiên cứu nào về khả năng tồn tại của virus HIV trong xác chết ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã nuôi cấy được virus HIV từ các tạng được lưu trữ ở 20 độ C trong thời gian lên tới 14 ngày sau khi tử vong.
Trong tinh dịch
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về khả năng sống của virus HIV trong tinh dịch bên ngoài cơ thể. Các biện pháp nuôi cấy tinh dịch đã được thực hiện, nhưng cũng rất ít phát hiện được. Do đó có thể kết luận rằng, nồng độ virus HIV trong tinh dịch là rất thấp, tuy nhiên, khả năng lây nhiễm HIV từ tinh dịch là vẫn có.
Vừa rồi là bài viết “Virus HIV Sống Được Bao Lâu Ngoài Môi Trường?“. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng tồn tại của virus HIV ở các môi trường bên ngoài cơ thể. Chia sẻ bài viết này để thông tin này có thể tiếp cận được những người cần đến nó nữa nhé!
Virus HIV Sống Được Bao Lâu Ngoài Môi Trường? – pachaiphong
Nhiễm virus HIV luôn được chúng ta coi như một “bản án tử” nếu lỡ như mắc phải. Do đó, chúng ta thường có tâm lý rất lo lắng khi lỡ tiếp xúc với các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm HIV. Vậy virus HIV có thể sống được bao lâu ngoài môi trường? Nguy cơ lây nhiễm như thế nào nếu lỡ tiếp xúc với những mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân HIV? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Virus HIV lây truyền qua những đường nào?
Virus HIV KHÔNG lây truyền thông qua những cách tiếp xúc thông thường. Virus HIV cũng không thể sống được trong không khí, nước hoặc thức ăn. Nguyên nhân là vì loại virus này rất yếu và chỉ có thể sống được trong môi trường cơ thế. Ngay khi ra khỏi môi trường cơ thể, virus HIV chết rất nhanh.
Hiện nay, chúng ta đã ghi nhận được 3 con đường lây truyền của virus HIV bao gồm:
Lây truyền qua đường máu: Virus HIV tồn tại là phát triển chủ yếu trong máu. Do đó, việc sử dụng chung kim tiêm, kim xăm trổ, châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, lông mày, dao cạo râu, dụng cụ phẫu thuật… đều có thể là phương thức lây truyền virus HIV.
Lây truyền qua đường tình dục: Virus HIV cũng tồn tại trong dịch cơ thể, bao gồm dịch tiết sinh dục (dịch âm đạo, tinh dịch). Do đó, quan hệ tình dục cũng là một phương thức làm lây truyền virus HIV cho người khác, đặc biệt đối với nhóm quan hệ qua đường hậu môn (thường gặp ở nhóm đồng tính nam).
Lây truyền qua đường mẹ sang con: Có 3 hình thức lây truyền qua đường này. Thứ nhất, trong quá trình mang thai, virus HIV từ máu của mẹ qua hàng rào nhau thai để vào trong cơ thể thai nhi. Thứ hai, trong quá trình sinh nở, virus HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của bà mẹ xâm nhập vào trẻ thông qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc xây xát da của trẻ. Thứ ba, trong quá trình cho con bú, virus HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc các vết nứt ở núm vú bà mẹ, nhất là đối với các trường hợp trẻ có tổn thương niêm mạc miệng.
Virus HIV tồn tại được bao lâu ngoài môi trường?
Chúng ta đều đã biết rằng virus HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài môi trường cơ thể. Tuy nhiên, có một điều được rất nhiều người trong chúng ta quan tâm đó là ngay sau khi rời khỏi cơ thể ra môi trường bên ngoài, virus HIV có thể sống được bao lâu. Dưới đây là kết quả của các thí nghiệm xem xét khả năng tồn tại bên ngoài môi trường cơ thể của virus HIV.
Virus HIV nhạy cảm với nhiệt độ cao
Ở nhiệt độ trên 60°C, virus HIV sẽ bị tiêu diệt. Tức là nếu như một giọt máu của bệnh nhân nhiễm HIV rơi xuống mặt đường nóng, virus sẽ chết ngay. Trong trường hợp nhiệt độ không đủ lớn, virus sẽ chết sau khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp trong khoảng 30 phút. Nếu như máu giọt ở nơi tối, khe ẩm thì virus có thể sống được 48h – 1 tuần.
HIV gần như không hề hấn gì đối với nhiệt độ lạnh
Ở nhiệt độ phòng, virus vẫn có thể tổn tại khá ổn định một thời gian. Theo các nghiên cứu, virus HIV có thể tồn tại trong máu khô ít nhất 1 tuần ở nhiệt độ 4°C.
Trong môi trường nước
Virus HIV gần như không thể tồn tại trong nước.
Nếu lỡ như người nhiễm HIV bị rơi vài giọt máu vậyào moi trường nước là ao, hồ, sông, suối hoặc các vũng nước thì tải lượng virus bị hoà tan nên nồng độ virus rất thấp, không đủ khả năng lây nhiễm.
Trong môi trường nước sôi – chất sát khuẩn
Virus HIV sẽ chết trong vòng 30 phút nếu bị ngâm trong cồn 70 độ hoặc dung dịch Chloramin 1% hoặc dung dịch Javen 1%. Do đó, nếu ngâm các dụng cụ hoặc áo quần, đồ dùng của bệnh nhân vào các dung dịch trên trong khoảng 30 phút thì virus HIV sẽ bị tiêu diệt, không gây lây nhiễm cho người xung quanh.
Một cách làm khác là có thể để các dụng cụ hoặc áo quần của bệnh nhân vào nồi và tiến hành đun sôi khoảng 20 phút cũng có thể tiêu diệt được virus.
Trong bơm kim tiêm
Virus HIV có thể tồn tại trong máu đã nhiễm HIV được hút vào ống tiêm rất lâu. Theo các nghiên cứu, tuỳ thuộc vào lượng máu còn dính trong bơm, thời gian virus có thể sống trong bơm kim tiêm có thể lên đến 4 tuần. Ngoài ra, thời gian tồn tại của virus trong ống bơm còn liên quan nhiều đến nhiệt độ. Ở nhiệt độ thấp dưới 4 độ C, virus có thể tồn tại rất lâu. Ở nhiệt độ cao khoảng 27 đến 37 độ C, thời gian tồn tại thường chỉ khoảng 1 tuần.
Trong các mẫu máu khô
Ở nhiệt độ phòng, HIV có thể tồn tại trong máu khô khoảng 5 đến 6 ngày (với độ pH máu tối ưu và được duy trì). Do đó, việc máu bị khô gần như không ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm của HIV.
Trong chất thải
Chất thải khó có khả năng lây nhiễm cho người khác. Trong các thí nghiệm, gần như không thể phân lập được virus HIV từ các mẫu phân hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Thames Walter, HIV có thể sống được lên đến vài ngày trong các mẫu chất thải
Trong xác người chết
Nếu như bệnh nhân nhiễm HIV tử vong và tử thi được lưu giữ ở nhiệt độ khoảng 2 độ C, sau 11 đến 16 ngày vẫn có thể phân lập được virus.
Hiện chưa có nghiên cứu nào về khả năng tồn tại của virus HIV trong xác chết ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã nuôi cấy được virus HIV từ các tạng được lưu trữ ở 20 độ C trong thời gian lên tới 14 ngày sau khi tử vong.
Trong tinh dịch
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về khả năng sống của virus HIV trong tinh dịch bên ngoài cơ thể. Các biện pháp nuôi cấy tinh dịch đã được thực hiện, nhưng cũng rất ít phát hiện được. Do đó có thể kết luận rằng, nồng độ virus HIV trong tinh dịch là rất thấp, tuy nhiên, khả năng lây nhiễm HIV từ tinh dịch là vẫn có.
Vừa rồi là bài viết “Virus HIV Sống Được Bao Lâu Ngoài Môi Trường?“. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng tồn tại của virus HIV ở các môi trường bên ngoài cơ thể. Chia sẻ bài viết này để thông tin này có thể tiếp cận được những người cần đến nó nữa nhé!
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi