DHA bầu nên được bổ sung khi nào? Tác dụng ra sao?

DHA có tác dụng hỗ trợ cho quá trình phát triển thị lực và não bộ của thai nhi. DHA bầu nên được bổ sung trong suốt giai đoạn thai kỳ và cần được tăng cường trong tam cá nguyệt thứ 3. Tìm hiểu kỹ lưỡng về DHA bầu không những giúp mẹ giảm thiểu các biến chứng thai sản, duy trì một thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển tốt về trí não.

03/12/2021 | Giải đáp thắc mắc: Có nên bổ sung DHA cho trẻ hay không? 15/02/2021 | Những điều cần biết khi bạn muốn bổ sung DHA cho bà bầu 03/12/2020 | Bác sĩ hướng dẫn bổ sung DHA cho trẻ đúng để đạt hiệu quả cao

1. Vai trò của DHA đối với cơ thể

DHA là một dạng axit béo không no nằm trong nhóm Omega-3. Đây là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mắt và cấu thành tổ chức não bộ của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ cho đến giai đoạn 2 năm đầu đời.

Ngay từ những tuần đầu tiên trong bụng mẹ, não bộ của thai nhi đã bắt đầu đặt những bước phát triển đầu tiên. Thời kỳ từ tuần thai thứ 13 đến tuần thứ 24, trẻ đã hình thành thính giác và thị giác, bắt đầu nghe được giọng nói của mọi người xung quanh, âm thanh từ cuộc sống, tiếp nhận thông tin và cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài.

DHA tham gia vào quá trình hình thành mắt và cấu thành tổ chức não bộ của trẻ

DHA tham gia vào quá trình hình thành mắt và cấu thành tổ chức não bộ của trẻ

Đến gần ngày dự sinh, não bộ của thai nhi đạt kích thước bằng 25% so với người lớn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, DHA chiếm một hàm lượng lớn trong tổ chức não, tổ chức thần kinh điển hình là võng mạc mắt. Do đó nếu cơ thể bị thiếu hụt DHA thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và cấu trúc của những cơ quan này.

2. Mẹ bầu có nhu cầu về DHA như thế nào?

Trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai, chế độ ăn rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Trong đó phải kể đến nhu cầu dự trữ acid béo không no rất cần thiết cho em bé. Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, trung bình thai nhi sẽ cần được cung cấp khoảng 2,2g EFAs/ngày để phục vụ cho việc nuôi dưỡng mạch máu và hệ thần kinh.

Theo thông tin từ WHO, phụ nữ khi đang mang thai, phụ thuộc vào các mốc phát triển thai kỳ mà lượng DHA cần bổ sung trung bình mỗi ngày là từ 100 – 200 mg/ngày. Cụ thể như sau:

  • Ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên): mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro sảy thai, hỗ trợ thai nhi có những bước đệm phát triển tốt nhất ngay từ những tháng đầu đời trong bụng mẹ;

  • Ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa): thời điểm này thai phụ cần tích cực bổ sung nhiều DHA hơn vì não bộ của bé phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, hình thành đến hơn 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Ngoài ra DHA còn giúp tăng cường độ lỏng cho màng tế bào, thúc đẩy tốc độ trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh và trao đổi các chất dinh dưỡng;

  • Ở tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối): thai nhi phát triển nhanh về kích thước não bộ và trọng lượng cơ thể. Lúc này bé rất cần được cung cấp nhiều acid béo giúp phát triển mạch máu và hệ thần kinh. Do đó nhu cầu về DHA ở thời kỳ này là tương đối cao vì DHA giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt ngay từ giai đoạn sau sinh đầu đời qua nguồn sữa mẹ.

Nhu cầu DHA của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là rất lớn

Nhu cầu DHA của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là rất lớn

3. Hậu quả khi mẹ bầu bị thiếu hụt DHA

Đối với phụ nữ có thai, thiếu hụt nghiêm trọng DHA sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả bé và mẹ. Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non. Giai đoạn sau sinh mẹ sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác như bệnh loãng xương, trầm cảm sau sinh hay các bệnh lý về tim mạch trong tương lai.

Vì cơ thể mẹ bị thiếu hụt DHA nên thai nhi sẽ bị sụt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó trẻ sẽ bị thiếu hụt oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển của võng mạc mắt, hệ thần kinh trung ương, giảm trí thông minh, chậm phát triển trí não, sau này sẽ hạn chế khả năng học tập so với bạn bè đồng trang lứa được bổ sung DHA đầy đủ.

4. Các cách giúp bổ sung DHA

Cơ thể con người không có khả năng sản xuất đủ lượng DHA cần thiết. Vì vậy mẹ bầu cần phải tăng cường bổ sung dưỡng chất này từ bên ngoài thông qua các loại thực phẩm giàu DHA. Cụ thể đó là:

  • Lòng đỏ trứng: đây là một nguồn thức ăn dồi dào DHA. Tuy nhiên mẹ nên nấu chín lòng đỏ trứng hoàn toàn rồi mới ăn, tránh ăn trứng khi còn sống, dạng lòng đào hoặc đánh bông vì sẽ làm giảm giá trị của thành phần dinh dưỡng có trong trứng;

  • Cá biển: những loài cá nước mặn như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… cũng là thực phẩm chứa rất nhiều DHA, giúp hỗ trợ tăng cường trí thông minh cho trẻ. Những loài cá sống ở đại dương thường chứa nhiều thủy ngân và kim loại nặng, do đó mẹ bầu chỉ nên ăn cá với hàm lượng vừa phải (giới hạn 300gram/tuần);

  • Ngũ cốc: một số loại hạt như óc chó, hạn nhân, hạt điều,… đã được chế biến (không thêm muối) là một món ăn vặt chất lượng, phù hợp với đa số mẹ bầu vì chúng thường chứa nhiều DHA. Tuy nhiên mẹ không nên ăn lạc (đậu phộng) vì dễ gây dị ứng;

  • Rau xanh: những loại rau củ như bắp cải, súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xoăn,… cũng là một nguồn DHA dồi dào và giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ.

DHA có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta

DHA có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta

Bên cạnh các loại thực phẩm nêu trên, mẹ bầu có thể bổ sung DHA thông qua những loại sữa dành riêng cho mẹ bầu hoặc thực phẩm chức năng (viên uống DHA, vitamin tổng hợp chứa thành phần DHA) với hàm lượng cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên để sử dụng những sản phẩm này mẹ bầu cần được tư vấn bởi các bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng để nắm được nhu cầu DHA cơ bản của mẹ bầu.

Để được thăm khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại viện.

DHA bầu nên được bổ sung khi nào? Tác dụng ra sao?

DHA có tác dụng hỗ trợ cho quá trình phát triển thị lực và não bộ của thai nhi. DHA bầu nên được bổ sung trong suốt giai đoạn thai kỳ và cần được tăng cường trong tam cá nguyệt thứ 3. Tìm hiểu kỹ lưỡng về DHA bầu không những giúp mẹ giảm thiểu các biến chứng thai sản, duy trì một thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển tốt về trí não.

03/12/2021 | Giải đáp thắc mắc: Có nên bổ sung DHA cho trẻ hay không? 15/02/2021 | Những điều cần biết khi bạn muốn bổ sung DHA cho bà bầu 03/12/2020 | Bác sĩ hướng dẫn bổ sung DHA cho trẻ đúng để đạt hiệu quả cao

1. Vai trò của DHA đối với cơ thể

DHA là một dạng axit béo không no nằm trong nhóm Omega-3. Đây là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mắt và cấu thành tổ chức não bộ của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ cho đến giai đoạn 2 năm đầu đời.

Ngay từ những tuần đầu tiên trong bụng mẹ, não bộ của thai nhi đã bắt đầu đặt những bước phát triển đầu tiên. Thời kỳ từ tuần thai thứ 13 đến tuần thứ 24, trẻ đã hình thành thính giác và thị giác, bắt đầu nghe được giọng nói của mọi người xung quanh, âm thanh từ cuộc sống, tiếp nhận thông tin và cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài.

DHA tham gia vào quá trình hình thành mắt và cấu thành tổ chức não bộ của trẻ

DHA tham gia vào quá trình hình thành mắt và cấu thành tổ chức não bộ của trẻ

Đến gần ngày dự sinh, não bộ của thai nhi đạt kích thước bằng 25% so với người lớn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, DHA chiếm một hàm lượng lớn trong tổ chức não, tổ chức thần kinh điển hình là võng mạc mắt. Do đó nếu cơ thể bị thiếu hụt DHA thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng và cấu trúc của những cơ quan này.

2. Mẹ bầu có nhu cầu về DHA như thế nào?

Trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai, chế độ ăn rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Trong đó phải kể đến nhu cầu dự trữ acid béo không no rất cần thiết cho em bé. Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, trung bình thai nhi sẽ cần được cung cấp khoảng 2,2g EFAs/ngày để phục vụ cho việc nuôi dưỡng mạch máu và hệ thần kinh.

Theo thông tin từ WHO, phụ nữ khi đang mang thai, phụ thuộc vào các mốc phát triển thai kỳ mà lượng DHA cần bổ sung trung bình mỗi ngày là từ 100 – 200 mg/ngày. Cụ thể như sau:

  • Ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên): mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro sảy thai, hỗ trợ thai nhi có những bước đệm phát triển tốt nhất ngay từ những tháng đầu đời trong bụng mẹ;

  • Ở tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa): thời điểm này thai phụ cần tích cực bổ sung nhiều DHA hơn vì não bộ của bé phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, hình thành đến hơn 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Ngoài ra DHA còn giúp tăng cường độ lỏng cho màng tế bào, thúc đẩy tốc độ trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh và trao đổi các chất dinh dưỡng;

  • Ở tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối): thai nhi phát triển nhanh về kích thước não bộ và trọng lượng cơ thể. Lúc này bé rất cần được cung cấp nhiều acid béo giúp phát triển mạch máu và hệ thần kinh. Do đó nhu cầu về DHA ở thời kỳ này là tương đối cao vì DHA giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, sinh non, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt ngay từ giai đoạn sau sinh đầu đời qua nguồn sữa mẹ.

Nhu cầu DHA của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là rất lớn

Nhu cầu DHA của mẹ bầu trong suốt thai kỳ là rất lớn

3. Hậu quả khi mẹ bầu bị thiếu hụt DHA

Đối với phụ nữ có thai, thiếu hụt nghiêm trọng DHA sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả bé và mẹ. Mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non. Giai đoạn sau sinh mẹ sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác như bệnh loãng xương, trầm cảm sau sinh hay các bệnh lý về tim mạch trong tương lai.

Vì cơ thể mẹ bị thiếu hụt DHA nên thai nhi sẽ bị sụt giảm cả về số lượng lẫn chất lượng các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó trẻ sẽ bị thiếu hụt oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển của võng mạc mắt, hệ thần kinh trung ương, giảm trí thông minh, chậm phát triển trí não, sau này sẽ hạn chế khả năng học tập so với bạn bè đồng trang lứa được bổ sung DHA đầy đủ.

4. Các cách giúp bổ sung DHA

Cơ thể con người không có khả năng sản xuất đủ lượng DHA cần thiết. Vì vậy mẹ bầu cần phải tăng cường bổ sung dưỡng chất này từ bên ngoài thông qua các loại thực phẩm giàu DHA. Cụ thể đó là:

  • Lòng đỏ trứng: đây là một nguồn thức ăn dồi dào DHA. Tuy nhiên mẹ nên nấu chín lòng đỏ trứng hoàn toàn rồi mới ăn, tránh ăn trứng khi còn sống, dạng lòng đào hoặc đánh bông vì sẽ làm giảm giá trị của thành phần dinh dưỡng có trong trứng;

  • Cá biển: những loài cá nước mặn như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… cũng là thực phẩm chứa rất nhiều DHA, giúp hỗ trợ tăng cường trí thông minh cho trẻ. Những loài cá sống ở đại dương thường chứa nhiều thủy ngân và kim loại nặng, do đó mẹ bầu chỉ nên ăn cá với hàm lượng vừa phải (giới hạn 300gram/tuần);

  • Ngũ cốc: một số loại hạt như óc chó, hạn nhân, hạt điều,… đã được chế biến (không thêm muối) là một món ăn vặt chất lượng, phù hợp với đa số mẹ bầu vì chúng thường chứa nhiều DHA. Tuy nhiên mẹ không nên ăn lạc (đậu phộng) vì dễ gây dị ứng;

  • Rau xanh: những loại rau củ như bắp cải, súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xoăn,… cũng là một nguồn DHA dồi dào và giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ.

DHA có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta

DHA có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm xung quanh chúng ta

Bên cạnh các loại thực phẩm nêu trên, mẹ bầu có thể bổ sung DHA thông qua những loại sữa dành riêng cho mẹ bầu hoặc thực phẩm chức năng (viên uống DHA, vitamin tổng hợp chứa thành phần DHA) với hàm lượng cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên để sử dụng những sản phẩm này mẹ bầu cần được tư vấn bởi các bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng để nắm được nhu cầu DHA cơ bản của mẹ bầu.

Để được thăm khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại viện.