Chè vằng: 6 công dụng, 6 lưu ý về cách dùng – Imiale

Chè vằng còn có tên gọi là chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ,… được nhiều mẹ biết tới với khả năng lợi sữa, giúp sữa về. Ngoài ra nó còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Để hiểu rõ hơn về loại cây thuốc quý này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây các mẹ nhé!

chè vằng

1. Cây chè vằng là cây gì? Đặc điểm thực vật

Tên khoa học: Chè vằng là một cây thân thảo có tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume thuộc họ Nhài (Oleaceae)

Đặc điểm thực vật: Chè vằng thường mọc thành bụi. Lá chè vằng mọc đối xứng, có hình bầu dục – mũi mác, đầu gốc tròn, mũi nhọn. Hoa chè vằng thường mọc thành cụm. Một hoa có thể có từ 8 – 10 cánh. Quả của chè vằng khi chín có màu đen. Mùa hoa chè vằng thường vào tháng 3 – 4, còn mùa quả thì vào tháng 5 – 6.

Bộ phận dùng làm thuốc: Với cây chè vằng, người ta thường sử dụng cành vằng và lá vằng, đem phơi khô để bảo quản và sử dụng.

phân biệt lá ngón và chè vằng

2. Nguồn gốc, phân bố và cách chăm sóc chè vằng

2.1. Nguồn gốc và phân bố

Chè vằng phân bố phổ biến và tập trung ở khu vực các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ngoài ra, cây cũng còn gặp cả ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.

Ở Việt Nam, chè vằng có rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và cả đồng bằng. Ở phía Bắc, chè vằng có nhiều ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

2.2. Cách chăm sóc cây chè vằng

Chè vằng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt và ấm áp. Cây thường mọc chung với các loại cây bụi khác ở bìa rừng, đồi núi và quanh làng mạc. Cây chè vằng cũng có thể tự mọc và phát triển bình thường.

Khi trồng chè vằng làm dược liệu, lưu ý không tưới quá nhiều nước có thể gây ngập úng. Ngoài ra, thân cây chè vằng có thể dài tới chục mét, nên cần làm cọc để thân leo.

chè vằng 2

3. Thành phần chính trong cây chè vằng

Cho đến nay có một số tài liệu đề cập thành phần của chè vằng bao gồm: alcaloid, nhựa, flavonoid [2]. Trong nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Thị Ninh Hải đã tiến hành chiết tách, phân lập và xác định được sơ bộ trong cao chè vằng có các dẫn xuất terpen, nhựa, lignin, glycosid đắng, alkaloid và flavonoid.

Ngoài ra, năm 2015, các nhà khoa học đã tìm thấy các thành phần tinh dầu trong lá cây chè vằng. Các thành phần chính được xác định chủ yếu là monoterpen oxy hóa được đại diện bởi linalool (44,2%), α-terpineol (15,5%), geraniol (19,4%) và cis -linalool oxit (8,8%). [4]

Chính nhờ những thành phần hóa học kể trên mà chè vằng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm,…

4. Tác dụng của chè vằng theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, Chè vằng được sử dụng để điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh hay sát trùng vết thương, chữa áp xe, viêm vú, chữa mụn nhọt có mủ.

Ngoài ra, chiết xuất cây chè vằng được sử dụng rộng rãi để tắm chống chốc lở kết hợp với các thảo dược khác.

Các cách chế biến dược liệu chè vằng:

  • Cách 1: Đắp trực tiếp lá tươi lên vú trong trường hợp áp xe hay viêm vú
  • Cách 2: Sắc lá tươi lấy nước – sát trùng vết thương
  • Cách 3: Nghiền rễ trong giấm lấy nước ép – chữa mụn nhọt có mủ.

5. Tác dụng của chè vằng mẹ nên biết

5.1. Chè vằng lợi sữa, giúp phụ nữ sau sinh hồi phục nhanh hơn

Tác dụng nổi bật của chè vằng phải kể tới là giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, nhanh chóng hồi phục. Vai trò này đã được kiểm nghiệm và chứng minh nhờ các bằng chứng trên lâm sàng.

Chè vằng có tác dụng này chính nhờ những thành phần alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương. Bộ phận được sử dụng trong trường hợp này là cành, lá tươi hoặc khô. Chè vằng giúp:

  • Lợi sữa cho mẹ, sữa mát, về nhiều và sữa đặc hơn
  • Hỗ trợ tiêu mỡ, giảm cân tốt hơn nhất là ở vòng bụng.
  • Tạo ra những cơn co bóp tử cung, đẩy máu huyết trong tử cung ra ngoài, tránh hậu sản và rút ngắn thời gian hồi phục cho sản phụ.
  • Theo y học cổ truyền, chè vằng có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, nên được dùng điều trị kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc bị thống kinh,…

chè vằng có tác dụng lợi sữa sau sinh

Hướng dẫn sử dụng chè vằng lợi sữa cho mẹ

Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng lá chè vằng khô hoặc cao chè vằng

  • Với lá chè vằng khô: Dùng lá chè vằng tươi, thái nhỏ phơi khô hoặc mua lá chè vằng khô sẵn, sau đó hãm hoặc đun lấy nước uống trong ngày.
  • Với cao chè vằng: Cao màu nâu, là hoạt chất từ thân và lá chè vằng được cô đặc lại. Vì vậy, hàm lượng hoạt chất trong cao cũng cao hơn. Khi sử dụng chỉ cần pha cao với nước tiện lợi.

5.2. Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn

Theo sách 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Viện Dược liệu, chè vằng ức chế khá mạnh sự phát triển của các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Shigella dysenteriae, S.shigae, trực khuẩn thương hàn, Achromobacter và ức chế yếu hơn đối với trực khuẩn mủ xanh.

Chè vằng cũng có tác dụng ức chế đối với sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm kháng với những thuốc kháng sinh thông dụng như: tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, Staphylococcus albus, S.epidermidis.

Trong nghiên cứu lâm sàng, chè vằng có tác dụng dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn sau khi đẻ và áp xe vú do tắc tia sữa.

Bệnh viện Thái Bình có làm kháng sinh đồ so sánh với penicilin 1UI/1ml và streptomyxin 20γ/1ml, chlorocid 50γ/1ml và sunfamid thì thấy dây vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique). Ứng dụng tác dụng này, bệnh viện Thái Bình dùng dây vằng chữa áp xe vú (Nguyễn Văn Lờ, Y học thực hành 11-1963: 14-15) [3]

5.3. Chè vằng có tác dụng kháng viêm

Chè vằng có tác dụng chống viêm trên những mô hình gây phù cấp tính bàn chân với kaolin và gây u hạt mạn tính với amiăng ở chuột cống trắng. Dược liệu cũng làm giảm sốt gây bởi natri nucleinat ở thỏ, thúc đẩy nhanh quá trình lành của vết thương gây thực nghiệm ở chuột cống trắng, và dự phòng loét dạ dày trên mô hình thắt môn vị ở chuột cống trắng.

5.4. Chè vằng có tác dụng chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã tìm thấy các hoạt tính chống oxy hóa có trong dịch chiết chè vằng thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH so với acid ascorbic trong vitamin C [5]

chè vằng chống oxy hóa

Kết quả cho thấy dịch chiết chè vằng trong nước, etyl axetat và etanol cho thấy hoạt động chống oxy hóa.

5.5. Tác dụng khác

Ngoài ra, cao chiết chè vằng có tác dụng làm chuyển dạng tế bào lympho (Nguyễn Thị Hiền) và chống viêm cấp tính, viêm mãn tính, làm teo tuyến ức và một số tác dụng sinh học khác như: làm lành vết thương, hạ sốt, bảo vệ niêm mạc, tăng tiết dịch mật, giảm nhu động ruột của chế phẩm cao cồn và cao nước bằng đường uống và đường tiêm. (Nguyễn Thị Ninh Hải).

6. Cao chè vằng là gì? Cao chè vằng có hiệu quả không?

Hiện nay, trên thị trường có hai loại chè vằng hay được sử dụng nhất là cao chè vằng và chè vằng khô:

  • Chè vằng khô: Là thân và lá chè vằng tươi, rửa sạch và đem sấy khô. Như vậy, chè vằng khô giữ nguyên được hoạt chất, tuy nhiên hoạt chất chỉ chiếm tỉ lệ nhất định trong các bộ phận và thường là tỉ lệ thấp.
  • Cao chè vằng: Được bào chế bằng cách chiết xuất hoạt chất từ các bộ phận của chè vằng, sau đó đem cô đặc thành cao. Vì vậy, hàm lượng hoạt chất trong cao chè vằng thường cao hơn.

Về tác dụng, cao chè vằng và chè vằng khô có tác dụng giống nhau, chỉ khác nhau về hàm lượng và cách sử dụng. Với chè vằng khô phải đun với nước, còn cao chè vằng đã được cô đặc sẵn, chỉ pha vào nước ấm 70 – 80 độ là sử dụng được.

Tuy vậy, hiện nay công nghệ sản xuất còn thủ công, yêu cầu kỹ thuật còn hạn chế, nên tác dụng của cao chè vằng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cao chè vằng phải nấu ở nhiệt độ cao, song nếu không đảm bảo nhiệt độ không ổn định, các chất quý giá có trong chè vằng bị phân hủy. Khi cô đặc cao, không cẩn thận sẽ bị cháy, khi uống cao rất đắng, nước đục, không thơm.

7. 6 Lưu ý về cách dùng cây chè vằng

Chè vằng có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể tùy ý sử dụng. Việc sử dụng sai đối tượng, sai cách đôi khi có thể gây hại. Dưới đây là lưu ý về cách dùng của cây chè vằng

  • Tuyệt đối không dùng chè vằng cho phụ nữ có thai: Do chè vằng có tác dụng kích thích co cơ, gây ra những cơn co bóp tử cung khiến mẹ bị sảy thai, sinh non.
  • Phân biệt với lá ngón trước khi sử dụng: Chè vằng có đặc điểm khá giống với lá ngón vì vậy, nên xác định kỹ trước khi sử dụng để tránh nguy hiểm đến tính mạng
  • Tránh sử dụng quá liều với phụ nữ sau sinh: Lạm dụng, uống chè vắng quá nhiều hoặc quá đặc so với tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ mất sữa. Vì vậy, nên cân nhắc sử dụng với liều lượng cho phép, tránh sử dụng quá liều trên đối tượng này.
  • Người bị huyết áp thấp nếu dùng chè vằng có thể bị ngất xỉu do tụt huyết áp
  • Cân nhắc khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Do thành phần trong chè vằng có alkaloid và tinh dầu, nên việc sử dụng cho trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi cần phải được cân nhắc.

Trước khi sử dụng chè vằng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc về cách thức, liều dùng để đảm bảo chè vằng có thể phát huy được dược tính cao nhất, đồng thời giúp người bệnh bảo vệ được sức khỏe.

Chè vằng là một loại thảo dược có nhiều lợi ích và giá trị. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được tối ưu, việc sử dụng đúng cách, đúng liều là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng, thông qua bài viết này, các mẹ sẽ có cho mình thêm những thông tin thú vị về loại dược liệu tuyệt vời này.

Xem thêm:

[THAM KHẢO THÊM]

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên nâng cao khả năng hấp thu & sức đề kháng cho bé yêu qua các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).

Liên hệ ngay với chuyên gia của Imiale qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967629482 nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Nguồn tham khảo:

  1. Tandfonline.com

Chè vằng: 6 công dụng, 6 lưu ý về cách dùng – Imiale

Chè vằng còn có tên gọi là chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ,… được nhiều mẹ biết tới với khả năng lợi sữa, giúp sữa về. Ngoài ra nó còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Để hiểu rõ hơn về loại cây thuốc quý này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây các mẹ nhé!

chè vằng

1. Cây chè vằng là cây gì? Đặc điểm thực vật

Tên khoa học: Chè vằng là một cây thân thảo có tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume thuộc họ Nhài (Oleaceae)

Đặc điểm thực vật: Chè vằng thường mọc thành bụi. Lá chè vằng mọc đối xứng, có hình bầu dục – mũi mác, đầu gốc tròn, mũi nhọn. Hoa chè vằng thường mọc thành cụm. Một hoa có thể có từ 8 – 10 cánh. Quả của chè vằng khi chín có màu đen. Mùa hoa chè vằng thường vào tháng 3 – 4, còn mùa quả thì vào tháng 5 – 6.

Bộ phận dùng làm thuốc: Với cây chè vằng, người ta thường sử dụng cành vằng và lá vằng, đem phơi khô để bảo quản và sử dụng.

phân biệt lá ngón và chè vằng

2. Nguồn gốc, phân bố và cách chăm sóc chè vằng

2.1. Nguồn gốc và phân bố

Chè vằng phân bố phổ biến và tập trung ở khu vực các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ngoài ra, cây cũng còn gặp cả ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và đảo Hải Nam.

Ở Việt Nam, chè vằng có rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và cả đồng bằng. Ở phía Bắc, chè vằng có nhiều ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

2.2. Cách chăm sóc cây chè vằng

Chè vằng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt và ấm áp. Cây thường mọc chung với các loại cây bụi khác ở bìa rừng, đồi núi và quanh làng mạc. Cây chè vằng cũng có thể tự mọc và phát triển bình thường.

Khi trồng chè vằng làm dược liệu, lưu ý không tưới quá nhiều nước có thể gây ngập úng. Ngoài ra, thân cây chè vằng có thể dài tới chục mét, nên cần làm cọc để thân leo.

chè vằng 2

3. Thành phần chính trong cây chè vằng

Cho đến nay có một số tài liệu đề cập thành phần của chè vằng bao gồm: alcaloid, nhựa, flavonoid [2]. Trong nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Thị Ninh Hải đã tiến hành chiết tách, phân lập và xác định được sơ bộ trong cao chè vằng có các dẫn xuất terpen, nhựa, lignin, glycosid đắng, alkaloid và flavonoid.

Ngoài ra, năm 2015, các nhà khoa học đã tìm thấy các thành phần tinh dầu trong lá cây chè vằng. Các thành phần chính được xác định chủ yếu là monoterpen oxy hóa được đại diện bởi linalool (44,2%), α-terpineol (15,5%), geraniol (19,4%) và cis -linalool oxit (8,8%). [4]

Chính nhờ những thành phần hóa học kể trên mà chè vằng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm,…

4. Tác dụng của chè vằng theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, Chè vằng được sử dụng để điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh hay sát trùng vết thương, chữa áp xe, viêm vú, chữa mụn nhọt có mủ.

Ngoài ra, chiết xuất cây chè vằng được sử dụng rộng rãi để tắm chống chốc lở kết hợp với các thảo dược khác.

Các cách chế biến dược liệu chè vằng:

  • Cách 1: Đắp trực tiếp lá tươi lên vú trong trường hợp áp xe hay viêm vú
  • Cách 2: Sắc lá tươi lấy nước – sát trùng vết thương
  • Cách 3: Nghiền rễ trong giấm lấy nước ép – chữa mụn nhọt có mủ.

5. Tác dụng của chè vằng mẹ nên biết

5.1. Chè vằng lợi sữa, giúp phụ nữ sau sinh hồi phục nhanh hơn

Tác dụng nổi bật của chè vằng phải kể tới là giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, nhanh chóng hồi phục. Vai trò này đã được kiểm nghiệm và chứng minh nhờ các bằng chứng trên lâm sàng.

Chè vằng có tác dụng này chính nhờ những thành phần alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương. Bộ phận được sử dụng trong trường hợp này là cành, lá tươi hoặc khô. Chè vằng giúp:

  • Lợi sữa cho mẹ, sữa mát, về nhiều và sữa đặc hơn
  • Hỗ trợ tiêu mỡ, giảm cân tốt hơn nhất là ở vòng bụng.
  • Tạo ra những cơn co bóp tử cung, đẩy máu huyết trong tử cung ra ngoài, tránh hậu sản và rút ngắn thời gian hồi phục cho sản phụ.
  • Theo y học cổ truyền, chè vằng có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, nên được dùng điều trị kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc bị thống kinh,…

chè vằng có tác dụng lợi sữa sau sinh

Hướng dẫn sử dụng chè vằng lợi sữa cho mẹ

Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng lá chè vằng khô hoặc cao chè vằng

  • Với lá chè vằng khô: Dùng lá chè vằng tươi, thái nhỏ phơi khô hoặc mua lá chè vằng khô sẵn, sau đó hãm hoặc đun lấy nước uống trong ngày.
  • Với cao chè vằng: Cao màu nâu, là hoạt chất từ thân và lá chè vằng được cô đặc lại. Vì vậy, hàm lượng hoạt chất trong cao cũng cao hơn. Khi sử dụng chỉ cần pha cao với nước tiện lợi.

5.2. Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn

Theo sách 1000 cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Viện Dược liệu, chè vằng ức chế khá mạnh sự phát triển của các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Shigella dysenteriae, S.shigae, trực khuẩn thương hàn, Achromobacter và ức chế yếu hơn đối với trực khuẩn mủ xanh.

Chè vằng cũng có tác dụng ức chế đối với sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn phân lập từ bệnh phẩm kháng với những thuốc kháng sinh thông dụng như: tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, Staphylococcus albus, S.epidermidis.

Trong nghiên cứu lâm sàng, chè vằng có tác dụng dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn sau khi đẻ và áp xe vú do tắc tia sữa.

Bệnh viện Thái Bình có làm kháng sinh đồ so sánh với penicilin 1UI/1ml và streptomyxin 20γ/1ml, chlorocid 50γ/1ml và sunfamid thì thấy dây vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique). Ứng dụng tác dụng này, bệnh viện Thái Bình dùng dây vằng chữa áp xe vú (Nguyễn Văn Lờ, Y học thực hành 11-1963: 14-15) [3]

5.3. Chè vằng có tác dụng kháng viêm

Chè vằng có tác dụng chống viêm trên những mô hình gây phù cấp tính bàn chân với kaolin và gây u hạt mạn tính với amiăng ở chuột cống trắng. Dược liệu cũng làm giảm sốt gây bởi natri nucleinat ở thỏ, thúc đẩy nhanh quá trình lành của vết thương gây thực nghiệm ở chuột cống trắng, và dự phòng loét dạ dày trên mô hình thắt môn vị ở chuột cống trắng.

5.4. Chè vằng có tác dụng chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã tìm thấy các hoạt tính chống oxy hóa có trong dịch chiết chè vằng thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH so với acid ascorbic trong vitamin C [5]

chè vằng chống oxy hóa

Kết quả cho thấy dịch chiết chè vằng trong nước, etyl axetat và etanol cho thấy hoạt động chống oxy hóa.

5.5. Tác dụng khác

Ngoài ra, cao chiết chè vằng có tác dụng làm chuyển dạng tế bào lympho (Nguyễn Thị Hiền) và chống viêm cấp tính, viêm mãn tính, làm teo tuyến ức và một số tác dụng sinh học khác như: làm lành vết thương, hạ sốt, bảo vệ niêm mạc, tăng tiết dịch mật, giảm nhu động ruột của chế phẩm cao cồn và cao nước bằng đường uống và đường tiêm. (Nguyễn Thị Ninh Hải).

6. Cao chè vằng là gì? Cao chè vằng có hiệu quả không?

Hiện nay, trên thị trường có hai loại chè vằng hay được sử dụng nhất là cao chè vằng và chè vằng khô:

  • Chè vằng khô: Là thân và lá chè vằng tươi, rửa sạch và đem sấy khô. Như vậy, chè vằng khô giữ nguyên được hoạt chất, tuy nhiên hoạt chất chỉ chiếm tỉ lệ nhất định trong các bộ phận và thường là tỉ lệ thấp.
  • Cao chè vằng: Được bào chế bằng cách chiết xuất hoạt chất từ các bộ phận của chè vằng, sau đó đem cô đặc thành cao. Vì vậy, hàm lượng hoạt chất trong cao chè vằng thường cao hơn.

Về tác dụng, cao chè vằng và chè vằng khô có tác dụng giống nhau, chỉ khác nhau về hàm lượng và cách sử dụng. Với chè vằng khô phải đun với nước, còn cao chè vằng đã được cô đặc sẵn, chỉ pha vào nước ấm 70 – 80 độ là sử dụng được.

Tuy vậy, hiện nay công nghệ sản xuất còn thủ công, yêu cầu kỹ thuật còn hạn chế, nên tác dụng của cao chè vằng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cao chè vằng phải nấu ở nhiệt độ cao, song nếu không đảm bảo nhiệt độ không ổn định, các chất quý giá có trong chè vằng bị phân hủy. Khi cô đặc cao, không cẩn thận sẽ bị cháy, khi uống cao rất đắng, nước đục, không thơm.

7. 6 Lưu ý về cách dùng cây chè vằng

Chè vằng có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể tùy ý sử dụng. Việc sử dụng sai đối tượng, sai cách đôi khi có thể gây hại. Dưới đây là lưu ý về cách dùng của cây chè vằng

  • Tuyệt đối không dùng chè vằng cho phụ nữ có thai: Do chè vằng có tác dụng kích thích co cơ, gây ra những cơn co bóp tử cung khiến mẹ bị sảy thai, sinh non.
  • Phân biệt với lá ngón trước khi sử dụng: Chè vằng có đặc điểm khá giống với lá ngón vì vậy, nên xác định kỹ trước khi sử dụng để tránh nguy hiểm đến tính mạng
  • Tránh sử dụng quá liều với phụ nữ sau sinh: Lạm dụng, uống chè vắng quá nhiều hoặc quá đặc so với tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ mất sữa. Vì vậy, nên cân nhắc sử dụng với liều lượng cho phép, tránh sử dụng quá liều trên đối tượng này.
  • Người bị huyết áp thấp nếu dùng chè vằng có thể bị ngất xỉu do tụt huyết áp
  • Cân nhắc khi sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Do thành phần trong chè vằng có alkaloid và tinh dầu, nên việc sử dụng cho trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi cần phải được cân nhắc.

Trước khi sử dụng chè vằng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc về cách thức, liều dùng để đảm bảo chè vằng có thể phát huy được dược tính cao nhất, đồng thời giúp người bệnh bảo vệ được sức khỏe.

Chè vằng là một loại thảo dược có nhiều lợi ích và giá trị. Tuy nhiên, để hiệu quả đạt được tối ưu, việc sử dụng đúng cách, đúng liều là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng, thông qua bài viết này, các mẹ sẽ có cho mình thêm những thông tin thú vị về loại dược liệu tuyệt vời này.

Xem thêm:

[THAM KHẢO THÊM]

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên nâng cao khả năng hấp thu & sức đề kháng cho bé yêu qua các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).

Liên hệ ngay với chuyên gia của Imiale qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967629482 nhận được tư vấn từ chuyên gia.

Nguồn tham khảo:

  1. Tandfonline.com