Uống lá vối có hại thận, yếu sinh lý như nhiều người lo?

Cây lá vối còn có tên gọi khác là trâm nắp thuộc họ sim Myrtaceae. Trong dân gian, có hai loại cây lá vối phổ biến là vối kê và vối tẻ.

Trong đó, vối kê có lá nhỏ hơn lòng bàn tay còn vối tẻ có lá to hơn bàn tay, màu xanh sẫm và có hình thoi.

Cây vối có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, có thể cao tới 12-15m khi trưởng thành. Cành cây vối có hình tròn, đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá vối có hình dạng khá đa dạng như trái xoan, bầu dục và có xu hướng giảm nhọn ở gần phía gốc cây. Lá vối có phiến lá dày, có hai đốm màu nâu. Cây vối có thời gian ra hoa từ tháng 5 tới tháng 7 hằng năm, quả vối hình cầu, có dịch và khi chín có màu tím giống như cây sim.

Ảnh minh họa

Cây lá vối được phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc,… Ở Việt Nam, cây vối xuất hiện nhiều ở các bờ ao, bờ suối tại các khu vực như các tỉnh miền núi phía Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, và một số tỉnh ở Tây Nguyên.

Tác dụng của lá vối

Cây vối chứa một số khoáng chất, vitamin và tinh dầu tạo nên mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Ngoài ra, vối cũng chứa kháng sinh giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho cơ thể. Trong nụ vối có chứa thành phần β – sitosterol giúp chuyển hóa cholesterol làm giảm mỡ máu. Trong vối cũng có các chất béo, tannin catechic, sterol và gallic.

Lá vối có vị hơi đắng và chát, chứa một số ít thành phần độc tố nhẹ. Nếu biết sử dụng đúng cách, các độc tố này sẽ mang lại tác dụng sát trùng, thanh lọc cơ thể điều hòa gan phổi rất tốt.

Cây lá vối có tính mát, vị đắng chát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, hạ khí, sát trùng, do vậy từ lâu được người dân dùng để làm trà uống giải khát.

Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc đều có tính chất sát trùng, rất thích hợp để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa.

Tác hại của lá vối

Thông thường, uống nước lá vối hầu như không có tác hại gì trừ khi uống sai cách hoặc sai thời điểm. Nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng.

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.

Không nên uống nước lá vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Trẻ em không nên uống nước lá vối.

Đàn ông uống nhiều nước lá vối có bị yếu sinh lý?

Đàn ông uống nhiều nước lá vối có bị yếu sinh lý là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh điều này và cũng không có cơ sở để khẳng định uống nước lá vối gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lý của đàn ông.

Uống nước vối hại thận không?

Nhiều tin đồn cho rằng uống nước vối hại thận. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ đã nghiên cứu và khẳng định rằng việc uống nước vối không gây hại thận.

Bạch Dương ( t/h)

Uống lá vối có hại thận, yếu sinh lý như nhiều người lo?

Cây lá vối còn có tên gọi khác là trâm nắp thuộc họ sim Myrtaceae. Trong dân gian, có hai loại cây lá vối phổ biến là vối kê và vối tẻ.

Trong đó, vối kê có lá nhỏ hơn lòng bàn tay còn vối tẻ có lá to hơn bàn tay, màu xanh sẫm và có hình thoi.

Cây vối có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, có thể cao tới 12-15m khi trưởng thành. Cành cây vối có hình tròn, đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá vối có hình dạng khá đa dạng như trái xoan, bầu dục và có xu hướng giảm nhọn ở gần phía gốc cây. Lá vối có phiến lá dày, có hai đốm màu nâu. Cây vối có thời gian ra hoa từ tháng 5 tới tháng 7 hằng năm, quả vối hình cầu, có dịch và khi chín có màu tím giống như cây sim.

Ảnh minh họa

Cây lá vối được phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc,… Ở Việt Nam, cây vối xuất hiện nhiều ở các bờ ao, bờ suối tại các khu vực như các tỉnh miền núi phía Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, và một số tỉnh ở Tây Nguyên.

Tác dụng của lá vối

Cây vối chứa một số khoáng chất, vitamin và tinh dầu tạo nên mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Ngoài ra, vối cũng chứa kháng sinh giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho cơ thể. Trong nụ vối có chứa thành phần β – sitosterol giúp chuyển hóa cholesterol làm giảm mỡ máu. Trong vối cũng có các chất béo, tannin catechic, sterol và gallic.

Lá vối có vị hơi đắng và chát, chứa một số ít thành phần độc tố nhẹ. Nếu biết sử dụng đúng cách, các độc tố này sẽ mang lại tác dụng sát trùng, thanh lọc cơ thể điều hòa gan phổi rất tốt.

Cây lá vối có tính mát, vị đắng chát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, hạ khí, sát trùng, do vậy từ lâu được người dân dùng để làm trà uống giải khát.

Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc đều có tính chất sát trùng, rất thích hợp để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa.

Tác hại của lá vối

Thông thường, uống nước lá vối hầu như không có tác hại gì trừ khi uống sai cách hoặc sai thời điểm. Nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng.

Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.

Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.

Không nên uống nước lá vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Trẻ em không nên uống nước lá vối.

Đàn ông uống nhiều nước lá vối có bị yếu sinh lý?

Đàn ông uống nhiều nước lá vối có bị yếu sinh lý là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh điều này và cũng không có cơ sở để khẳng định uống nước lá vối gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lý của đàn ông.

Uống nước vối hại thận không?

Nhiều tin đồn cho rằng uống nước vối hại thận. Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ đã nghiên cứu và khẳng định rằng việc uống nước vối không gây hại thận.

Bạch Dương ( t/h)