Khi muốn có giấy khám sức khỏe để xin đi làm hoặc lái xe,… hay đơn giản muốn nắm được tình trạng sức khỏe bản thân, bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát. Với người dân Việt Nam nói chung, đây là hoạt động chưa thực sự phổ biến do mọi người chưa thực sự chủ động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân. Khám sức khỏe tổng quát cần thực hiện định kỳ, giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả, phát hiện sớm để kịp thời điều trị nếu gặp vấn đề bất thường.
13/07/2022 | Hỏi đáp: Khám sức khỏe tổng quát là khám những gì, nên khám ở đâu? 13/07/2022 | Tầm quan trọng và những lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ 13/07/2022 | Khám sức khỏe tổng quát ở đâu trả kết quả nhanh và chính xác?
1. Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ
Hiện nay, con người phải đối mặt nhiều hơn với nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp, bệnh lý nguy hiểm. Ngoài những bệnh lý cấp tính hay nhiễm trùng thường gặp, tỉ lệ người gặp phải các bệnh lý nguy hiểm diễn biến thầm lặng, ít triệu chứng ngày càng cao như: các bệnh tim mạch, các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, ung thư,…
Khám tổng quát nên được thực hiện định kỳ
Với những bệnh lý này, việc phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu nguy cơ là rất quan trọng, có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, nếu phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh cũng cao hơn.
Khi khám sức khỏe tổng quát, bạn cũng có thể hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân, những vấn đề bệnh lý có thể gặp phải để chủ động phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Có nhiều yếu tố gây bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng: chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi lối sống lành mạnh, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc,…
Với những lợi ích này, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng – 1 năm/lần.
2. Khám sức khỏe tổng quát gồm những gì?
Bộ Y tế đã có hướng dẫn về danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc phải có, bao gồm:
Khám lâm sàng là hạng mục cơ bản khi khám sức khỏe tổng quát
2.1. Khám lâm sàng
Các hạng mục khám lâm sàng, kiểm tra thể lực bao gồm: đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch, đo huyết áp, các số đo cơ thể,… Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ khám tổng quát để đánh giá sơ bộ các hệ cơ quan quan trọng như: hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, thận – tiết niệu, tiêu hóa, cơ xương khớp,…
Sau khi khám lâm sàng, người khám sẽ được khám chuyên khoa cụ thể hơn bao gồm:
2.2. Khám mắt
Khám mắt gồm nhiều bài kiểm tra thị lực, đo thị lực dưới kính hiển vi để đánh giá khả năng nhìn của cả hai mắt. Ngày nay, số người gặp vấn đề về thị lực nói riêng và các bệnh về mắt nói chung rất phổ biến, khi khám có thể đánh giá tốt nguy cơ mắc bệnh tật về mắt để kịp thời điều trị hay thay đổi lối sống ngăn ngừa bệnh.
2.3. Khám tai mũi họng
Tai mũi họng là các bộ phận có liên hệ mật thiết với nhau, thường gây ra nhóm bệnh liên quan nên được xếp nhóm để thăm khám. Mặc dù bệnh lý về tai mũi họng không quá nguy hiểm nhưng thường hay tái phát và kéo dài dai dẳng nếu không điều trị tốt. Vì vậy khi khám sức khỏe tổng quát phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn để điều trị dứt điểm ngay từ sớm.
2.4. Khám răng
Sức khỏe răng miệng với chúng ta cũng là vấn đề cần được quan tâm, khám sức khỏe răng miệng giúp phát hiện sớm các bệnh lý như: hôi miệng, sâu răng, nha chu, vôi răng,… Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cách chăm sóc, vệ sinh, bảo vệ răng miệng đúng cách nếu bạn đang không thực hiện tốt.
Khám răng cũng nằm trong hạng mục khám tổng quát
2.5. Khám da liễu
Khám da liễu trong khám tổng quát để phát hiện các vấn đề về da như: dị ứng, viêm da, nhiễm trùng da do virus, nấm, vi khuẩn,…
2.6. Khám phụ khoa
Với nữ giới, khám phụ khoa để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm sinh dục, ung thư vú, ung thư cổ tử cung,… Nam giới cũng được khám nam khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản, chủ động phòng ngừa bệnh lý có thể gặp.
Bên cạnh các hạng mục khám trên, khi khám sức khỏe tổng quát, bạn cũng được thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các chỉ số sức khỏe, đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Dựa trên kết quả xét nghiệm và thăm khám, bác sĩ có thể tư vấn để cải thiện sức khỏe hoặc điều trị nếu cần thiết.
3. Những ai nên khám sức khỏe tổng quát
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người nên chủ động khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để phát hiện sớm nhất các bệnh lý mới khởi phát hoặc nguy cơ tiềm ẩn. Phát hiện sớm bệnh không những giúp điều trị hiệu quả mà còn giúp giảm phần lớn chi phí khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau này.
Mọi người dân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát nguy cơ bệnh tật
Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ cũng có trong quy định sử dụng lao động của các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Theo đó, người lao động phải được khám sức khỏe ít nhất 1 lần mỗi năm. Với người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, lao động nặng nhọc sẽ cần khám tổng quát ít nhất 6 tháng/lần và có thể khám chuyên sâu hơn.
4. Khám tổng quát bao nhiêu tiền?
Chi phí khám tổng quát bao nhiêu cũng là thông tin được nhiều người quan tâm, thực tế chi phí còn phụ thuộc vào từng đối tượng và cơ sở khám. Bạn có thể tham khảo bảng giá như sau:
-
Khám tổng quát cho học sinh, sinh viên: Chi phí thường dưới 300.000 đồng.
-
Khám cho người du học hoặc xuất khẩu lao động: 500.000 – 1 triệu đồng.
-
Khám sức khỏe lấy giấy phép lái xe hoặc khám sức khỏe đi làm: chi phí từ 200.000 – 500.000 đồng.
-
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ khoảng từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ tùy thuộc vào danh mục khám và cơ sở khám.
Bên cạnh đó, các gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt chuyên sâu hơn để phát hiện, phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm sẽ có chi phí cao hơn. Hiện nay tại các cơ sở y tế thường cung cấp nhiều gói khám tổng quát cho cá nhân và cơ quan doanh nghiệp với chi phí khác nhau, bạn có thể tìm hiểu để chọn gói khám có chi phí và danh mục phù hợp nhất với mình.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, MEDLATEC là địa chỉ tin cậy, được nhiều bệnh nhân đánh giá cao bởi:
-
Giá cả hợp lý, công khai.
-
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm trong nghề, tận tình với bệnh nhân.
-
Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, có khả năng thực hiện được gần 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao.