Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng khoa học giúp bé khỏe, phát triển tốt nhất

Bé được 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm thành thục do có thời gian tập ăn dặm trước đó. Tuy nhiên, nếu ở thời điểm này mẹ không biết cách sắp xếp thay đổi lịch ăn dặm cho bé thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn, trẻ nhẹ cân, còi cọc. Hiểu rõ được điều đó, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số gợi ý để các mẹ có thể lên lịch ăn dặm cho bé 8 tháng một cách đúng, chuẩn khoa học để các mẹ cùng tham khảo.

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì ? Và ăn bao nhiêu ?

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì ?

Khi trẻ được 8 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn được cho là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Tuy nhiên trẻ ở giai đoạn này, trẻ đã có những thay đổi nhất định về mặt thể chất như bé bắt đầu tập bò, tập nhai. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý đến việc ăn dặm của con sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển mà vẫn cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu để con có đủ năng lượng cho ngày dài năng động.

Tham khảo nhanh: Các phương pháp ăn dặm cho bé hiệu quả nhất hiện nay

lịch ăn dặm cho bé 8 tháng 01

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Trẻ 8 tháng tuổi đã được trải qua giai đoạn tập ăn dặm với thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn và có thể chuyển dần sang thức ăn có dạng đặc hơn, thô hơn. Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cũng cần phải đa dạng và có đầy đủ các nhóm chất như protein, đạm, chất xơ, vitamin A, vitamin C, carbohydrate. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mẹ có thể bổ xung vào thực đơn ăn dặm cho bé:

  • Tinh bột: Bánh mì, gạo, nui, bột ăn liền
  • Chất béo: dầu gấc, phô mai tách muối, bơ lạt
  • Protein và chất đạm: Thịt gà, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, sữa chua, lòng đỏ trứng gà
  • Chất xơ: Cà chua, cà rốt, cải bó xôi, súp lơ, đậu hà lan, bí ngồi, củ cải, khoai lang, khoai tây…..
  • Vitamin: Táo, lê, cam, chuối, đu đủ, xoài, dâu tây, nho….

Bé ăn bao nhiêu là đủ ?

Trẻ từ 8 tháng tuổi sẽ cần từ 750 – 1000ml sữa mỗi ngày. Và lượng sữa này có thể giảm dần khi bé đã ăn dặm được nhiều hơn. Đối với bé 8 tháng tuổi mẹ có thể lên lịch ăn dặm cho bé từ 2 – 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ. Các bữa chính phải đảm bảo đầy đủ tinh bột, chất xơ và chất đạm.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chuẩn bị một số thực phẩm thô như rau củ luộc, bánh quy với độ mềm vừa phải và dễ cầm nắm để trẻ tự ăn và tập nhai. Đối với các bữa phụ có thể là sữa, sữa chua, hoa quả …

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 02

Ăn dặm cho bé 8 tháng cần một thực đơn phong phú

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em được sinh ra đã tự biết cách điều tiết lượng thức ăn của chúng. Nghĩa là trẻ sẽ biết đòi ăn khi đói và tự dừng lại khi đã no. Vậy nên, khi trẻ đã có những biểu hiện đã no như lắc đầu không muốn ăn, ngậm chặt miệng, nhè đồ ăn ra… thì nên cho trẻ dừng lại. Không nên ép trẻ qúa sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc có thể bị béo phì.

Các mẹ cũng nên sắp xếp lịch ăn dặm cho phù hợp để có thời gian cho bé nghỉ giữa các bữa cũng như tạo thói quen ăn uống đúng giờ giấc cho trẻ.

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp bé phát triển vượt trội

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng theo phương pháp truyền thống

Lịch ăn dặm này được xây dựng từ những mẹ có thời gian ở nhà chăm con và cho con ăn sữa mẹ. Các mẹ có thể tham khảo và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và gia đình.

7:00 sáng: Cho bé thức dậy và bú mẹ khoảng 15 – 20 phút

7:30 sáng: Cho bé thực hiện một số động tác thể dục buổi sáng và chơi với trẻ.

8:00 sáng: Cho trẻ ăn sáng

8:30 sáng: Tập cho bé tự chơi một mình

9:30 sáng: Cho bé bú mẹ 15 phút và cho bé ngủ

10:30 sáng: Bé thức dậy và chơi.

11:30 trưa: Cho bé ăn trưa

12:00 trưa: Cho bé chơi nhẹ nhàng sau bữa ăn.

12:30 trưa: Cho bé bú mẹ 20 phút rồi cho bé ngủ trưa

15:00 chiều: Bé thức dậy và chơi

15:30 chiều: Cho bé ăn bữa phụ với hoa quả, sữa chua hoặc bú mẹ 20 phút.

17:00 chiều: Cho trẻ ăn tối

17:30 chiều: Cho bé đi dạo, chơi nhẹ nhàng sau bữa ăn.

18:30 chiều: Tắm cho bé

19:00 tối: Cho bé bú 20 phút rồi đi ngủ

1:30 sáng hôm sau: Cho bé dậy bú mẹ 20 phút rồi tiếp tục ngủ đến sáng.

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 03

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng theo phương pháp Easy

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng theo EASY theo lịch mẫu EASY 2-3-4 kết hợp ăn sữa, ăn dặm, chơi và ngủ mẹ có thể tham khảo:

7h sáng:Cho bé thức dậy và ăn sữa

7h30 sáng: Thực hiện một số vận động buổi sáng, chơi cùng bé, cho trẻ tự chơi

9h sáng: Cho bé ngủ giấc ngắn khoảng 1,5 tiếng

10h30 sáng: Cho bé thức dậy, ăn sữa, ăn dặm theo thứ tự ăn sữa trước, ăn dặm sau.

Chơi nhẹ nhàng cùng bé

13h30 chiều: Cho bé ngủ giấc thứ 2 khoảng 1 đến 1,5 tiếng

15h00 chiều: Bé ngủ dậy cho bé ăn bữa phụ là sữa hoặc hoa quả

Chơi cùng bé, tập cho bé chơi một mình

17h00 chiều: Tắm cho bé

Cho bé ăn dặm bữa tối

Thực hiện các trình tự trước khi cho bé ngủ đêm

Cho bé ăn thêm 1 cữ sữa

19h00 tối: Bé tự ngủ giấc đêm

Với lịch ăn dặm theo phương pháp EASY mẹ có thể linh động thời gian hơn hoặc kém 30 phút. Bé ngủ giấc đêm liền mạch đến sáng không cần ăn đêm.

Hướng dẫn một số món ăn cho bé 8 tháng

Cháo cá lóc khoai lang

Nguyên liệu:

Gạo tẻ thơm

Thịt cá lóc

Khoai lang

Dầu ăn cho trẻ em

Cách chế biến:

  • Vo gạo với nước sạch, cho nước mới vào và cho vào nồi ninh nhừ.
  • Thịt cá lóc rửa sạch, luộc chín, bổ xương xé nhỏ.
  • Khoang lang bỏ vỏ rửa sạch hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Cho dầu ăn vào chảo, đảo qua thịt cá lóc rồi cho vào cháo đã ninh nhừ, cho thêm khoai lang vào khuấy đều đun nhỏ lửa thêm 2 phút.

Cháo tôm rau dền

Nguyên liệu:

Gạo tẻ thơm

Rau dền

Tôm thẻ

Dầu ăn cho trẻ em

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 04

Cháo tôm rau dền

Cách chế biến:

  • Gạo vo sạch cho vào nồi ninh nhừ
  • Sơ chế tôm bỏ vỏ, đầu, đuôi và chỉ lưng. Chỉ giữ lại phần thịt tôm.
  • Hấp chín tôm xé nhỏ
  • Rau dền nhặt sạch, rửa rồi băm nhỏ.
  • Cho thịt tôm, rau dền vào cháo đã ninh nhừ, cho thêm một chút dầu ăn và đun nhỏ lửa thêm 2 phút.

Trái cây mix sữa chua

Nguyên liệu:

Trái cây tươi đã chín ngon, sữa chua

Cách chế biến:

  • Trái cây tươi rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, lấy phần thịt say nhuyễn
  • Cho phần thịt trái cây đã xay nhuyễn trộn cùng sữa chua là có thể cho bé thưởng thức.

Xem chi tiết: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Lưu ý khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Sau đây là một số lưu ý mẹ cần biết khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé và khi muốn thêm món mới vào thực đơn ăn của bé

  • Các bữa chính cách nhau ít nhất 3 giờ đồng hồ để bé có thời gian tiêu hoá lượng thức ăn của bữa trước.

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 05

Bé ăn dặm hợp tác

  • Bữa phụ có thể xếp vào khoảng thời gian giữa 2 bữa chính nhưng nên cho bé ăn theo nhu cầu, không ép bé ăn.
  • Cho bé làm quen với món mới 2 – 3 hôm trước khi đưa vào thực đơn chính thức.
  • Mẹ có thể cho bé thử cùng lúc nhiều món ăn để biết được bé thích ăn món nào.
  • Khi mẹ muốn cho bé ăn bốc, tập nhai thì cần ngồi ăn cùng bé để quan sát và xử lý khi bé bị nghẹn hoặc hóc.

Trên đây chúng tôi đã đưa ra một số thông tin cần thiết để xây dựng lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ trang bị đầy đủ kiến thức để đồng hành cùng con trong quá trình khôn lớn.

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng khoa học giúp bé khỏe, phát triển tốt nhất

Bé được 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm thành thục do có thời gian tập ăn dặm trước đó. Tuy nhiên, nếu ở thời điểm này mẹ không biết cách sắp xếp thay đổi lịch ăn dặm cho bé thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn, trẻ nhẹ cân, còi cọc. Hiểu rõ được điều đó, chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số gợi ý để các mẹ có thể lên lịch ăn dặm cho bé 8 tháng một cách đúng, chuẩn khoa học để các mẹ cùng tham khảo.

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì ? Và ăn bao nhiêu ?

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì ?

Khi trẻ được 8 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn được cho là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Tuy nhiên trẻ ở giai đoạn này, trẻ đã có những thay đổi nhất định về mặt thể chất như bé bắt đầu tập bò, tập nhai. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải chú ý đến việc ăn dặm của con sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển mà vẫn cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu để con có đủ năng lượng cho ngày dài năng động.

Tham khảo nhanh: Các phương pháp ăn dặm cho bé hiệu quả nhất hiện nay

lịch ăn dặm cho bé 8 tháng 01

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng

Trẻ 8 tháng tuổi đã được trải qua giai đoạn tập ăn dặm với thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn và có thể chuyển dần sang thức ăn có dạng đặc hơn, thô hơn. Thực đơn dinh dưỡng của trẻ cũng cần phải đa dạng và có đầy đủ các nhóm chất như protein, đạm, chất xơ, vitamin A, vitamin C, carbohydrate. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mẹ có thể bổ xung vào thực đơn ăn dặm cho bé:

  • Tinh bột: Bánh mì, gạo, nui, bột ăn liền
  • Chất béo: dầu gấc, phô mai tách muối, bơ lạt
  • Protein và chất đạm: Thịt gà, cá hồi, thịt lợn, thịt bò, sữa chua, lòng đỏ trứng gà
  • Chất xơ: Cà chua, cà rốt, cải bó xôi, súp lơ, đậu hà lan, bí ngồi, củ cải, khoai lang, khoai tây…..
  • Vitamin: Táo, lê, cam, chuối, đu đủ, xoài, dâu tây, nho….

Bé ăn bao nhiêu là đủ ?

Trẻ từ 8 tháng tuổi sẽ cần từ 750 – 1000ml sữa mỗi ngày. Và lượng sữa này có thể giảm dần khi bé đã ăn dặm được nhiều hơn. Đối với bé 8 tháng tuổi mẹ có thể lên lịch ăn dặm cho bé từ 2 – 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ. Các bữa chính phải đảm bảo đầy đủ tinh bột, chất xơ và chất đạm.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chuẩn bị một số thực phẩm thô như rau củ luộc, bánh quy với độ mềm vừa phải và dễ cầm nắm để trẻ tự ăn và tập nhai. Đối với các bữa phụ có thể là sữa, sữa chua, hoa quả …

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 02

Ăn dặm cho bé 8 tháng cần một thực đơn phong phú

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em được sinh ra đã tự biết cách điều tiết lượng thức ăn của chúng. Nghĩa là trẻ sẽ biết đòi ăn khi đói và tự dừng lại khi đã no. Vậy nên, khi trẻ đã có những biểu hiện đã no như lắc đầu không muốn ăn, ngậm chặt miệng, nhè đồ ăn ra… thì nên cho trẻ dừng lại. Không nên ép trẻ qúa sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn hoặc có thể bị béo phì.

Các mẹ cũng nên sắp xếp lịch ăn dặm cho phù hợp để có thời gian cho bé nghỉ giữa các bữa cũng như tạo thói quen ăn uống đúng giờ giấc cho trẻ.

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi giúp bé phát triển vượt trội

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng theo phương pháp truyền thống

Lịch ăn dặm này được xây dựng từ những mẹ có thời gian ở nhà chăm con và cho con ăn sữa mẹ. Các mẹ có thể tham khảo và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và gia đình.

7:00 sáng: Cho bé thức dậy và bú mẹ khoảng 15 – 20 phút

7:30 sáng: Cho bé thực hiện một số động tác thể dục buổi sáng và chơi với trẻ.

8:00 sáng: Cho trẻ ăn sáng

8:30 sáng: Tập cho bé tự chơi một mình

9:30 sáng: Cho bé bú mẹ 15 phút và cho bé ngủ

10:30 sáng: Bé thức dậy và chơi.

11:30 trưa: Cho bé ăn trưa

12:00 trưa: Cho bé chơi nhẹ nhàng sau bữa ăn.

12:30 trưa: Cho bé bú mẹ 20 phút rồi cho bé ngủ trưa

15:00 chiều: Bé thức dậy và chơi

15:30 chiều: Cho bé ăn bữa phụ với hoa quả, sữa chua hoặc bú mẹ 20 phút.

17:00 chiều: Cho trẻ ăn tối

17:30 chiều: Cho bé đi dạo, chơi nhẹ nhàng sau bữa ăn.

18:30 chiều: Tắm cho bé

19:00 tối: Cho bé bú 20 phút rồi đi ngủ

1:30 sáng hôm sau: Cho bé dậy bú mẹ 20 phút rồi tiếp tục ngủ đến sáng.

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 03

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng theo phương pháp Easy

Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng theo EASY theo lịch mẫu EASY 2-3-4 kết hợp ăn sữa, ăn dặm, chơi và ngủ mẹ có thể tham khảo:

7h sáng:Cho bé thức dậy và ăn sữa

7h30 sáng: Thực hiện một số vận động buổi sáng, chơi cùng bé, cho trẻ tự chơi

9h sáng: Cho bé ngủ giấc ngắn khoảng 1,5 tiếng

10h30 sáng: Cho bé thức dậy, ăn sữa, ăn dặm theo thứ tự ăn sữa trước, ăn dặm sau.

Chơi nhẹ nhàng cùng bé

13h30 chiều: Cho bé ngủ giấc thứ 2 khoảng 1 đến 1,5 tiếng

15h00 chiều: Bé ngủ dậy cho bé ăn bữa phụ là sữa hoặc hoa quả

Chơi cùng bé, tập cho bé chơi một mình

17h00 chiều: Tắm cho bé

Cho bé ăn dặm bữa tối

Thực hiện các trình tự trước khi cho bé ngủ đêm

Cho bé ăn thêm 1 cữ sữa

19h00 tối: Bé tự ngủ giấc đêm

Với lịch ăn dặm theo phương pháp EASY mẹ có thể linh động thời gian hơn hoặc kém 30 phút. Bé ngủ giấc đêm liền mạch đến sáng không cần ăn đêm.

Hướng dẫn một số món ăn cho bé 8 tháng

Cháo cá lóc khoai lang

Nguyên liệu:

Gạo tẻ thơm

Thịt cá lóc

Khoai lang

Dầu ăn cho trẻ em

Cách chế biến:

  • Vo gạo với nước sạch, cho nước mới vào và cho vào nồi ninh nhừ.
  • Thịt cá lóc rửa sạch, luộc chín, bổ xương xé nhỏ.
  • Khoang lang bỏ vỏ rửa sạch hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Cho dầu ăn vào chảo, đảo qua thịt cá lóc rồi cho vào cháo đã ninh nhừ, cho thêm khoai lang vào khuấy đều đun nhỏ lửa thêm 2 phút.

Cháo tôm rau dền

Nguyên liệu:

Gạo tẻ thơm

Rau dền

Tôm thẻ

Dầu ăn cho trẻ em

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 04

Cháo tôm rau dền

Cách chế biến:

  • Gạo vo sạch cho vào nồi ninh nhừ
  • Sơ chế tôm bỏ vỏ, đầu, đuôi và chỉ lưng. Chỉ giữ lại phần thịt tôm.
  • Hấp chín tôm xé nhỏ
  • Rau dền nhặt sạch, rửa rồi băm nhỏ.
  • Cho thịt tôm, rau dền vào cháo đã ninh nhừ, cho thêm một chút dầu ăn và đun nhỏ lửa thêm 2 phút.

Trái cây mix sữa chua

Nguyên liệu:

Trái cây tươi đã chín ngon, sữa chua

Cách chế biến:

  • Trái cây tươi rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, lấy phần thịt say nhuyễn
  • Cho phần thịt trái cây đã xay nhuyễn trộn cùng sữa chua là có thể cho bé thưởng thức.

Xem chi tiết: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Lưu ý khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Sau đây là một số lưu ý mẹ cần biết khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé và khi muốn thêm món mới vào thực đơn ăn của bé

  • Các bữa chính cách nhau ít nhất 3 giờ đồng hồ để bé có thời gian tiêu hoá lượng thức ăn của bữa trước.

lich ăn dặm cho bé 8 tháng 05

Bé ăn dặm hợp tác

  • Bữa phụ có thể xếp vào khoảng thời gian giữa 2 bữa chính nhưng nên cho bé ăn theo nhu cầu, không ép bé ăn.
  • Cho bé làm quen với món mới 2 – 3 hôm trước khi đưa vào thực đơn chính thức.
  • Mẹ có thể cho bé thử cùng lúc nhiều món ăn để biết được bé thích ăn món nào.
  • Khi mẹ muốn cho bé ăn bốc, tập nhai thì cần ngồi ăn cùng bé để quan sát và xử lý khi bé bị nghẹn hoặc hóc.

Trên đây chúng tôi đã đưa ra một số thông tin cần thiết để xây dựng lịch ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các mẹ trang bị đầy đủ kiến thức để đồng hành cùng con trong quá trình khôn lớn.