Định nghĩa về nước ối và chỉ số nước ối
Nước ối là một chất dịch lỏng rất giàu dinh dưỡng, bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ. Nước ối giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Thông thường, nó sẽ xuất hiện vào ngày thứ 12 sau khi thụ thai.
Đặc biệt, nước ối còn có khả năng tái tạo và trao đổi chất. Theo nhiều nghiên cứu thì có ba nguồn gốc chính hình thành nên nước ối, đó là: màng ối, thai nhi và máu mẹ.
Theo dõi nước ối thường xuyên là cách bảo vệ sự an toàn của thai nhi và mẹ bầu
- Nguồn gốc đến từ thai nhi: Từ giai đoạn sớm thai kỳ thì da thai nhi đã có khả năng tiết ra nước ối cho đến tuần thứ 20 đến 28 của thai kỳ. Khi các chất xuất hiện thì đường tạo nước ối mới chấm dứt. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ thì huyết tương của thai nhi có khả năng thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp và tạo ra nước ối. Đến tuần 16 của thai kỳ thì hệ tiết niệu của thai nhi bắt đầu quá trình bài tiết nước tiểu vào buồng ối và tạo ra nước ối. Đây được coi là nguồn gốc chính tạo ra nước ối.
- Nguồn gốc đến từ màng ối
- Nguồn gốc đến từ máu mẹ: Máu mẹ và nước ối có sự trao đổi chất với nhau thông qua màng ối.
- Ngoài ra nước ối còn được tạo ra từ sự tái hấp thu nước ối: Bắt đầu từ tuần thứ 20 thai kỳ, nước ối được tạo ra thông qua việc thai nhi bắt đầu nuốt nước ối. Bên cạnh đó, nước ối còn được tái hấp thu thông qua da của thai nhi, màng ối và dây rốn.
Nước ối là môi trường giúp thai nhi có thể phát triển tốt trong bụng mẹ. Vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, nước ối sẽ cạn dần đi để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé.
Chỉ số nước ối được biết đến là một thông số giúp cho mọi người nhận biết được lượng nước ối trong bụng của mẹ bầu là bao nhiêu, lượng nước ối có thực sự bình thường hay là không, là dư ối hay là thiếu ối.
Qua đó, nước ối cũng là tiền đề, cơ sở giúp cho các bác sĩ tiên lượng xem mẹ bầu có phải nhập viện hay không.
Chỉ số nước ối AFI
Để đo được chỉ số nước ối, có thể làm như sau: Đầu tiên lấy rốn làm mốc, tiếp đó là chia bụng bầu ra làm 4 phần với 2 đường dọc. Mỗi phần sẽ chọn ra túi ối sâu nhất nhằm để đo chiều dài. Cuối cùng là cộng 4 chiều dài này lại với nhau. Và ta sẽ ra được chỉ số nước ối AFI (đơn vị cm).
Sau những lần siêu âm, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu biết chỉ số nước ối hiện tại của mẹ bầu là bao nhiêu. Bên cạnh đó, các mẹ còn có thể tự đọc chỉ số nước ối trong phiếu siêu âm như sau:
- Khi chỉ số nước ối nằm trong khoảng từ 6 đến 18cm thì bình thường.
- Khi chỉ số nước ối nằm trong khoảng từ 18 đến 25cm thì hơi dư nước ối nhưng vẫn còn an toàn.
- Khi chỉ số nước ối lớn hơn 25cm thì hiện tượng này được gọi là đa ối. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: mẹ bị vỡ ối sớm, túi ối căng quá làm cho nhau bong non, sinh non, ngôi thai đột nhiên đảo lộn thất thường làm mẹ phải sinh mổ.
- Khi chỉ số nước ối nhỏ hơn 5cm thì hiện tượng này được gọi là thiếu ối. Đây là một hiện tượng khá nguy hiểm đến thai nhi vì nó có khả năng làm tăng nguy cơ suy thai cũng như dị tật bẩm sinh.
- Khi chỉ số nước ối nhỏ hơn 3cm thì hiện tượng này được gọi là vô ối. Đây là một tình trạng đặc biệt nghiêm trọng vì nó có thể khiến cho thai nhi bị chết lưu.
>>> Chỉ số nước ối 60mm có bình thường?
Nước ối bao nhiêu thì phải nhập viện?
Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, thai nhi đã phát triển một cách hoàn thiện và sẵn sàng cho cuộc sống ở bên ngoài. Nếu lúc này mẹ bầu có chỉ số nước ối bình thường thì sẽ có thể nhập viện để sinh nở được một cách tự nhiên mà không cần bất kỳ một biện pháp can thiệp nào.
Nhiều trường hợp phải sinh mổ khi nước ối có dấu hiệu bất thường
Ngược lại, Trường hợp xuất hiện dấu hiệu gì bất thường xảy ra như ít nước ối hoặc là nước ối cạn quá cũng phải nhập viện để mổ gấp nhằm để đảm bảo cho sự an toàn của cả mẹ lẫn bé vì khi mẹ chuyển dạ nước ối sẽ cạn rất nhanh và thai nhi sẽ rất dễ bị ngạt.
Thông thường, âm đạo của mẹ bầu khi mang thai luôn có một ít dịch tiết màu trắng đục, không mùi hoặc có mùi không hôi do sự tăng trưởng hormone khi mang thai. Nếu các mẹ bầu mang thai thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường giống như nước, hoặc là ồ ạt, rỉ rả liên tục, có mùi khá tanh nồng và hơi nhớt thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Các trường hợp này đều kèm theo những triệu chứng như: nguy cơ sinh non, sa dây rau và đặc biệt là nguy cơ gây nhiễm trùng cho thai nhi cũng như là bà mẹ khi rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm trên 6 giờ.
Ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo, mẹ bầu cần phải nhập viện ngay để bác sĩ chuyên môn có thể thăm khám, xét nghiệm để chắc chắn rằng có rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm và ra các chỉ định phù hợp tùy theo tình trạng của mẹ và thai nhi như dùng kháng sinh, theo dõi gây chuyển dạ hay tiếp tục giữ thai.
Thể tích nước ối theo tuổi thai
Sau khi thụ thai thì chỉ số nước ối sẽ xuất hiện vào ngày thứ 12, thể tích nước ối sẽ tăng dần theo tuổi thai và giảm dần khi đã đủ trưởng thành. Thể tích nước ối được gọi là bình thường theo từng tuổi thai khi:
Theo thực tế thì không phải mẹ bầu nào cũng đạt được chỉ số nước ối lý tưởng như vậy. Một số thai phụ thì có lượng nước ối khá ít khoảng dưới 500ml và một số thai phụ khác thì có lượng nước ối nhiều tầm trên 2000ml. Nói chung thì tình trạng thiếu ối hay là dư ối quá nhiều đều phải đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi nhằm đảm bảo cho sự an toàn của cả mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến nước ối trở nên bất thường
Do thiếu ối hoặc là vô ối
Là khi thể tích nước nước ối của mẹ bầu đạt dưới mức 200ml (chỉ số AFI đạt dưới 5cm). Lý do chủ yếu gây nên tình trạng thiếu ối là vì sự thay đổi bất thường từ hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa của thai nhi như: van niệu đạo sau ở bé nam, hẹp thực quản, không có dạ dày, bất sản thận,…Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ối còn thường gặp được ở những mẹ bầu bị suy dinh dưỡng, thai nhi bị suy dinh dưỡng, thai quá ngày sinh, vỡ ối non, vỡ ối sớm,…
Thiếu ối là một trong những nguyên nhân khiến nước ối bất thường
Do đa ối
Nếu thể tích nước ối ở mức trên 2000ml tức là lúc đó chỉ số AFI đạt trên 25cm thì hiện tượng này được gọi là đa ối. Hiện tượng này xảy ra là do có sự thay đổi bất thường từ hệ thần kinh trung ương của thai nhi, chẳng hạn như: não úng thủy,thai vô sọ, cột sống chẻ đôi, thoát vị não màng não,…
Đa ối được hình thành nên cũng có thể do một số bệnh lý đến từ màng ối, thai nhi to, phù nhau thai, bánh nhau dây rốn, mẹ bị bệnh đái tháo đường,…
Mẹ bầu nên làm gì khi chỉ số nước ối ít?
Khi các mẹ bầu rơi vào tình trạng là ít nước ối, thiếu nước ối thì các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi để bản thân luôn ở trạng thái thư giãn, thoải mái.
- Cần phải tích cực uống thêm nhiều nước vào mỗi ngày. Mỗi ngày trung bình mẹ bầu nên uống từ 2.5 đến 3 lít nước khoáng.
Tích cực uống thêm nhiều nước vào mỗi ngày là cách bổ sung nước ối tốt nhất
- Cố gắng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và lưu ý không được ăn quá mặn.
- Trong trường hợp thiếu nhiều nước ối, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện và truyền dịch vào cơ thể nhằm làm tăng lưu lượng máu đến tử cung của người mẹ. Ngoài ra thì vào những tuần cuối, các mẹ cũng nên đến bệnh viện để làm siêu âm cũng như là đo chỉ số nước ối thường xuyên (1 – 2 lần/tuần).
- Mẹ bầu nên chuẩn bị đồ đạc đi sinh trong tâm thế sẵn sàng, khi nào chuyển dạ chỉ việc lấy đồ đã chuẩn bị rồi đến bệnh viện ngay lập tức.
Chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng trước khi sinh
Trên đây là một giải đáp về việc nước ối bao nhiêu thì phải nhập viện mà bệnh viện Đa khoa Phương Đông chúng tôi muốn truyền tải đến mọi người, đặc biệt là các mẹ và các bạn đang có dự định làm mẹ. Qua đây, ta thấy rằng nước ối đóng vai trò vô cùng quan trọng đến thai nhi. Chính vì vậy, cần phải theo dõi tình trạng nước ối thường xuyên để xem nước ối có xảy ra điều gì bất thường không.
Ngay khi gặp vấn đề gì bất thường thì các mẹ phải nhập viện để các bác sĩ theo dõi ngay đề phòng nhiều trường hợp gây nguy hiểm đến tình trạng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Dịch vụ thai sản trọn gói của bệnh viện Đa khoa Phương Đông có thể sẽ giúp bạn giải quyết được những khó khăn của mình.