Nước ối là gì? Chỉ số nước ối là gì?
Nước ối là chất lỏng màu trong suốt bao quanh thai nhi để giúp bé phát triển trong suốt thai kỳ và xuất hiện ở ngày thứ 12 sau khi thụ thai thành công. Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, em bé sẽ được bao bọc bởi nước ối – đó là túi hình thành từ màng ối và màng đệm. Đây là môi trường sống chuyên cung cấp dưỡng chất và oxy trong suốt quá trình mang thai.
Nước ối có các thành phần quan trọng như: hormone, chất dinh dưỡng, kháng thể chống nhiễm trùng. Ở mức cao nhất, lượng nước ối trong bụng mẹ đo được là khoảng 1 lít. Sau 36 tuần, lượng nước ối sẽ giảm dần khi cơ thể bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Vai trò của nước ối trong sự phát triển của thai nhi là:
- Nước ối đóng vai trò như màng bảo vệ giúp thai nhi tránh những va đập mạnh từ bên ngoài.
- Đặc biệt, thai nhi được bao bọc bởi môi trường vô khuẩn như nước ối sẽ tránh nhiễm khuẩn khi chuyển dạ sinh.
- Nước ối cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi phôi thai từ những ngày đầu hình thành.
- Nước ối góp phần tạo phân su vào máu hỗ trợ cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi.
Chỉ số nước ối (còn gọi là chỉ số AFI) là thông số về thể tích nước ối trong cơ thể thai phụ theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Chỉ số này được đo khi thai phụ đi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số AFI để đánh giá sự bình thường hay bất thường (đa ối, thiếu ối hay vô ối).
- Đo chỉ số ối AFI: Chia buồng tử cung làm 4 phần, hai đường cắt nhau tại phần rốn của thai phụ. Sau đó bác sĩ tiến hành đo độ sâu của khoang chứa nước ối lớn nhất trong mỗi buồng được chia và tính tổng các số đo trên.
- Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phát triển của con theo tuổi thai dựa vào màu sắc, tỷ trọng nước ối và chỉ số nước ối theo mm.
Chỉ số nước ối là thông số thể tích nước ối trong cơ thể mẹ bầu
Bảng chỉ số nước ối theo tuần
Chỉ số ối bình thường của thai phụ sẽ tăng giảm khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Khi thai nhi được 37 tuần tuổi, nước ối có thể đạt đến xấp xỉ 1000ml. Ngược lại, nhiều mẹ bỉm sữa lại có quá ít (thiếu ối) hoặc quá nhiều nước ối (đa ối). Đây là hai trường hợp cần lưu ý vì sẽ có những nguy cơ xấu đối với thai nhi.
Thông thường, chỉ số nước ối theo tuần thai đơn giản như sau:
- Ở 20 tuần tuổi, chỉ số nước ối bình thường là 350ml, tăng lên đến 670ml ở tuần thứ 25-26.
- Từ 32 – 36 tuần tuổi, lượng nước ối trong bào thai rơi vào khoảng 800ml hoặc cao hơn.
- Từ tuần 40 – 42, chỉ số nước ối giảm dần còn khoảng 540 – 600ml. Đây là giai đoạn mà mẹ bầu sắp sinh. Chính vì vậy, việc theo dõi nước ối trong thời gian này là cực kỳ quan trọng vì nó giúp chẩn đoán được tình hình sức khỏe của thai nhi.
Những chỉ số nước ối tính bình thường trong thai kỳ
Những chỉ số nước ối tính theo mm đáng chú ý
Theo thời gian, tuổi thai tăng tương đương với lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu tăng lên. Tuy nhiên, lượng nước tăng cao nhất được ghi nhận vào tuần 34 – 36 thai kỳ, sau đó sẽ giảm từ từ xuống đến tuần cuối cùng của thai kỳ.
Thể tích nước ối của mỗi thai phụ không phải sẽ đều ở mức bình thường, sẽ có những trường hợp thai phụ được chẩn đoán thiếu nước ối, đa ối thậm chí là vô ối. Do đó, các mẹ bầu có thể đánh giá tình trạng nước ối như sau:
- 60 – 180 (mm): Đây là chỉ số bình thường, mẹ bầu không có gì lo lắng.
- 120 – 250 (mm): Dư ối trong trạng thái an toàn nên không cần căng thẳng.
- > 250 (mm): Đây là chỉ số đa ối, thai nhi có nguy cơ gặp những biến chứng như túi ối bị căng, vỡ ối sớm, nhau bong non, trong trường hợp xấu mẹ bầu sẽ bị băng huyết sau sinh. Vì vậy, thai phụ cần chú ý đến tình trạng thai nhi.
- <= 50 (mm): Đây là tình trạng thiếu ối, làm gia tăng tỷ lệ sinh mổ, suy nhau thai, bị dị tật bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển.
- <= 30 (mm): đây là tình trạng vô ối, con sẽ gặp nguy hiểm như chết lưu trong bụng mẹ hoặc sinh non.
Chỉ số nước ối tính theo mm thấp hơn tiêu chuẩn gọi là thiếu ối
Việc siêu âm để xác định chỉ số nước ối phải được đo và đánh giá tối thiểu 2 lần, việc đo được thực hiện liên tục từ 2 – 6 giờ để xác định tình trạng thiếu nước ối hay đa ối. Bên cạnh đó, lượng nước ối sẽ thay đổi rất nhanh sau 12 giờ cũng màu nước ối sẽ chuyển trong vòng 30 phút đến 2 giờ.
Dấu hiệu nhận biết chỉ số nước ối tính theo mm bất thường
Ngoài việc nhận biết sự bất thường từ thể tích nước ối trong cơ thể qua những lần khám thai. Mẹ bầu có thể tham khảo những triệu chứng được nêu dưới đây để kịp thời phát hiện và được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ.
Dư ối
Thông thường, rất khó để mẹ bầu tự cảm nhận liệu chỉ số nước ối tính theo mm của mình có dư so với mức tiêu chuẩn. Nhưng theo các chuyên gia, những ai bị dư ối thường có những biểu hiện sau:
- Bụng thai phụ có kích thước to hơn với tuổi thai, số đo qua rốn lớn hơn 100cm, đau bụng, hô hấp khó khăn, ăn uống khó tiêu.
- Nhịp tim khó nghe, tĩnh mạch bị giãn gây ra bệnh trĩ khi mang thai.
Ngoài chỉ số nước ối tính theo mm, mẹ bầu có thể dựa vào những biểu hiện khác
Đa ối
Nếu mẹ bầu nghi ngờ bị đa ối, ngoài chỉ số nước ối tính thì có thể dựa vào những biểu hiện sau đây:
- Thai phụ đột ngột đau bụng, hô hấp gặp khó khăn.
- Lượng nước ối dư quá nhiều so với tiêu chuẩn sẽ khiến tử cung to quá mức, gây chèn ép vào niệu quản, từ đó tình trạng thiểu niệu xuất hiện.
- Khi khám thai, bác sĩ khó cảm nhận phần thai và tim thai.
Thiếu ối
Biểu hiện của thiếu ối khó phát hiện qua khám lâm sàng, chỉ khi siêu âm định kỳ mới nhận ra. Sau đây là những triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý:
- Kích thước của bụng nhỏ, không tương đương với tuổi thai. Mẹ bầu hiếm khi cảm nhận sự cử động của thai nhi.
- Chỉ số cao tử cung tăng chậm.
- Khi siêu âm, chỉ số nước ối nhỏ hơn 5cm thậm chí còn phát hiện dị tật.
Khi siêu âm, chỉ số nước ối tính theo mm nhỏ hơn 5cm sẽ bị chẩn đoán là thiếu ối
Cần làm gì khi phát hiện chỉ số nước ối tính theo mm không bình thường?
Qua việc tham khảo bảng chỉ số nước ối theo tuần thai, chắc hẳn các mẹ bỉm sữa đã biết lượng nước ối bao nhiêu là bình thường. Bên cạnh đó, có những mẹ sẽ lo lắng khi biết chỉ số nước ối của mình có sự bất thường. Vậy nên làm gì khi bị thiếu ối và đa ối?
Trong trường hợp thiếu ối
- Trước hết, mẹ bầu cần bình tĩnh không gây ảnh hưởng đến tâm lí của mình lẫn thai nhi do đó cần thư giãn kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.
- Mẹ bầu cũng nên bổ sung nước cho cơ thể từ 2,5 – 3l nước một ngày. Tuy nhiên, thai phụ tránh ăn quá mạnh.
- Để tránh thiếu ối, thai phụ cần bổ sung nước cho cơ thể từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn tử cung.
- Thai phụ cần đi khám thai đều đặn và truyền dịch vào buồng ối nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh ăn mặn.
Mẹ bầu cần bổ sung nước để giảm tình trạng thiếu ối
Trong trường hợp đa ối
- Đa ối thường xảy ra khi mẹ mang song thai hoặc đa thai.
- Với trường hợp đa ối nhẹ, nếu không có chỉ định y khoa, mẹ bầu chỉ cần chờ thai nhi đủ tháng.
- Nếu đa ối cấp thường, mẹ bầu có thể sử dụng phương pháp chọc nước ối theo chỉ định của bác sĩ.
- Còn với đa ối nặng, thai phụ cần được theo dõi sát sao để giảm biến chứng với sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chọc ối để giảm lượng nước ối trong cơ thể thai phụ. Trong nhiều trường hợp, gần đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể chỉ định mổ thai sớm để bảo vệ thai nhi.
- Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có những triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, bụng to nhanh đột ngột,… cần đến bệnh viện ngay để kịp thời theo dõi.
Bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối nếu chỉ số nước ối cao hơn mức bình thường
Vỡ ối sớm
- Màng ối vỡ trước tuần thứ 37 được gọi là vỡ ối sớm.
- Trong bất cứ trường hợp, khi phát hiện hiện tượng này cần liên hệ với bác sĩ và nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được xử lý. Tuyệt đối không được đưa dị vật vào âm đạo vì điều này sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và gây hại cho trẻ.
Trong bất cứ trường hợp nào dù thiếu ối, đa ối hay vỡ ối sớm đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, việc theo dõi chỉ số nước ối tính dựa vào bảng chỉ số nước ối theo tuần thai thường xuyên là điều vô cùng quan trọng.
Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để được các bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi. Liên hệ hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khi có những triệu chứng bất thường hoặc cần tư vấn trong quá trình mang thai mẹ nhé!