Kinh nghiệm mẹ bầu mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?

Mang thai thường sinh ở tuần bao nhiêu?

Thông thường, ngày dự sinh được tính là ngày khi thai được 40 tuần tuổi, theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đủ 9 tháng 10 ngày.Tuy nhiên, không phải đợi đến thời gian này thai mới phát triển hoàn thiện. Từ 38 tuần trở đi thai nhi đã phát triển hoàn thiện về cơ thể và chức năng và hoàn toàn có thể sống dễ dàng ở môi trường ngoài. Thời gian tốt nhất để em bé chào đời là vào khoảng từ tuần 39-41. 38 tuần em bé có thể được sinh ra 38 tuần em bé có thể được sinh ra

Dựa vào số tuổi thai lúc em bé chào đời người ta sẽ phân chia ra như sau:

+ Trẻ đẻ non: Khi trẻ sinh ra dưới 37 tuần thai

+ Trẻ sinh sớm: Khi trẻ được sinh ra trong khoảng tuần 37- 38

+Trẻ sinh đủ tháng: Khi trẻ được sinh ra trong khoảng tuần 39-40

+ Trẻ sinh ra từ tuần thứ 42 của thai kì trở đi được gọi là trẻ sinh già tháng.

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?

Mặc dù phân chia như vậy nhưng trên thực tế, thời gian sinh hầu như không đồng đều ở mọi thai phụ. Quá trình này còn phụ thuộc vào tình trạng thai, sức khỏe của người mẹ, yêu tố tâm lý hay sự kích thích từ môi trường bên ngoài mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn dự sinh khoảng từ 1-2 tuần là điều hoàn toàn bình thường.

Quá trình mang thai và sinh con lần 2 có những khác biệt nhất định với lần đầu, bởi vậy, người ta thường dùng từ con so ( sinh con lần đầu) hay con dạ ( sinh con lần sau) để phân biệt những quá trình này. Mặc dù có những điểm khác nhau như vậy, tuy nhiên thời gian sinh hoàn toàn toàn không liên quan gì đến bạn đang sinh con lần 1 hay lần 2. Quan niệm mang thai lần 2 thường sinh muộn hay sinh sớm đề không chính xác. Mẹ bầu không nên chủ quan mà phải theo dõi thật kĩ các dấu hiệu chuyển dạ. Mang thai lần 2 hoàn toàn có thể sinh sớm hoặc muộn Mang thai lần 2 hoàn toàn có thể sinh sớm hoặc muộn

Điều đó có nghĩa là, nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi bình thường, bé vẫn sẽ chào đời khi đủ 9 tháng 10 ngày. Trường hợp nếu mẹ đã có tiền sử sinh non ở lần sinh nở trước thì điều đó rất có thể sẽ tái diễn ở lần mang thai này. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ tình trạng để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, cũng như đi thăm khám ngay nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Mang thai lần 2 sinh sớm hay muộn có sao không?

Như đã nói ở trên, dù là lần mang thai thứ mấy thì thời gian hoàn thiện nhất cho trẻ chào đời là từ 39-41 tuần. Trẻ sinh non ( trước 37 tuần) hay sinh muộn ( sau 42 tuần) có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Sinh sớm khi mang thai lần 2

Vấn đề đầu tiên và hay gặp nhất ở những trẻ này là rối loạn hô hấp. Nguyên nhân do thiếu hụt chất surfactant khiến cho các phế nang không dãn nở tốt, trẻ dễ bị tím tái, khó thở. Trẻ cũng dễ bị ngạt trong quá trình sơ sinh, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần xử trí kịp thời nếu không sẽ đưa đến hậu quả đáng tiếc.

Trẻ sinh non tháng cũng có nguy cơ bị vàng da hơn những trẻ được sinh ra đúng ngày. Vàng da là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc mang di chứng suốt đời. Nguyên nhân của tình trạng này là do chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện, chưa thực hiện được chức năng chuyển hóa dẫn đến tích tụ bilirubin gây vàng da. Trẻ sinh non thường bị vàng da Trẻ sinh non thường bị vàng da

Chức năng miễn dịch của những trẻ này cũng chưa đầy đủ, do đó, trẻ cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm ruột, nhiễm trùng huyết,…

Ngoài ra, một số bệnh lí mà trẻ sơ sinh non tháng cũng rất dễ gặp phải đó là thiếu hụt yếu tố đông máu, rối loạn chuyển hóa, xơ võng mạc,…

Mang thai lần 2 quá ngày dự sinh

Trẻ sinh già tháng đều mang những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con.

Đối với mẹ: Thai già tháng thường có nguy cơ phải mổ lấy thai hoặc can thiệp thủ thuật do thai to. Quá trình này gây nên nhiều biến chứng như đẻ khó, chảy máu sau sinh, tổn thương khung chậu, tăng thời gian nằm viện.

Đối với con: Nguy hiểm nhất đối với những trẻ sinh già tháng là tình trạng ngạt, sặc nước ối có lẫn phân su. Thiểu ối, suy thai, nhiễm trùng ối, máu cô đặc hay rối loạn điện giải cũng là những biến chứng dễ gặp phải ở những trẻ này. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh già tháng cao gấp 2-4 lần trẻ sinh đủ tháng và tỉ lệ này càng cao nếu số tuổi thai càng già.

Cần chú ý gì để sinh con lần 2 đủ ngày đủ tháng

Mẹ bầu cần chú ý những điều sau để con sinh ra đủ ngày, đủ tháng:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang bầu lần 2

Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: protein, canxi, sắt, acid folic, kẽm, vitamin sẽ đảm bảo cho thai nhi có sự phát triển tốt trong thai kỳ. Mẹ cũng nên tránh xa các loại thực phẩm không tốt như thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích trong thai kỳ.

Mang thai lần 2 uống thuốc gì?

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sử dụng các loại viên uống bổ sung trong thai kỳ là việc vô cùng cần thiết, giúp cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Các sản phẩm vitamin tổng hợp chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất, sắt, axit folic, canxi, DHA… cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mang thai lần 2 vẫn cần bổ sung đầy đủ vitamin Mang thai lần 2 vẫn cần bổ sung đầy đủ vitamin

Lối sống khoa học, lành mạnh

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, thể dục nhẹ nhàng, tránh xa chất kích thích sẽ là lời khuyên thích hợp đối với những mẹ muốn sinh con đủ tháng.

Khám thai định kỳ

Điều này giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của bé, phát hiện được những bất thường trong thai kỳ để có biện pháp xử trí kịp thời. Trường hợp có khả năng sinh non, bác sĩ có thể sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp để giữ thai. Đối với thai già tháng, việc khám thai giúp phát hiện nguy cơ suy thai để có phương pháp xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Chú ý vận động

Đặc biệt, trong những tháng cuối của thai kỳ mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh các kích thích làm tăng nguy cơ sinh sớm như: vận động mạnh, căng thẳng, xoa bụng, xoa đầu ti, đi chơi xa, cúi người, ngồi xổm, hay ăn những thực phẩm gây co bóp tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… để tránh nguy cơ sinh non.

Sinh con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng là điều mong mỏi của tất cả mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Đối với những mẹ sinh con lần 2 thì điều này cũng không ngoại lệ. Trên đây là những thông tin về mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh cũng như làm thế nào để trẻ được sinh ra đủ tháng. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và trọn vẹn!

Kinh nghiệm mẹ bầu mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?

Mang thai thường sinh ở tuần bao nhiêu?

Thông thường, ngày dự sinh được tính là ngày khi thai được 40 tuần tuổi, theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đủ 9 tháng 10 ngày.Tuy nhiên, không phải đợi đến thời gian này thai mới phát triển hoàn thiện. Từ 38 tuần trở đi thai nhi đã phát triển hoàn thiện về cơ thể và chức năng và hoàn toàn có thể sống dễ dàng ở môi trường ngoài. Thời gian tốt nhất để em bé chào đời là vào khoảng từ tuần 39-41. 38 tuần em bé có thể được sinh ra 38 tuần em bé có thể được sinh ra

Dựa vào số tuổi thai lúc em bé chào đời người ta sẽ phân chia ra như sau:

+ Trẻ đẻ non: Khi trẻ sinh ra dưới 37 tuần thai

+ Trẻ sinh sớm: Khi trẻ được sinh ra trong khoảng tuần 37- 38

+Trẻ sinh đủ tháng: Khi trẻ được sinh ra trong khoảng tuần 39-40

+ Trẻ sinh ra từ tuần thứ 42 của thai kì trở đi được gọi là trẻ sinh già tháng.

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?

Mặc dù phân chia như vậy nhưng trên thực tế, thời gian sinh hầu như không đồng đều ở mọi thai phụ. Quá trình này còn phụ thuộc vào tình trạng thai, sức khỏe của người mẹ, yêu tố tâm lý hay sự kích thích từ môi trường bên ngoài mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn dự sinh khoảng từ 1-2 tuần là điều hoàn toàn bình thường.

Quá trình mang thai và sinh con lần 2 có những khác biệt nhất định với lần đầu, bởi vậy, người ta thường dùng từ con so ( sinh con lần đầu) hay con dạ ( sinh con lần sau) để phân biệt những quá trình này. Mặc dù có những điểm khác nhau như vậy, tuy nhiên thời gian sinh hoàn toàn toàn không liên quan gì đến bạn đang sinh con lần 1 hay lần 2. Quan niệm mang thai lần 2 thường sinh muộn hay sinh sớm đề không chính xác. Mẹ bầu không nên chủ quan mà phải theo dõi thật kĩ các dấu hiệu chuyển dạ. Mang thai lần 2 hoàn toàn có thể sinh sớm hoặc muộn Mang thai lần 2 hoàn toàn có thể sinh sớm hoặc muộn

Điều đó có nghĩa là, nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi bình thường, bé vẫn sẽ chào đời khi đủ 9 tháng 10 ngày. Trường hợp nếu mẹ đã có tiền sử sinh non ở lần sinh nở trước thì điều đó rất có thể sẽ tái diễn ở lần mang thai này. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ tình trạng để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, cũng như đi thăm khám ngay nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Mang thai lần 2 sinh sớm hay muộn có sao không?

Như đã nói ở trên, dù là lần mang thai thứ mấy thì thời gian hoàn thiện nhất cho trẻ chào đời là từ 39-41 tuần. Trẻ sinh non ( trước 37 tuần) hay sinh muộn ( sau 42 tuần) có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Sinh sớm khi mang thai lần 2

Vấn đề đầu tiên và hay gặp nhất ở những trẻ này là rối loạn hô hấp. Nguyên nhân do thiếu hụt chất surfactant khiến cho các phế nang không dãn nở tốt, trẻ dễ bị tím tái, khó thở. Trẻ cũng dễ bị ngạt trong quá trình sơ sinh, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần xử trí kịp thời nếu không sẽ đưa đến hậu quả đáng tiếc.

Trẻ sinh non tháng cũng có nguy cơ bị vàng da hơn những trẻ được sinh ra đúng ngày. Vàng da là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc mang di chứng suốt đời. Nguyên nhân của tình trạng này là do chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện, chưa thực hiện được chức năng chuyển hóa dẫn đến tích tụ bilirubin gây vàng da. Trẻ sinh non thường bị vàng da Trẻ sinh non thường bị vàng da

Chức năng miễn dịch của những trẻ này cũng chưa đầy đủ, do đó, trẻ cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm ruột, nhiễm trùng huyết,…

Ngoài ra, một số bệnh lí mà trẻ sơ sinh non tháng cũng rất dễ gặp phải đó là thiếu hụt yếu tố đông máu, rối loạn chuyển hóa, xơ võng mạc,…

Mang thai lần 2 quá ngày dự sinh

Trẻ sinh già tháng đều mang những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con.

Đối với mẹ: Thai già tháng thường có nguy cơ phải mổ lấy thai hoặc can thiệp thủ thuật do thai to. Quá trình này gây nên nhiều biến chứng như đẻ khó, chảy máu sau sinh, tổn thương khung chậu, tăng thời gian nằm viện.

Đối với con: Nguy hiểm nhất đối với những trẻ sinh già tháng là tình trạng ngạt, sặc nước ối có lẫn phân su. Thiểu ối, suy thai, nhiễm trùng ối, máu cô đặc hay rối loạn điện giải cũng là những biến chứng dễ gặp phải ở những trẻ này. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh già tháng cao gấp 2-4 lần trẻ sinh đủ tháng và tỉ lệ này càng cao nếu số tuổi thai càng già.

Cần chú ý gì để sinh con lần 2 đủ ngày đủ tháng

Mẹ bầu cần chú ý những điều sau để con sinh ra đủ ngày, đủ tháng:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang bầu lần 2

Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: protein, canxi, sắt, acid folic, kẽm, vitamin sẽ đảm bảo cho thai nhi có sự phát triển tốt trong thai kỳ. Mẹ cũng nên tránh xa các loại thực phẩm không tốt như thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích trong thai kỳ.

Mang thai lần 2 uống thuốc gì?

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sử dụng các loại viên uống bổ sung trong thai kỳ là việc vô cùng cần thiết, giúp cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Các sản phẩm vitamin tổng hợp chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất, sắt, axit folic, canxi, DHA… cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mang thai lần 2 vẫn cần bổ sung đầy đủ vitamin Mang thai lần 2 vẫn cần bổ sung đầy đủ vitamin

Lối sống khoa học, lành mạnh

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, thể dục nhẹ nhàng, tránh xa chất kích thích sẽ là lời khuyên thích hợp đối với những mẹ muốn sinh con đủ tháng.

Khám thai định kỳ

Điều này giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của bé, phát hiện được những bất thường trong thai kỳ để có biện pháp xử trí kịp thời. Trường hợp có khả năng sinh non, bác sĩ có thể sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp để giữ thai. Đối với thai già tháng, việc khám thai giúp phát hiện nguy cơ suy thai để có phương pháp xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Chú ý vận động

Đặc biệt, trong những tháng cuối của thai kỳ mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh các kích thích làm tăng nguy cơ sinh sớm như: vận động mạnh, căng thẳng, xoa bụng, xoa đầu ti, đi chơi xa, cúi người, ngồi xổm, hay ăn những thực phẩm gây co bóp tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… để tránh nguy cơ sinh non.

Sinh con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng là điều mong mỏi của tất cả mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Đối với những mẹ sinh con lần 2 thì điều này cũng không ngoại lệ. Trên đây là những thông tin về mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh cũng như làm thế nào để trẻ được sinh ra đủ tháng. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và trọn vẹn!