Mang thai tháng thứ 9 có quan hệ được không? – MarryBaby

2. Dẫn đến sinh non

Quan hệ tháng cuối có sao không? Những kích thích ham muốn nếu quá mạnh mẽ và lặp lại liên tục sẽ gây sung huyết hưng phấn, dễ dẫn đến co thắt tử cung, đặc biệt là ở đầu hoặc cuối thai kỳ thì nguy cơ càng cao, thậm chí còn có thể bị sinh non hay sảy thai. Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn dần thì lượng nước ối bao quanh cũng tăng lên, sự giãn nở lớn hơn, nếu người chồng “yêu” mạnh bạo còn có thể làm vỡ ối sớm. Vì vậy, với câu hỏi “mang thai tháng thứ 9 có quan hệ được không?”, bạn cần cẩn thận khi sinh hoạt nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển “chồng hát, vợ khen hay”

Lưu ý khi quan hệ ở tháng thứ 9

Mang thai tháng thứ 9 có quan hệ được không? Có thể, nhưng nên hạn chế tối đa tần suất và kiểm soát tốt cường độ cũng như các tư thế lúc vào cuộc yêu. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh cá nhân cũng phải ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu nguy cơ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm cho mẹ bầu, không gây ra nguy hiểm ở cuối thai kỳ cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ không đảm bảo sức khỏe hoặc đang bị bệnh thì tốt nhất hai vợ chồng nên kiêng quan hệ.

1. Chú ý tư thế ngủ

Ngoài tư thế hợp lý khi yêu ở những tháng cuối thai kỳ thì tư thế ngủ cũng vô cùng quan trọng cho mẹ bầu. Bụng to khiến mẹ khó khăn khi nằm, cho nên hãy lựa chọn tư thế ngủ nằm nghiêng, chân hơi co sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Nếu giai đoạn này mẹ bị phù chân thì có thể đặt một chiếc chăn hay gối thấp dưới chân.

2. Cảnh giác triệu chứng đau bụng

mẹ bầu tắm nắng

Thông thường ở cuối thai kỳ, lúc ngủ nghỉ vào ban đêm sẽ có lúc mẹ bầu xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới do “co thắt tử cung giả”. Hiện tượng này chỉ kéo dài vài giây hoặc thỉnh thoảng kéo dài đến sáng hôm sau thì hết. Tuy nhiên, nếu bạn đột ngột đau bụng dưới một cách có quy luật thì nên suy xét nguy cơ vỡ tử cung hoặc vỡ ối sớm, nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

3. Cảnh giác thai động không có quy luật

Thai động là hành vi thai nhi biểu đạt sự tồn tại của mình với mẹ. Vì vậy, trong tình huống bình thường thì hiện tượng này không cần lo lắng, chỉ khi nào thai động quá nhiều lần, chẳng hạn thai nhi cử động hơn 30 lần mỗi 12 tiếng hoặc hơn 4 lần/giờ thì mẹ cần kiểm tra tình trạng thai nhi để tìm ra vấn đề.

4. Tuân thủ chặt chẽ các chỉ định kiểm tra thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên thăm khám đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như an toàn cho cả mẹ và bé. Ở mỗi giai đoạn mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm khác nhau, nhất là cuối thai kỳ. Mẹ không nên chủ quan để tránh các nguy cơ cho bản thân hoặc thai nhi nếu không kịp thời phát hiện, xử lý.

>>> Bạn có thể tham khảo: 7 tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa giúp bố mẹ thăng hoa, thai nhi an toàn

5. Chú ý dinh dưỡng cuối thai kỳ

Mang bầu tháng thứ 9 có nghĩa là chuẩn bị bước vào cuối thai kỳ, lúc này trên cơ bản mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm ăn hơn. Do đó, chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này cần tăng cường hấp thu protein, một số axit béo cần thiết, sắt, đặc biệt là chú ý cân bằng dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu.

Rõ ràng việc mang thai tháng thứ 9 có quan hệ được không còn tùy thuộc rất nhiều vào lối sống và cách sinh hoạt của bạn và anh xã đấy!