Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn – Huggies

Bài viết được sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh – Chuyên ngành Nội nhi, khám chữa bệnh trẻ em, tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi một cột mốc của con yêu đều mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và đầy thách thức. Tiếng khóc chào đời khiến cha mẹ đều vui sướng. Đến giai đoạn tập lật nằm sấp, bạn sẽ nhận thấy bé đang có dấu hiệu chập chững ở những kỹ năng đầu tiên. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn tạo tiền đề cho bé tập ngồi sau này. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi là phù hợp và đúng tuổi? Cùng chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh và Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Tham khảo:

Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Tập ngồi cho trẻ cần tuân theo sự phát triển tự nhiên và không nên ép bé học ngồi sớm trước 4 tháng tuổi. Mấy tháng cho bé tập ngồi tốt nhất được nhiều cha mẹ quan tâm. Độ tuổi hợp lý nhất là từ 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi. Đây được xem là giai đoạn bé đã biết cách lật sấp và nâng cao đầu. Đại đa số các bé đầu có thể tự ngồi mà không cần bố mẹ hỗ trợ khi được khoảng 8 tháng tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

Mốc đầu tiên trong đánh giá vận động theo tuổi của trẻ là ngồi vững không vịn. Thời điểm trẻ biết ngồi vững từ 4-9 tháng tuổi tùy từng bé. Nhưng nếu sau 9 tháng mà trẻ vẫn chưa ngồi vững là dấu hiệu chậm vận động, mẹ cần cho bé đi kiểm tra nhé!

bac si

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Hầu hết các bé có thể tự ngồi khi 8 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao ngồi lại có liên quan đến nằm sấp?

Nằm sấp là cơ sở để nhận biết dễ dàng nhất khi bé cần tập ngồi. Khi mẹ thấy bé không có dấu hiệu thích lật và nằm sấp, ngẩng cao đầu trong một thời gian dài thì khả năng biết ngồi sẽ rất trễ. Nếu như bé đã đến tuổi tập ngồi rồi mà chưa thấy bé tập lẫy và nằm sấp thì hãy tập cho bé vài phút mỗi ngày để quen dần và cứng cáp hơn.

Thời gian nằm sấp đối với việc học ngồi của trẻ

Nằm sấp tăng cường sức mạnh cơ cổ, giúp trẻ học ngồi dễ dàng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Những biểu hiện nào cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi?

Từ tháng thứ 4, cơ cổ và đầu của bé dần được cứng cáp, bé sẽ học cách ngẩng cao đầu khi đang nằm sấp. Lúc này, bạn đã có thể lấy tay đỡ cổ và đầu bé ở tư thế ngồi nhưng cần sự hỗ trợ rất lớn từ cha mẹ.

Phản xạ đầu tiên khi bạn cho bé tập ngồi là bé sẽ tìm cách chống người lên bằng 2 tay, giữ ngực không chạm đất. Khoảng thời gian này thực sự cần cha mẹ yêu giúp bé nâng đỡ và tập dần cho cứng cáp.

Đến tháng thứ 5, bé đã có thể ngồi vững trong 1 vài giây mà không cần cha mẹ hỗ trợ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên quan sát và ở gần bé để phòng trường hợp bé bị ngã.

Đến tháng thứ 7, bé đã biết cách duy trì sự cân bằng trong khi ngồi bằng cách nghiêng về phía trước và sử dụng tay để chống xuống đất. Đến khoảng tháng 8 – 9, bé đã ngồi vững vàng và bắt đầu có hành động xoay tới lui, sử dụng tay chống đỡ, dẫn chuyển trạng thái bò.

Bài viết cùng chủ đề:

Các giai đoạn phát triển của trẻ Trẻ chậm nói phải làm sao?

Hướng dẫn các bước giúp bé ngồi dậy dễ dàng và vững vàng

Mỗi một kỹ năng đều cần có thời gian và người hỗ trợ đảm bảo an toàn. Khi bé tập ngồi cũng vậy, rất cần đến cha mẹ quan sát và nâng đỡ bé từ những bước đầu tiên. Các bước giúp bé tập ngồi vững vàng dưới đây sẽ là gợi ý tốt cho các bậc phụ huynh.

Nâng ngực và đầu bé khi bé có dấu hiệu muốn ngồi. Mặc dù đầu và cổ của bé trong giai đoạn này khá là cứng cáp nhưng vẫn còn yếu nếu như xoay sang tư thế ngồi. Do đó, các mẹ có thể đỡ đầu bé và nâng ngực để bé dần làm quen với các tư thế, kiểm soát đầu. Việc làm này sẽ mất một khoảng thời gian từ 2 tuần đến 2 tháng (tùy từng bé). Tuy nhiên, bạn cứ kiên trì đến cùng để bé nhanh thích ứng với ngồi hơn.

Tập cho bé ngồi vững và tự tin hơn. Khi bé đã có thể ngồi được, mẹ đặt món đồ chơi sáng màu bắt mắt hoặc mở những bài hát vui nhộn để gây sự chú ý đến bé. Lúc này, bé sẽ bật ngồi dậy và sử dụng 2 tay chống xuống sàn nhà mong muốn được với đến đồ chơi hơn. Nhờ đó, các cử động khớp tay, cổ, đầu và các bộ phận cơ thể thích nghi nhanh hơn.

Luôn quan sát và đỡ lập tực khi bé có dấu hiệu sắp ngã. Hãy chắc chắn rằng, bé nằm trong tầm kiểm soát của bạn để bảo vệ sức khỏe.

Hướng dẫn các bước giúp bé ngồi dậy dễ dàng và vững vàng

Bố mẹ nên đảm bảo an toàn trong khi bé đang tạp ngồi (Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý quan trọng để ngồi an toàn cho bé

Bé vừa tập ngồi có thể dễ dàng mệt mỏi, bé có thể “truyền đạt thông điệp” cho mẹ bằng cách quấy khóc hoặc tỏ ra khó chiu. Nếu bé ngã người hoặc trượt sang một bên ngay cả khi được hỗ trợ, bé có thể chưa sẵn sàng ngồi. Theo Whattoexpect, những biểu hiện trên của bé là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng và tiếp tục tập lại cho bé ở những lần sau.

Nếu đến cuối tháng tuổi thứ 5, bé vẫn chưa ngồi vững hoặc chưa có dấu hiệu tập ngồi, đây cũng là dấu hiệu bình thường, vì tốc độ phát triển của mỗi em bé là khác nhau. Một số em bé có thể bắt đầu tập ngồi lúc 4 tháng, một số có thể đến tận tháng thứ 9 mới bắt đầu biết ngồi. Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần kiên nhẫn tập ngồi và động viên bé.

Trẻ em được đặt ngồi quá sớm hoặc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất nói chung. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên hoặc chỉ khi bé có dấu hiệu muốn ngồi, bố mẹ mới nên tập ngồi cho bé.

Trong quá trình tập ngồi, bố mẹ nên đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn, tránh các mối nguy hiểm như ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ,… vì con có thể với tay ra để chạm vào chúng.

Nếu em bé của bạn qua 9 tháng tuổi mà vẫn chưa thể tự ngồi một mình thì hãy liên hệ với bác sĩ mẹ nhé, vì đây là dấu hiệu của sự chậm trễ phát triển kỹ năng vận động thô.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Mẹo trị ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên Cách chăm sóc bé từ lọt lòng đến từng tháng

Những câu hỏi thường gặp trong giai đoạn này

Có nên sử dụng ghế trẻ em không để hỗ trợ?

Được nhưng phải đợi bé đến khi có thể ngồi vững vàng thì sử dụng ghế hỗ trợ. Theo nhà vật lý trị liệu nhi khoa Rebecca Talmud: Nếu như để bé học ngồi quá sớm hoặc trong thời gian học ngồi quá dài có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng khác của trẻ. Nếu như đứa trẻ đó vẫn chưa ngồi thẳng được, cổ và đầu chưa kiểm soát tốt thì ngồi bằng ghế hỗ trợ sẽ khiến bé khó học các kỹ năng mới.

Do đó, hãy chờ đợi đến giai đoạn bé ngồi khá vững, mẹ có thể cho còn ngồi ghế hỗ trợ.

Nên làm gì khi bé có dấu hiệu chậm ngồi dù đã đến giai đoạn đó?

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé nhà mình mãi mà vẫn không ngồi được. Ba mẹ luôn thắc mắc chính xác mấy tháng bé biết ngồi? Con của mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Thực tế, mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng, do đó mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu sang tháng thứ 9 mà bé chưa biết ngồi, mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để biết rõ nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn.

Trẻ sang tháng thứ 9 không thể ngồi nên đi khám (Nguồn: Sưu tầm)

Các cột mốc tiếp theo sau khi trẻ biết ngồi là gì?

Tập ngồi thẳng lưng nhiều lần (cộng với thời gian nằm sấp) sẽ giúp con bạn phát triển sức mạnh phần trên cơ thể. Vào giai đoạn 6 đến 7 tháng tuổi, bé sẽ có thể tiến về phía trước bằng cả hai tay và hai chân. Khi được 10 tháng, trẻ đã có thể bò một cách thành thạo. Lúc này, bé vừa có tính tò mò lại vừa thích di chuyển. Do vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát mỗi khi con chơi đùa.

Qua những thông tin mà Huggies chia sẻ, hẳn bố mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi” rồi đúng không? Bố mẹ cũng biết thêm cách giúp bé tập ngồi và những lưu ý cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để có lời giải đáp nhé.

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn – Huggies

Bài viết được sự tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh – Chuyên ngành Nội nhi, khám chữa bệnh trẻ em, tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh.

Mỗi một cột mốc của con yêu đều mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và đầy thách thức. Tiếng khóc chào đời khiến cha mẹ đều vui sướng. Đến giai đoạn tập lật nằm sấp, bạn sẽ nhận thấy bé đang có dấu hiệu chập chững ở những kỹ năng đầu tiên. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn tạo tiền đề cho bé tập ngồi sau này. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi là phù hợp và đúng tuổi? Cùng chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh và Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Tham khảo:

Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Sự phát triển của bé 5 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Tập ngồi cho trẻ cần tuân theo sự phát triển tự nhiên và không nên ép bé học ngồi sớm trước 4 tháng tuổi. Mấy tháng cho bé tập ngồi tốt nhất được nhiều cha mẹ quan tâm. Độ tuổi hợp lý nhất là từ 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi. Đây được xem là giai đoạn bé đã biết cách lật sấp và nâng cao đầu. Đại đa số các bé đầu có thể tự ngồi mà không cần bố mẹ hỗ trợ khi được khoảng 8 tháng tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

Mốc đầu tiên trong đánh giá vận động theo tuổi của trẻ là ngồi vững không vịn. Thời điểm trẻ biết ngồi vững từ 4-9 tháng tuổi tùy từng bé. Nhưng nếu sau 9 tháng mà trẻ vẫn chưa ngồi vững là dấu hiệu chậm vận động, mẹ cần cho bé đi kiểm tra nhé!

bac si

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Hầu hết các bé có thể tự ngồi khi 8 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao ngồi lại có liên quan đến nằm sấp?

Nằm sấp là cơ sở để nhận biết dễ dàng nhất khi bé cần tập ngồi. Khi mẹ thấy bé không có dấu hiệu thích lật và nằm sấp, ngẩng cao đầu trong một thời gian dài thì khả năng biết ngồi sẽ rất trễ. Nếu như bé đã đến tuổi tập ngồi rồi mà chưa thấy bé tập lẫy và nằm sấp thì hãy tập cho bé vài phút mỗi ngày để quen dần và cứng cáp hơn.

Thời gian nằm sấp đối với việc học ngồi của trẻ

Nằm sấp tăng cường sức mạnh cơ cổ, giúp trẻ học ngồi dễ dàng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Những biểu hiện nào cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi?

Từ tháng thứ 4, cơ cổ và đầu của bé dần được cứng cáp, bé sẽ học cách ngẩng cao đầu khi đang nằm sấp. Lúc này, bạn đã có thể lấy tay đỡ cổ và đầu bé ở tư thế ngồi nhưng cần sự hỗ trợ rất lớn từ cha mẹ.

Phản xạ đầu tiên khi bạn cho bé tập ngồi là bé sẽ tìm cách chống người lên bằng 2 tay, giữ ngực không chạm đất. Khoảng thời gian này thực sự cần cha mẹ yêu giúp bé nâng đỡ và tập dần cho cứng cáp.

Đến tháng thứ 5, bé đã có thể ngồi vững trong 1 vài giây mà không cần cha mẹ hỗ trợ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên quan sát và ở gần bé để phòng trường hợp bé bị ngã.

Đến tháng thứ 7, bé đã biết cách duy trì sự cân bằng trong khi ngồi bằng cách nghiêng về phía trước và sử dụng tay để chống xuống đất. Đến khoảng tháng 8 – 9, bé đã ngồi vững vàng và bắt đầu có hành động xoay tới lui, sử dụng tay chống đỡ, dẫn chuyển trạng thái bò.

Bài viết cùng chủ đề:

Các giai đoạn phát triển của trẻ Trẻ chậm nói phải làm sao?

Hướng dẫn các bước giúp bé ngồi dậy dễ dàng và vững vàng

Mỗi một kỹ năng đều cần có thời gian và người hỗ trợ đảm bảo an toàn. Khi bé tập ngồi cũng vậy, rất cần đến cha mẹ quan sát và nâng đỡ bé từ những bước đầu tiên. Các bước giúp bé tập ngồi vững vàng dưới đây sẽ là gợi ý tốt cho các bậc phụ huynh.

Nâng ngực và đầu bé khi bé có dấu hiệu muốn ngồi. Mặc dù đầu và cổ của bé trong giai đoạn này khá là cứng cáp nhưng vẫn còn yếu nếu như xoay sang tư thế ngồi. Do đó, các mẹ có thể đỡ đầu bé và nâng ngực để bé dần làm quen với các tư thế, kiểm soát đầu. Việc làm này sẽ mất một khoảng thời gian từ 2 tuần đến 2 tháng (tùy từng bé). Tuy nhiên, bạn cứ kiên trì đến cùng để bé nhanh thích ứng với ngồi hơn.

Tập cho bé ngồi vững và tự tin hơn. Khi bé đã có thể ngồi được, mẹ đặt món đồ chơi sáng màu bắt mắt hoặc mở những bài hát vui nhộn để gây sự chú ý đến bé. Lúc này, bé sẽ bật ngồi dậy và sử dụng 2 tay chống xuống sàn nhà mong muốn được với đến đồ chơi hơn. Nhờ đó, các cử động khớp tay, cổ, đầu và các bộ phận cơ thể thích nghi nhanh hơn.

Luôn quan sát và đỡ lập tực khi bé có dấu hiệu sắp ngã. Hãy chắc chắn rằng, bé nằm trong tầm kiểm soát của bạn để bảo vệ sức khỏe.

Hướng dẫn các bước giúp bé ngồi dậy dễ dàng và vững vàng

Bố mẹ nên đảm bảo an toàn trong khi bé đang tạp ngồi (Nguồn: Sưu tầm)

Những lưu ý quan trọng để ngồi an toàn cho bé

Bé vừa tập ngồi có thể dễ dàng mệt mỏi, bé có thể “truyền đạt thông điệp” cho mẹ bằng cách quấy khóc hoặc tỏ ra khó chiu. Nếu bé ngã người hoặc trượt sang một bên ngay cả khi được hỗ trợ, bé có thể chưa sẵn sàng ngồi. Theo Whattoexpect, những biểu hiện trên của bé là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng và tiếp tục tập lại cho bé ở những lần sau.

Nếu đến cuối tháng tuổi thứ 5, bé vẫn chưa ngồi vững hoặc chưa có dấu hiệu tập ngồi, đây cũng là dấu hiệu bình thường, vì tốc độ phát triển của mỗi em bé là khác nhau. Một số em bé có thể bắt đầu tập ngồi lúc 4 tháng, một số có thể đến tận tháng thứ 9 mới bắt đầu biết ngồi. Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần kiên nhẫn tập ngồi và động viên bé.

Trẻ em được đặt ngồi quá sớm hoặc trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất nói chung. Do đó, tốt nhất bố mẹ nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên hoặc chỉ khi bé có dấu hiệu muốn ngồi, bố mẹ mới nên tập ngồi cho bé.

Trong quá trình tập ngồi, bố mẹ nên đảm bảo khu vực xung quanh được an toàn, tránh các mối nguy hiểm như ổ cắm điện, dao kéo, vật liệu độc hại, đồ chơi quá nhỏ,… vì con có thể với tay ra để chạm vào chúng.

Nếu em bé của bạn qua 9 tháng tuổi mà vẫn chưa thể tự ngồi một mình thì hãy liên hệ với bác sĩ mẹ nhé, vì đây là dấu hiệu của sự chậm trễ phát triển kỹ năng vận động thô.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Mẹo trị ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên Cách chăm sóc bé từ lọt lòng đến từng tháng

Những câu hỏi thường gặp trong giai đoạn này

Có nên sử dụng ghế trẻ em không để hỗ trợ?

Được nhưng phải đợi bé đến khi có thể ngồi vững vàng thì sử dụng ghế hỗ trợ. Theo nhà vật lý trị liệu nhi khoa Rebecca Talmud: Nếu như để bé học ngồi quá sớm hoặc trong thời gian học ngồi quá dài có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng khác của trẻ. Nếu như đứa trẻ đó vẫn chưa ngồi thẳng được, cổ và đầu chưa kiểm soát tốt thì ngồi bằng ghế hỗ trợ sẽ khiến bé khó học các kỹ năng mới.

Do đó, hãy chờ đợi đến giai đoạn bé ngồi khá vững, mẹ có thể cho còn ngồi ghế hỗ trợ.

Nên làm gì khi bé có dấu hiệu chậm ngồi dù đã đến giai đoạn đó?

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và bối rối khi bé nhà mình mãi mà vẫn không ngồi được. Ba mẹ luôn thắc mắc chính xác mấy tháng bé biết ngồi? Con của mình có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Thực tế, mỗi trẻ có một tốc độ phát triển riêng, do đó mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu sang tháng thứ 9 mà bé chưa biết ngồi, mẹ nên cho bé đi khám chuyên khoa nhi để biết rõ nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn.

Trẻ sang tháng thứ 9 không thể ngồi nên đi khám (Nguồn: Sưu tầm)

Các cột mốc tiếp theo sau khi trẻ biết ngồi là gì?

Tập ngồi thẳng lưng nhiều lần (cộng với thời gian nằm sấp) sẽ giúp con bạn phát triển sức mạnh phần trên cơ thể. Vào giai đoạn 6 đến 7 tháng tuổi, bé sẽ có thể tiến về phía trước bằng cả hai tay và hai chân. Khi được 10 tháng, trẻ đã có thể bò một cách thành thạo. Lúc này, bé vừa có tính tò mò lại vừa thích di chuyển. Do vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát mỗi khi con chơi đùa.

Qua những thông tin mà Huggies chia sẻ, hẳn bố mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi” rồi đúng không? Bố mẹ cũng biết thêm cách giúp bé tập ngồi và những lưu ý cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để có lời giải đáp nhé.