Bé khi 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm một cách dễ dàng. Đây cũng chính là giai đoạn thứ hai của quá trình ăn dặm ở trẻ. Vì vậy, để hỗ trợ cho sự khôn lớn của trẻ, mẹ cần phải chuẩn bị những thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng dễ nấu đơn giản dành cho bé nhé!
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng đã cao hơn nhiều so với những tháng tuổi đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, mẹ nên nhớ lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng và bé ăn dặm đúng cách với đầy đủ các dưỡng chất để hỗ trợ cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất trí tuệ.
Sau đây là những dưỡng chất cần có khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mẹ cần nhớ mẹ nhé:
Protein: Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển não bộ và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, là chất cơ bản để duy trì được sự sống của mọi tế bào trong cơ thể. Trẻ bị thiếu đạm rất dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần lưu ý điểm này.
Sắt: Sắt là nguyên tố chủ yếu để tạo ra các tế bào máu, thường có trong thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, trẻ dễ bị ốm đau, phát triển chậm.
Kẽm: Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu kẽm. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…
Omega-3: Đây là một axit béo có nhiều tác động quan trọng đến sự phát triển của não bộ trẻ. Ngoài ra nó còn đem lại lợi ích cho mắt, tim mạch, da. Để cung cấp cho trẻ omega-3, cha mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia… bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
Vitamin: Vitamin C, A, D… đều là những loại vitamin quan trọng cần bổ sung trong thời kỳ này. Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ.
2. Lượng thực phẩm trong ngày cho bé 8 tháng
Lượng thực phẩm cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng:
Sữa: 600ml (sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò…)
Dầu (mỡ): 15 – 20g (4-6 thìa cà phê loại 5 ml)
Rau xanh: 50 – 80g
Quả chín: 60 – 100g
Gạo (nấu cháo, bột): 75 – 90g
Thịt (hoặc cá, tôm, trứng…): 45 – 50 g, chú ý ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà
Ở lứa tuổi này, bé vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất và trí não. Do vậy mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh và tăng cân đều. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Giai đoạn bé 8 tháng tuổi cũng là một trong những giai đoạn không kém phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Mẹ cần phải có chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng phù hợp dành cho bé. Nhằm giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trước hết, để có được thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thích hợp, mẹ cần phải biết được lịch ăn dặm cho trẻ.
Bữa sáng chính: 8 giờ sáng
Bữa phụ gần trưa: 10-11 giờ sáng
Bữa trưa chính: 13 giờ chiều
Bữa phụ gần tối: 15-16 giờ chiều
Bữa tối chính: 18 giờ tối
Bữa phụ khuya: 21 giờ tối
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật khoa học
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi bé nào cũng thích
Trẻ ăn dặm 8 tháng như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng?
3. Lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân
3.1. Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu:
Bột gạo
Nấm rơm
Thịt lợn nạc
Dầu ăn
Nước
Cách làm:
Cho bột gạo vào với nước và trộn đều đến khi không còn vón cục
Khoai lang có thể hấp rồi nghiền hoặc mẹ cắt miếng nhỏ cho vào nấu cùng cháo cho mềm.
Cháo chín thì cho thịt heo vào đảo đều và nấu thêm 7 phút cho thịt chín mềm.
Múc cháo ra bát và rắc phô mai lên trên, thêm vài giọt dầu ăn.
3.12. Nui thịt bò cà chua
Nguyên liệu:
Nui: 45g.
Thịt bò: 30g.
Cà chua: 1 quả.
Hành khô, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
Nui đem rửa sạch, ngâm nước tầm 10 phút và luộc chín mềm.
Thịt bò đem rửa sạch, băm nhỏ.
Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
Cho chảo lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào chín và cho thịt bò bằm nhỏ vào xào chín.
Cho nui ra đĩa, nước sốt thịt bò cà chua lên trên và chút hành lá nếu muốn.
3.13. Súp gà ngô ngọt
Nguyên liệu:
Thịt ức gà: 30g.
Xương gà: 45g.
Nấm rơm: 3 cái.
Ngô ngọt: ½ bắp.
Cà rốt: 1/3 củ.
Rau mùi, hành lá.
Bột đao.
Cách làm:
Xương gà và thịt gà đem rửa sạch và cho vào nấu với nước lửa vừa. Đun sôi thì dùng muỗng hớt hết lớp bọt nổi lên và đun thêm 10 phút cho thịt gà chín đồng thời cho nước dùng có vị ngọt.
Cho hỗn hợp rau nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt vào nồi nước dùng đang sôi.
Bột đao hòa nước và cho vào nồi nước dùng để có độ sánh.
Sau cùng cho thịt gà vào đảo đều tay, sôi lại là được.
Múc súp ra bát rồi cho hành lá, rau mùi lên trên.
3.14. Cháo lươn su su
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 1 nắm vừa đủ.
Lươn: 35g.
Su su non: 1 quả.
Dầu ăn trẻ em.
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu thành cháo với lửa vừa.
Lươn rửa sạch, hấp chín với sả cho bớt mùi tanh. Lươn chín đem giã nhỏ.
Su su non gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn.
Cháo chín thì cho lươn và su su vào đun sôi thêm vài phút là được.
Múc cháo ra bát, cho chút dầu ăn, hành ngò.
3.15. Cháo cua rau mồng tơi
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: ¼ lon.
Thịt cua hấp : 1 thìa canh.
Rau mồng tơi: 4-5 ngọn.
Dầu ăn trẻ em.
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, nấu thành cháo.
Thịt cua hấp chín đem giã nhỏ.
Rau mồng tơi rửa sạch và thái sợi nhỏ hoặc băm nhuyễn.
Cháo chín, cho thịt cua vào khuấy đều. Cháo sôi lại thì cho rau mồng tơi vào đun sôi thêm 2 phút là được.
Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn vào rồi để nguội cho bé ăn.
Nguồn: Kimi Food TV – Youtube
3.16. Cháo yến mạch với cá hồi và bí đỏ
Nguyên liệu:
Yến mạch : 4 thìa canh.
Cá hồi: 30g.
Bí đỏ: 30g.
Dầu ăn.
Gừng, hạt nêm trẻ em.
Cách làm:
Yến mạch đem ngâm nước cho nở và rửa sạch nhớt, bụi bẩn. Đem nấu chín mềm.
Cá hồi hấp chín cùng với chút gừng rồi giã nhỏ.
Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhỏ.
Yến mạch chín thì cho cá hồi, bí đỏ vào khuấy đều tay trong 2 phút.
Nêm chút hạt nêm, dầu ăn vào cháo và chờ nguội cho bé ăn.
3.17. Cháo chim bồ câu, hạt sen
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: ¼ lon.
Thịt chim bồ câu: 1 con.
Hạt sen: 30g.
Dầu ăn.
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, để ráo nước.
Thịt chim bồ câu làm sạch, xát muối và thui qua lửa cho chắc thịt. Đem lọc phần thịt ở đùi và ức ra rồi bằm nhỏ. Phần xương cho vào nồi nước và nấu cùng với gạo.
Hạt sen bỏ vỏ, lấy tâm cho vào nấu cùng cháo cho chín nhừ.
Cháo chín thì đem bỏ xương, cho phần thịt chim bằm vào nấu thêm 5 phút cho chín.
Cho toàn bộ phần cháo vừa chín vào máy xay, xay nhuyễn.
Cho thêm vài giọt dầu ăn và để nguội là bé có thể ăn được.
3.18. Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu:
Trứng gà
Khoai lang
Gạo tẻ
Sữa tươi
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách làm:
Ninh bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian.
Rửa sạch khoai lang rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ trộn khoai lang còn nóng với sữa tươi.
Đun cháo trên bếp và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với bé. Mẹ nên nhớ là bé ăn nhạt mẹ nhé! Sau đó cho khoai lang vào khuấy đều cho đến khi cháo và khoai lang quyện với nhau thì cho lòng đỏ trứng gà vào. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ từ 1 – 2 phút là có thể múc ra cho bé ăn.
Nguồn: Nương Trần – Youtube
3.19. Cháo cua khoai mỡ
Nguyên liệu:
Thịt cua tươi
Mỡ heo
Thịt heo nạc
Khoai mỡ
Hành
Ngò gai
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách làm:
Cắt nhỏ mỡ heo và thịt heo nạc, cho cùng vào với thịt cua xay mịn. Tiếp đến cho một chút gia vị và để trong 15 phút.
Gọt vỏ khoai mỡ, nạo nhuyễn.
Nấu sôi nước rồi viên từng viên vào chả cua nhỏ thả vào. Khi nào các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào và nấu thành cháo sệt.
Đợi cho cháo sôi thì cho chả cua vào nấu lẫn, đến khi sôi là được. Múc ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên.
3.20. Cháo tôm bí xanh
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Tôm tươi
Bí xanh
Hành tỏi băm
Hành lá
Rau mùi tàu
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách làm:
Tôm tươi đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đi chỉ đen rồi băm nhỏ.
Gọt vỏ bí đao, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
Nhặt rửa sạch hành lá, mùi tàu rồi thái nhỏ.
Phi thơm hành tỏi băm trên nồi rồi cho phần vỏ tôm vào nồi sôi để lấy nước dùng.
Đợi đến khi nước sôi thì vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Đổ gạo vào ninh cháo trên lửa nhỏ. Khi cháo sôi thì cho bí xanh vào nấu đến khi chín mềm.
Tiếp đến, cho phần thịt tôm vào và nấu đến khi cháo chín sôi trở lại. Thêm một chút gia vị cho vừa ăn và cho hành lá thái nhỏ vào.
Múc cháo ra bát rồi cho dầu ăn vào trộn đều. Mẹ hãy cho bé ăn khi còn ấm nóng nha!
Nguồn: Kimi Food TV – Youtube
4. Những lưu ý của mẹ trong việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Sau đây là một số lưu ý trọng việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi:
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ, vì vậy không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600-800ml/ ngày.
Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh gan, thận của bé làm việc quá tải, từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của trẻ.
Khi chế biến thức ăn cho bé, cha mẹ hãy để vị nguyên bản, không nên cho thêm gia vị nhằm giúp trẻ vừa phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn vừa tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ và thận của bé.
Tỉ lệ chuẩn khi nấu cháo cho bé: 10g gạo với 70ml nước.
Nên thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé, trẻ nhỏ cần cân đối chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều.
Cha mẹ hãy lên thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân một cách đa dạng, phong phú đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon.
5. Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể tìm được món ăn phù hợp với thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. Kèm theo đó biết thêm một số lưu ý, cũng như lịch ăn dặm khoa học. Hỗ trợ cho bé phát triển toàn diện và mọi mặt.
Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng: 20 Món Vừa Dễ Vừa Ngon
Bé khi 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm một cách dễ dàng. Đây cũng chính là giai đoạn thứ hai của quá trình ăn dặm ở trẻ. Vì vậy, để hỗ trợ cho sự khôn lớn của trẻ, mẹ cần phải chuẩn bị những thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng dễ nấu đơn giản dành cho bé nhé!
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng đã cao hơn nhiều so với những tháng tuổi đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, mẹ nên nhớ lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng và bé ăn dặm đúng cách với đầy đủ các dưỡng chất để hỗ trợ cho bé phát triển toàn diện cả về thể chất trí tuệ.
Sau đây là những dưỡng chất cần có khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mẹ cần nhớ mẹ nhé:
Protein: Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển não bộ và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, là chất cơ bản để duy trì được sự sống của mọi tế bào trong cơ thể. Trẻ bị thiếu đạm rất dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần lưu ý điểm này.
Sắt: Sắt là nguyên tố chủ yếu để tạo ra các tế bào máu, thường có trong thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, trẻ dễ bị ốm đau, phát triển chậm.
Kẽm: Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu kẽm. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…
Omega-3: Đây là một axit béo có nhiều tác động quan trọng đến sự phát triển của não bộ trẻ. Ngoài ra nó còn đem lại lợi ích cho mắt, tim mạch, da. Để cung cấp cho trẻ omega-3, cha mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia… bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
Vitamin: Vitamin C, A, D… đều là những loại vitamin quan trọng cần bổ sung trong thời kỳ này. Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ.
2. Lượng thực phẩm trong ngày cho bé 8 tháng
Lượng thực phẩm cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng:
Sữa: 600ml (sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò…)
Dầu (mỡ): 15 – 20g (4-6 thìa cà phê loại 5 ml)
Rau xanh: 50 – 80g
Quả chín: 60 – 100g
Gạo (nấu cháo, bột): 75 – 90g
Thịt (hoặc cá, tôm, trứng…): 45 – 50 g, chú ý ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà
Ở lứa tuổi này, bé vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất và trí não. Do vậy mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh và tăng cân đều. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Giai đoạn bé 8 tháng tuổi cũng là một trong những giai đoạn không kém phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Mẹ cần phải có chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng phù hợp dành cho bé. Nhằm giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trước hết, để có được thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thích hợp, mẹ cần phải biết được lịch ăn dặm cho trẻ.
Bữa sáng chính: 8 giờ sáng
Bữa phụ gần trưa: 10-11 giờ sáng
Bữa trưa chính: 13 giờ chiều
Bữa phụ gần tối: 15-16 giờ chiều
Bữa tối chính: 18 giờ tối
Bữa phụ khuya: 21 giờ tối
Xem thêm:
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật khoa học
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi bé nào cũng thích
Trẻ ăn dặm 8 tháng như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng?
3. Lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân
3.1. Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu:
Bột gạo
Nấm rơm
Thịt lợn nạc
Dầu ăn
Nước
Cách làm:
Cho bột gạo vào với nước và trộn đều đến khi không còn vón cục
Khoai lang có thể hấp rồi nghiền hoặc mẹ cắt miếng nhỏ cho vào nấu cùng cháo cho mềm.
Cháo chín thì cho thịt heo vào đảo đều và nấu thêm 7 phút cho thịt chín mềm.
Múc cháo ra bát và rắc phô mai lên trên, thêm vài giọt dầu ăn.
3.12. Nui thịt bò cà chua
Nguyên liệu:
Nui: 45g.
Thịt bò: 30g.
Cà chua: 1 quả.
Hành khô, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
Nui đem rửa sạch, ngâm nước tầm 10 phút và luộc chín mềm.
Thịt bò đem rửa sạch, băm nhỏ.
Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
Cho chảo lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào chín và cho thịt bò bằm nhỏ vào xào chín.
Cho nui ra đĩa, nước sốt thịt bò cà chua lên trên và chút hành lá nếu muốn.
3.13. Súp gà ngô ngọt
Nguyên liệu:
Thịt ức gà: 30g.
Xương gà: 45g.
Nấm rơm: 3 cái.
Ngô ngọt: ½ bắp.
Cà rốt: 1/3 củ.
Rau mùi, hành lá.
Bột đao.
Cách làm:
Xương gà và thịt gà đem rửa sạch và cho vào nấu với nước lửa vừa. Đun sôi thì dùng muỗng hớt hết lớp bọt nổi lên và đun thêm 10 phút cho thịt gà chín đồng thời cho nước dùng có vị ngọt.
Cho hỗn hợp rau nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt vào nồi nước dùng đang sôi.
Bột đao hòa nước và cho vào nồi nước dùng để có độ sánh.
Sau cùng cho thịt gà vào đảo đều tay, sôi lại là được.
Múc súp ra bát rồi cho hành lá, rau mùi lên trên.
3.14. Cháo lươn su su
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 1 nắm vừa đủ.
Lươn: 35g.
Su su non: 1 quả.
Dầu ăn trẻ em.
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu thành cháo với lửa vừa.
Lươn rửa sạch, hấp chín với sả cho bớt mùi tanh. Lươn chín đem giã nhỏ.
Su su non gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn.
Cháo chín thì cho lươn và su su vào đun sôi thêm vài phút là được.
Múc cháo ra bát, cho chút dầu ăn, hành ngò.
3.15. Cháo cua rau mồng tơi
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: ¼ lon.
Thịt cua hấp : 1 thìa canh.
Rau mồng tơi: 4-5 ngọn.
Dầu ăn trẻ em.
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, nấu thành cháo.
Thịt cua hấp chín đem giã nhỏ.
Rau mồng tơi rửa sạch và thái sợi nhỏ hoặc băm nhuyễn.
Cháo chín, cho thịt cua vào khuấy đều. Cháo sôi lại thì cho rau mồng tơi vào đun sôi thêm 2 phút là được.
Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn vào rồi để nguội cho bé ăn.
Nguồn: Kimi Food TV – Youtube
3.16. Cháo yến mạch với cá hồi và bí đỏ
Nguyên liệu:
Yến mạch : 4 thìa canh.
Cá hồi: 30g.
Bí đỏ: 30g.
Dầu ăn.
Gừng, hạt nêm trẻ em.
Cách làm:
Yến mạch đem ngâm nước cho nở và rửa sạch nhớt, bụi bẩn. Đem nấu chín mềm.
Cá hồi hấp chín cùng với chút gừng rồi giã nhỏ.
Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhỏ.
Yến mạch chín thì cho cá hồi, bí đỏ vào khuấy đều tay trong 2 phút.
Nêm chút hạt nêm, dầu ăn vào cháo và chờ nguội cho bé ăn.
3.17. Cháo chim bồ câu, hạt sen
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: ¼ lon.
Thịt chim bồ câu: 1 con.
Hạt sen: 30g.
Dầu ăn.
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, để ráo nước.
Thịt chim bồ câu làm sạch, xát muối và thui qua lửa cho chắc thịt. Đem lọc phần thịt ở đùi và ức ra rồi bằm nhỏ. Phần xương cho vào nồi nước và nấu cùng với gạo.
Hạt sen bỏ vỏ, lấy tâm cho vào nấu cùng cháo cho chín nhừ.
Cháo chín thì đem bỏ xương, cho phần thịt chim bằm vào nấu thêm 5 phút cho chín.
Cho toàn bộ phần cháo vừa chín vào máy xay, xay nhuyễn.
Cho thêm vài giọt dầu ăn và để nguội là bé có thể ăn được.
3.18. Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu:
Trứng gà
Khoai lang
Gạo tẻ
Sữa tươi
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách làm:
Ninh bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian.
Rửa sạch khoai lang rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ trộn khoai lang còn nóng với sữa tươi.
Đun cháo trên bếp và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với bé. Mẹ nên nhớ là bé ăn nhạt mẹ nhé! Sau đó cho khoai lang vào khuấy đều cho đến khi cháo và khoai lang quyện với nhau thì cho lòng đỏ trứng gà vào. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ từ 1 – 2 phút là có thể múc ra cho bé ăn.
Nguồn: Nương Trần – Youtube
3.19. Cháo cua khoai mỡ
Nguyên liệu:
Thịt cua tươi
Mỡ heo
Thịt heo nạc
Khoai mỡ
Hành
Ngò gai
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách làm:
Cắt nhỏ mỡ heo và thịt heo nạc, cho cùng vào với thịt cua xay mịn. Tiếp đến cho một chút gia vị và để trong 15 phút.
Gọt vỏ khoai mỡ, nạo nhuyễn.
Nấu sôi nước rồi viên từng viên vào chả cua nhỏ thả vào. Khi nào các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào và nấu thành cháo sệt.
Đợi cho cháo sôi thì cho chả cua vào nấu lẫn, đến khi sôi là được. Múc ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên.
3.20. Cháo tôm bí xanh
Nguyên liệu:
Gạo tẻ
Tôm tươi
Bí xanh
Hành tỏi băm
Hành lá
Rau mùi tàu
Gia vị cho bé ăn dặm
Cách làm:
Tôm tươi đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đi chỉ đen rồi băm nhỏ.
Gọt vỏ bí đao, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
Nhặt rửa sạch hành lá, mùi tàu rồi thái nhỏ.
Phi thơm hành tỏi băm trên nồi rồi cho phần vỏ tôm vào nồi sôi để lấy nước dùng.
Đợi đến khi nước sôi thì vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Đổ gạo vào ninh cháo trên lửa nhỏ. Khi cháo sôi thì cho bí xanh vào nấu đến khi chín mềm.
Tiếp đến, cho phần thịt tôm vào và nấu đến khi cháo chín sôi trở lại. Thêm một chút gia vị cho vừa ăn và cho hành lá thái nhỏ vào.
Múc cháo ra bát rồi cho dầu ăn vào trộn đều. Mẹ hãy cho bé ăn khi còn ấm nóng nha!
Nguồn: Kimi Food TV – Youtube
4. Những lưu ý của mẹ trong việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Sau đây là một số lưu ý trọng việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi:
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ, vì vậy không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600-800ml/ ngày.
Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh gan, thận của bé làm việc quá tải, từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của trẻ.
Khi chế biến thức ăn cho bé, cha mẹ hãy để vị nguyên bản, không nên cho thêm gia vị nhằm giúp trẻ vừa phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn vừa tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ và thận của bé.
Tỉ lệ chuẩn khi nấu cháo cho bé: 10g gạo với 70ml nước.
Nên thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé, trẻ nhỏ cần cân đối chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều.
Cha mẹ hãy lên thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân một cách đa dạng, phong phú đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon.
5. Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể tìm được món ăn phù hợp với thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. Kèm theo đó biết thêm một số lưu ý, cũng như lịch ăn dặm khoa học. Hỗ trợ cho bé phát triển toàn diện và mọi mặt.
Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi