Vết côn trùng cắn – Cách nhận biết, phân biết và hình ảnh chi tiết

Nhận biết được vết côn trùng cắn chính xác sẽ giúp quá trình xử lý và điều trị vết thương đạt hiệu quả nhanh hơn. Đặc điểm về vết cắn của 11 loại côn trùng sau đây sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng nhận viết và có cách điều trị kịp thời để bảo vệ bé an toàn nếu chẳng may gặp những loại côn trùng này.

Xem thêm:

  • Mẹ nên làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng đỏ
  • Xử lý vết côn trùng đốt trên da bé nhanh chóng
  • 10 Loại côn trùng nguy hiểm với bé mẹ nên biết

1. Cách nhận biết vết muỗi đốt

1.1. Dấu hiệu:

  • Gần như ngay lập tức sau khi muỗi đốt, vùng da bị đốt sẽ xuất hiện một vết sưng tròn.
  • Trong một số trường hợp, có thể thấy một chấm nhỏ màu đỏ ở trung tâm của vết sưng. Các vết sưng sẽ sớm trở nên đỏ và cứng.
  • Muỗi có thể cắn nhiều vết trong cùng một khu vực, đặc biệt là vùng da trên mạch máu.

1.2. Triệu chứng:

  • Trẻ có thể cảm thấy đau nhói sau đó là ngứa ngáy, đau nhức.
  • Hầu hết, các phản ứng với muỗi đốt khá nhẹ và biến mất trong vòng vài ngày.
  • Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ có thể gặp phản ứng nghiêm trọng hơn như nổi mề đay, sưng hạch bạch huyết.

1.3. Cách điều trị

  • Trước tiên mẹ hãy rửa vết đốt bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó mẹ có thể sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc kem chống viêm ngứa như Kem EmBé để giảm đau nhức, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Mẹ cũng nên để ý và nhắc nhở trẻ không nên gãi vết đốt vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Rất hiếm người bị dị ứng nặng với vết muỗi đốt. Nếu trẻ bị đau nhức cơ thể, đau đầu hoặc sốt sau khi bị cắn, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết.

1.4. Phòng tránh

  • Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến các khu vực nhiều muỗi như bãi rác, vũng nước đọng, bụi rậm…
  • Mặc quần áo kín đáo khi trẻ đi ra ngoài picnic, nơi có nhiều cây, rậm rạp
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Vết côn trùng cắn do muỗi
Vết côn trùng cắn do muỗi

2. Cách nhận biết vết kiến cắn

Kiến là loài kiến ​​có nọc độc nhỏ, hung dữ, màu đỏ hoặc đen với vết cắn đau đớn, châm chích.

2.1. Dấu hiệu:

  • Các vết cắn xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ sưng lên, phát triển một vết phồng rộp trên đầu.
  • Các loài kiến có độc tố mạnh như kiến ba khoang khi đốt có thể gây ngứa kéo dài đến một tuần, vết côn trùng cắn lâu lành.
  • Kiến có thể cắn tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở tay hoặc chân.

2.2.Triệu chứng

  • Vết cắn đau đớn, châm chích
  • Khó thở đột ngột
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

2.3. Điều trị

  • Rửa vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước sạch sau đó băng lại.
  • Chườm đá có thể làm giảm cơn đau.
  • Các phương pháp điều trị tại chỗ bao gồm sử dụng kem bôi, dùng thuốc,…
  • Nếu các triệu chứng trên phát triển nhanh chóng sau khi tiếp xúc, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến điều trị ở cơ sở y tế khẩn cấp.

2.4. Phòng tránh

  • Để tránh bị kiến đốt, bố mẹ hãy cảnh báo trẻ tránh xa các tổ kiến lửa, mang giày và tất khi chơi bên ngoài.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên để sớm phát hiện kiến hoặc côn trùng khác và tìm cách loại bỏ chúng.
Vết kiến ba khoang cắn
Vết kiến ba khoang cắn

3. Vết côn trùng cắn do rận

Chấy, rận là những loại côn trùng có kích thước rất nhỏ và có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể chó, mèo. Khi bị chấy rận cắn, các triệu chứng dễ nhận biết. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

3.1. Triệu chứng:

  • Cảm giác đau nhói ngay khi bị cắn.
  • Chỗ cắn bị sưng đỏ.
  • Có những chấm nhỏ màu đỏ như vết muỗi đốt ở sau tai, cổ và đầu là do chấy cắn.
  • Các vết cắn ở trên lưng, bụng, bàn tay có thể là do rận cắn.
  • Các vết cắn cách nhau vài cm và vùng da bị cắn như bị xuyên thủng.

3.2. Điều trị

  • Khi bị chấy, rận cắn, nếu phát hiện chúng vẫn còn trên da bé, bố mẹ hãy bôi dầu hay cồn để chúng tự rơi ra.
  • Không nên kéo mạnh vì có thể làm cho hàm răng của chúng dính lại trong da gây nhiễm trùng.
  • Sau đó, bố mẹ hãy xử lý vết cắn bằng cách rửa với dung dịch nước muối hoặc nước sát trùng, có thể bôi kem chữa ngứa và sưng vào vết cắn.

3.3. Phòng tránh

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày
  • Vệ sinh chăn màn, giường chiếu sạch sẽ
Vết cắn do rận gây ra
Vết cắn do rận gây ra

4. Vết bọ chét cắn

Bọ chét thích sống trên chó hoặc mèo. Khi bị bọ chét cắn, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay lập tức. Nếu bị bọ chét cắn, bạn có thể thấy xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng, dấu hiệu sau đây.

4.1. Dấu hiệu:

  • Vết cắn xuất hiện những vết sưng nhỏ, đỏ.
  • Xuất hiện một vầng màu đỏ xung quanh trung tâm cắn.
  • Bọ chét thường cắn nhiều vết một lúc.
  • Vết cắn xuất hiện quanh mắt cá chân hoặc chân. Vết cắn cũng phổ biến quanh eo, nách, ngực, háng hoặc ở nếp gấp của khuỷu tay và đầu gối.

4.2. Triệu chứng:

  • Ngứa tại vết cắn
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Sưng môi hoặc mặt
  • Lưu ý: Khi bị bọ chét cắn, gãi quá mức có thể làm hỏng da và gây nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, bố mẹ không nên để trẻ gãi vào vết đốt. Theo dõi để xem có vết côn trùng cắn mọng nước hoặc phát ban.

4.3. Điều trị

  • Xử lý vết cắn bằng cách rửa sạch với dung dịch nước muối sinh lý.
  • Bôi kem chống ngứa để làm dịu cơn ngứa tức thì hoặc dùng thuốc sát trùng.
  • Nếu thấy vết cắn lâu lành hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế

4.4. Phòng tránh

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Nếu nuôi chó mèo, bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra để phát triển chúng có bị bọ chét hay không.
Vết cắn của bọ chét
Vết cắn của bọ chét

5. Vết côn trùng cắn bởi ong mật

Ong mật là loài ong có nọc độc ít so với ong vò vẽ hoặc ong bắp cày. Khi bị ong mật đốt, cơ thể sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây

5.1. Dấu hiệu:

  • Vùng da bị ong đốt đỏ và sưng tấy.
  • Trung tâm của vết đốt có thể thấy vòi chích và túi nọc của ong mật.

5.2. Triệu chứng

  • Ngay sau khi bị ong mật đốt, người bị đốt sẽ có cảm giác nóng ran, ngứa ngáy dữ dội và đau nhức ở vùng bị đốt.
  • Với những người bị dị ứng với nọc độc của ong mật, ngoài những triệu chứng trên thì có thể bị suy hô hấp.

5.3. Điều trị

  • Bố mẹ cần xử lý ngay bằng cách lấy vòi và túi nọc ra ngoài. Nên khều nhẹ để loại bỏ chúng.
  • Sau đó, hãy rửa sạch vết cắn bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát trùng.
  • Bôi kem chống ngứa để làm dịu da sau đó băng phần bị đốt lại. Sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau tức thì.
  • Trường hợp bị dị ứng với nọc độc của ong mật, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
  • Lưu ý: khi lấy vòi và túi nọc của ong mật ra khỏi cơ thể, bạn không nên dùng nhíp gắp. Cách đó có thể khiến nọc của ong mật được tiêm vào cơ thể nhiều hơn.

5.4. Phòng tránh:

Nên tránh xa tổ của chúng và những nơi nhiều ong mật như vườn hoa.

Vết cắn của ong mật
Vết cắn của ong mật

6. Vết do ong bắp cày đốt

6.1. Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khi bị ong bắp cày đốt:

  • Khi bị ong bắp cày đốt, phần lớn những người không bị dị ứng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhỏ.
  • Xuất hiện một vết sưng to ở vị trí vết đốt.
  • Có một dấu vết nhỏ màu trắng có thể được nhìn thấy ở giữa nơi vết chích đâm thủng da bạn.
  • Những cảm giác ban đầu có thể bao gồm đau nhói hoặc đốt tại vị trí chích
  • Cảm giác đau đớn và sưng xuất hiện trong vòng vài giờ.

6.2. Các triệu chứng khi bị dị ứng với nọc độc của ong bắp cày:

  • Sưng mặt , môi, hoặc họng nghiêm trọng.
  • Nổi mề đay hoặc ngứa ở những vùng trên cơ thể không bị ảnh hưởng bởi vết chích.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc thở hổn hển.
  • Chóng mặt, huyết áp giảm đột ngột.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

6.3. Cách điều trị:

  • Rửa khu vực chích bằng xà phòng và nước để loại bỏ càng nhiều nọc độc càng tốt.
  • Chườm lạnh vào vị trí vết thương để giảm sưng và đau
  • Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng
  • Băng lại bằng băng nếu muốn
  • Nếu trẻ bị dị ứng nghiêm trọng sau khi bị đốt, mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh và điều trị phù hợp.
Vết côn trùng cắn do ong bắp cày
Vết côn trùng cắn do ong bắp cày

7. Vết cắn do ong vò vẽ

Ong vò vẽ nọc có chứa nhiều độc tố nguy hiểm hơn là ong mật hoặc ong bắp cày. Mẹ có thể tham khảo những thông tin dưới đây

7.1. Dấu hiệu:

  • Vết ong vò vẽ đốt có thể gây xuất huyết trên da.
  • Có xuất hiện vết lằn đỏ quanh vết đốt.
  • Sưng tấy xung quanh khu vực bị ong đốt.

7.2. Triệu chứng:

  • Cảm giác châm chích, đau nhức và ngứa dữ dội ngay sau khi bị đốt.
  • Nhiều người gặp phải những triệu chứng nặng hơn như sưng tấy và lan rộng vùng đau sau 1-2 ngày.
  • Người bị dị ứng với nọc độc của ong vò vẽ có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm như: Mặt, lưỡi, cổ họng sưng to.
  • Khó thở, buồn nôn và nôn.
  • Tăng huyết áp, mạch đập nhanh bất thường.
  • Có khoảng 30 – 60% người bị ong vò vẽ đốt bị sốc phản vệ.

7.3. Cách điều trị:

  • Khi bị ong vò vẽ đốt, mẹ cần nhanh chóng xử lý vết đốt bằng cách rửa sạch vết cắn, loại bỏ vòi đốt ra khỏi cơ thể.
  • Nếu những triệu chứng diễn biến nghiêm trọng, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Vết ong vò vẽ đốt
Vết ong vò vẽ đốt

8. Nhận biết vết côn trùng cắn do rết gây ra

Rết là loại côn trùng có nọc độc. Chúng thường sống lại khu vực ẩm ướt. Khi bị rết cắn, các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng và kéo dài.

8.1. Dấu hiệu:

  • Vết cắn có hai dấu răng.
  • Có thể gây chảy máu.
  • Sưng đỏ, bọng nước.

8.2. Triệu chứng

  • Có thể gây hoại tử nông ở vị trí bị cắn.
  • Cảm giác ngứa, gây yếu cơ tại chỗ.
  • Thở gấp,đau họng, ho( trường hợp bị nặng)
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Sốt, đau nhức toàn thân, người mệt mỏi.

8.3. Cách điều trị:

  • Khi bị rết cắn, mẹ hãy xử lý nhanh chóng bằng cách rửa sạch với dung dịch sát trùng. Có thể sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc chống sưng, giảm ngứa.
  • Bị rết cắn không gây nguy hiểm đáng kể và vết cắn có thể tự khỏi sau 2 ngày. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với nọc độc của rết và không biết cách xử lý vết thương kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 ngày, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Vết cắn của rết
Vết cắn của rết

9. Vết ve chó

Ve chó ký sinh chủ yếu trên da của chó, mèo. Chúng thường xuất hiện thành đàn và sống lâu trên cơ thể ký sinh. Khi bị ve chó cắn đốt, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

9.1. Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Cảm giác đau nhói ngay sau khi bị ve chó cắn.
  • Vùng cắn bị sưng nhỏ và có vết đỏ. Trung tâm vết cắn thấy có lỗ nhỏ.
  • Người bị ve chó cắn thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy.

9.2. Cách điều trị

  • Khi bị ve chó cắn, mẹ hãy sử dụng dầu bôi hoặc dầu hỏa bôi vào ve chó để nó từ từ nhả ra.
  • Không nên kéo mạnh hoặc bóp chết ve chó vì có thể gây ra nhiễm trùng tại vùng bị cắn, do phần miệng của ve chó chưa được lấy ra.
  • Sau đó, mẹ hãy dùng dung dịch sát trùng bôi lên vết đốt. Có thể sử dụng bôi kem chống viêm, giảm ngứa lên vết cắn.
  • Nếu vết côn trùng cắn lâu lành, không giảm đi mà tiếp tục lan rộng sau khi đã xử lý, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Vết cắn của ve chó
Vết cắn của ve chó

10. Nhận biết vết cắn của ruồi trâu

Ruồi trâu hay xuất hiện quanh khu vực có trâu, bò. Chúng sống chủ yếu bằng việc hút máu.

10.1. Dấu hiệu:

  • Chảy máu tại vết cắn
  • Vị trí bị ruồi trâu cắn có thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban.

10.2. Triệu chứng:

  • Ruồi trâu cắn sẽ gây ra vết thương giống như lưỡi dao lam rạch trên da gây đau nhức
  • Một số trẻ bị dị ứng với nước bọt của ruồi trâu sẽ gặp phải những triệu chứng nguy hiểm khác như mủ, sưng do nhiễm trùng, chóng mặt, thở khò khè.

10.3. Cách điều trị

  • Khi bị ruồi trâu đốt, mẹ hãy xử lý ngay bằng cách làm sạch với dung dịch sát khuẩn.
  • Sau đó, mẹ có thể dùng kem bôi chống ngứa và sưng để làm dịu da.
  • Lưu ý: Để tránh bị ruồi trâu cắn, trẻ nên tránh xa những khu vực nhiều ruồi trâu như chuồng trâu, bò và nơi chăn thả chúng.
Vết côn trùng cắn do ruồi
Vết côn trùng cắn do ruồi

11. Vết cắn do chấy gây ra

Chấy là loài côn trùng nhỏ được gọi là ký sinh trùng lây lan qua tiếp xúc cá nhân, cũng như bằng cách chia sẻ đồ đạc. Trẻ em đặc biệt có khả năng bắt và lây chấy. Mẹ có thể tìm thấy chấy trên da đầu, cổ và tai.

11.1. Dấu hiệu:

  • Xuất hiện vết loét phát triển từ gãi ngứa
  • Có vết sưng đỏ trên đầu, cổ, vai hoặc vùng xương mu
  • Thấy sự xuất hiện của trứng chấy – những vật nhỏ màu trắng và xám trắng trên tóc.

11.2. Triệu chứng:

  • Khi bị chấy cắn, phản ứng thường gặp nhất là ngứa ngáy. Đó là do chấy tiết nước bọt và da và cơ thể phản ứng lại.
  • Có cảm giác nhột của một cái gì đó di chuyển trên đầu, tóc hoặc cơ thể của bạn.
  • Cảm giác cáu gắt, khó ngủ

11.3. Cách điều trị:

  • Khi bị côn trùng họ chấy cắn, mẹ hãy ngay lập tức làm sạch cơ thể, đặc biệt là phần đầu, gáy.
  • Sau đó, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thuốc trị chấy để gội hoặc bôi trên da.
  • Ngoài ra cũng có thể áp dụng mẹo dân gian: Hạt na( mãng xầu) khô rang lên, sau đó xay ra , trộn với rượu và ủ lên tóc bé trong 30p
  • Không nên gãi ngứa vì có thể làm trầy xước da dẫn tới nhiễm trùng.

11.4. Cách phòng tránh:

  • Vệ sinh cơ thể và nơi ở thường xuyên.
  • Với trẻ nhỏ, các mẹ hãy kiểm tra đầu tóc của trẻ để phát triển sớm nếu có chấy và xử lý kịp thời.
Vết cắn do chấy gây ra
Vết cắn do chấy gây ra

12. Vết cắn do rệp giường gây ra

Rệp là loài côn trùng nhỏ hút máu người hoặc động vật. Nó sống thường xuyên trên giường, thảm, quần áo và các vật dụng khác. Chúng hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, khi con người ngủ.

Nếu một con rệp giường cắn da, trẻ sẽ không cảm nhận được ngay lập tức. Do rệp giường bài tiết một lượng nhỏ thuốc mê trước khi cắn nên có thể mất một vài ngày để các triệu chứng của vết cắn của rệp phát triển.

12.1. Khi các triệu chứng phát triển, các vết cắn có dấu hiệu:

  • Xuất hiện phát ban nhỏ có vùng đỏ, sưng và trung tâm vết cắn màu đỏ sẫm.
  • Các vết cắn có thể xuất hiện thành một hàng thẳng hoặc được nhóm lại với nhau.
  • Vết côn trùng cắn mọng nước, rất ngứa hoặc nổi mề đay ở vị trí cắn.
  • Các khu vực của cơ thể không được che phủ bởi quần áo, chẳng hạn như tay, cổ hoặc bàn chân hay bị rệp giường cắn.

12.2. Cách điều trị:

  • Trong hầu hết các trường hợp, vết cắn của rệp giường sẽ tốt hơn trong vòng một đến hai tuần.
  • Khi trẻ bị rệp cắn, mẹ hãy xử lý vết cắn bằng nước ấm và xà phòng.
  • Để làm giảm các triệu chứng, mẹ có thể sử dụng kem chống ngứa hoặc uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa và rát.
  • Trong một số ít trường hợp, vết cắn của rệp có thể gây ra phản ứng dị ứng. Lúc này mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách.
Vết cắn của rệp giường
Vết cắn của rệp giường

Thông qua đặc điểm 12 loại vết côn trùng cắn đốt trên đây, mẹ có thể xác định xem đó là loại côn trùng nào. Nhờ vậy, quá trình xử lý và điều trị sẽ đạt kết quả tốt hơn. Quan trọng nhất là giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và luôn có biện pháp bảo vệ bé an toàn.

Vết côn trùng cắn – Cách nhận biết, phân biết và hình ảnh chi tiết

Nhận biết được vết côn trùng cắn chính xác sẽ giúp quá trình xử lý và điều trị vết thương đạt hiệu quả nhanh hơn. Đặc điểm về vết cắn của 11 loại côn trùng sau đây sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng nhận viết và có cách điều trị kịp thời để bảo vệ bé an toàn nếu chẳng may gặp những loại côn trùng này.

Xem thêm:

  • Mẹ nên làm gì khi bé bị côn trùng đốt sưng đỏ
  • Xử lý vết côn trùng đốt trên da bé nhanh chóng
  • 10 Loại côn trùng nguy hiểm với bé mẹ nên biết

1. Cách nhận biết vết muỗi đốt

1.1. Dấu hiệu:

  • Gần như ngay lập tức sau khi muỗi đốt, vùng da bị đốt sẽ xuất hiện một vết sưng tròn.
  • Trong một số trường hợp, có thể thấy một chấm nhỏ màu đỏ ở trung tâm của vết sưng. Các vết sưng sẽ sớm trở nên đỏ và cứng.
  • Muỗi có thể cắn nhiều vết trong cùng một khu vực, đặc biệt là vùng da trên mạch máu.

1.2. Triệu chứng:

  • Trẻ có thể cảm thấy đau nhói sau đó là ngứa ngáy, đau nhức.
  • Hầu hết, các phản ứng với muỗi đốt khá nhẹ và biến mất trong vòng vài ngày.
  • Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ có thể gặp phản ứng nghiêm trọng hơn như nổi mề đay, sưng hạch bạch huyết.

1.3. Cách điều trị

  • Trước tiên mẹ hãy rửa vết đốt bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó mẹ có thể sử dụng thuốc chống dị ứng hoặc kem chống viêm ngứa như Kem EmBé để giảm đau nhức, ngăn ngừa thâm sẹo.
  • Mẹ cũng nên để ý và nhắc nhở trẻ không nên gãi vết đốt vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
  • Rất hiếm người bị dị ứng nặng với vết muỗi đốt. Nếu trẻ bị đau nhức cơ thể, đau đầu hoặc sốt sau khi bị cắn, mẹ hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết.

1.4. Phòng tránh

  • Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến các khu vực nhiều muỗi như bãi rác, vũng nước đọng, bụi rậm…
  • Mặc quần áo kín đáo khi trẻ đi ra ngoài picnic, nơi có nhiều cây, rậm rạp
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Vết côn trùng cắn do muỗi
Vết côn trùng cắn do muỗi

2. Cách nhận biết vết kiến cắn

Kiến là loài kiến ​​có nọc độc nhỏ, hung dữ, màu đỏ hoặc đen với vết cắn đau đớn, châm chích.

2.1. Dấu hiệu:

  • Các vết cắn xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ sưng lên, phát triển một vết phồng rộp trên đầu.
  • Các loài kiến có độc tố mạnh như kiến ba khoang khi đốt có thể gây ngứa kéo dài đến một tuần, vết côn trùng cắn lâu lành.
  • Kiến có thể cắn tại bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở tay hoặc chân.

2.2.Triệu chứng

  • Vết cắn đau đớn, châm chích
  • Khó thở đột ngột
  • Khó nuốt
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

2.3. Điều trị

  • Rửa vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước sạch sau đó băng lại.
  • Chườm đá có thể làm giảm cơn đau.
  • Các phương pháp điều trị tại chỗ bao gồm sử dụng kem bôi, dùng thuốc,…
  • Nếu các triệu chứng trên phát triển nhanh chóng sau khi tiếp xúc, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến điều trị ở cơ sở y tế khẩn cấp.

2.4. Phòng tránh

  • Để tránh bị kiến đốt, bố mẹ hãy cảnh báo trẻ tránh xa các tổ kiến lửa, mang giày và tất khi chơi bên ngoài.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên để sớm phát hiện kiến hoặc côn trùng khác và tìm cách loại bỏ chúng.
Vết kiến ba khoang cắn
Vết kiến ba khoang cắn

3. Vết côn trùng cắn do rận

Chấy, rận là những loại côn trùng có kích thước rất nhỏ và có thể sống trong bụi rậm hoặc trên cơ thể chó, mèo. Khi bị chấy rận cắn, các triệu chứng dễ nhận biết. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

3.1. Triệu chứng:

  • Cảm giác đau nhói ngay khi bị cắn.
  • Chỗ cắn bị sưng đỏ.
  • Có những chấm nhỏ màu đỏ như vết muỗi đốt ở sau tai, cổ và đầu là do chấy cắn.
  • Các vết cắn ở trên lưng, bụng, bàn tay có thể là do rận cắn.
  • Các vết cắn cách nhau vài cm và vùng da bị cắn như bị xuyên thủng.

3.2. Điều trị

  • Khi bị chấy, rận cắn, nếu phát hiện chúng vẫn còn trên da bé, bố mẹ hãy bôi dầu hay cồn để chúng tự rơi ra.
  • Không nên kéo mạnh vì có thể làm cho hàm răng của chúng dính lại trong da gây nhiễm trùng.
  • Sau đó, bố mẹ hãy xử lý vết cắn bằng cách rửa với dung dịch nước muối hoặc nước sát trùng, có thể bôi kem chữa ngứa và sưng vào vết cắn.

3.3. Phòng tránh

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày
  • Vệ sinh chăn màn, giường chiếu sạch sẽ
Vết cắn do rận gây ra
Vết cắn do rận gây ra

4. Vết bọ chét cắn

Bọ chét thích sống trên chó hoặc mèo. Khi bị bọ chét cắn, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay lập tức. Nếu bị bọ chét cắn, bạn có thể thấy xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng, dấu hiệu sau đây.

4.1. Dấu hiệu:

  • Vết cắn xuất hiện những vết sưng nhỏ, đỏ.
  • Xuất hiện một vầng màu đỏ xung quanh trung tâm cắn.
  • Bọ chét thường cắn nhiều vết một lúc.
  • Vết cắn xuất hiện quanh mắt cá chân hoặc chân. Vết cắn cũng phổ biến quanh eo, nách, ngực, háng hoặc ở nếp gấp của khuỷu tay và đầu gối.

4.2. Triệu chứng:

  • Ngứa tại vết cắn
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Sưng môi hoặc mặt
  • Lưu ý: Khi bị bọ chét cắn, gãi quá mức có thể làm hỏng da và gây nhiễm trùng thứ cấp. Do đó, bố mẹ không nên để trẻ gãi vào vết đốt. Theo dõi để xem có vết côn trùng cắn mọng nước hoặc phát ban.

4.3. Điều trị

  • Xử lý vết cắn bằng cách rửa sạch với dung dịch nước muối sinh lý.
  • Bôi kem chống ngứa để làm dịu cơn ngứa tức thì hoặc dùng thuốc sát trùng.
  • Nếu thấy vết cắn lâu lành hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế

4.4. Phòng tránh

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Nếu nuôi chó mèo, bố mẹ hãy thường xuyên kiểm tra để phát triển chúng có bị bọ chét hay không.
Vết cắn của bọ chét
Vết cắn của bọ chét

5. Vết côn trùng cắn bởi ong mật

Ong mật là loài ong có nọc độc ít so với ong vò vẽ hoặc ong bắp cày. Khi bị ong mật đốt, cơ thể sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây

5.1. Dấu hiệu:

  • Vùng da bị ong đốt đỏ và sưng tấy.
  • Trung tâm của vết đốt có thể thấy vòi chích và túi nọc của ong mật.

5.2. Triệu chứng

  • Ngay sau khi bị ong mật đốt, người bị đốt sẽ có cảm giác nóng ran, ngứa ngáy dữ dội và đau nhức ở vùng bị đốt.
  • Với những người bị dị ứng với nọc độc của ong mật, ngoài những triệu chứng trên thì có thể bị suy hô hấp.

5.3. Điều trị

  • Bố mẹ cần xử lý ngay bằng cách lấy vòi và túi nọc ra ngoài. Nên khều nhẹ để loại bỏ chúng.
  • Sau đó, hãy rửa sạch vết cắn bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát trùng.
  • Bôi kem chống ngứa để làm dịu da sau đó băng phần bị đốt lại. Sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau tức thì.
  • Trường hợp bị dị ứng với nọc độc của ong mật, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
  • Lưu ý: khi lấy vòi và túi nọc của ong mật ra khỏi cơ thể, bạn không nên dùng nhíp gắp. Cách đó có thể khiến nọc của ong mật được tiêm vào cơ thể nhiều hơn.

5.4. Phòng tránh:

Nên tránh xa tổ của chúng và những nơi nhiều ong mật như vườn hoa.

Vết cắn của ong mật
Vết cắn của ong mật

6. Vết do ong bắp cày đốt

6.1. Dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khi bị ong bắp cày đốt:

  • Khi bị ong bắp cày đốt, phần lớn những người không bị dị ứng chỉ xuất hiện các triệu chứng nhỏ.
  • Xuất hiện một vết sưng to ở vị trí vết đốt.
  • Có một dấu vết nhỏ màu trắng có thể được nhìn thấy ở giữa nơi vết chích đâm thủng da bạn.
  • Những cảm giác ban đầu có thể bao gồm đau nhói hoặc đốt tại vị trí chích
  • Cảm giác đau đớn và sưng xuất hiện trong vòng vài giờ.

6.2. Các triệu chứng khi bị dị ứng với nọc độc của ong bắp cày:

  • Sưng mặt , môi, hoặc họng nghiêm trọng.
  • Nổi mề đay hoặc ngứa ở những vùng trên cơ thể không bị ảnh hưởng bởi vết chích.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc thở hổn hển.
  • Chóng mặt, huyết áp giảm đột ngột.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy

6.3. Cách điều trị:

  • Rửa khu vực chích bằng xà phòng và nước để loại bỏ càng nhiều nọc độc càng tốt.
  • Chườm lạnh vào vị trí vết thương để giảm sưng và đau
  • Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng
  • Băng lại bằng băng nếu muốn
  • Nếu trẻ bị dị ứng nghiêm trọng sau khi bị đốt, mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh và điều trị phù hợp.
Vết côn trùng cắn do ong bắp cày
Vết côn trùng cắn do ong bắp cày

7. Vết cắn do ong vò vẽ

Ong vò vẽ nọc có chứa nhiều độc tố nguy hiểm hơn là ong mật hoặc ong bắp cày. Mẹ có thể tham khảo những thông tin dưới đây

7.1. Dấu hiệu:

  • Vết ong vò vẽ đốt có thể gây xuất huyết trên da.
  • Có xuất hiện vết lằn đỏ quanh vết đốt.
  • Sưng tấy xung quanh khu vực bị ong đốt.

7.2. Triệu chứng:

  • Cảm giác châm chích, đau nhức và ngứa dữ dội ngay sau khi bị đốt.
  • Nhiều người gặp phải những triệu chứng nặng hơn như sưng tấy và lan rộng vùng đau sau 1-2 ngày.
  • Người bị dị ứng với nọc độc của ong vò vẽ có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm như: Mặt, lưỡi, cổ họng sưng to.
  • Khó thở, buồn nôn và nôn.
  • Tăng huyết áp, mạch đập nhanh bất thường.
  • Có khoảng 30 – 60% người bị ong vò vẽ đốt bị sốc phản vệ.

7.3. Cách điều trị:

  • Khi bị ong vò vẽ đốt, mẹ cần nhanh chóng xử lý vết đốt bằng cách rửa sạch vết cắn, loại bỏ vòi đốt ra khỏi cơ thể.
  • Nếu những triệu chứng diễn biến nghiêm trọng, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Vết ong vò vẽ đốt
Vết ong vò vẽ đốt

8. Nhận biết vết côn trùng cắn do rết gây ra

Rết là loại côn trùng có nọc độc. Chúng thường sống lại khu vực ẩm ướt. Khi bị rết cắn, các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng và kéo dài.

8.1. Dấu hiệu:

  • Vết cắn có hai dấu răng.
  • Có thể gây chảy máu.
  • Sưng đỏ, bọng nước.

8.2. Triệu chứng

  • Có thể gây hoại tử nông ở vị trí bị cắn.
  • Cảm giác ngứa, gây yếu cơ tại chỗ.
  • Thở gấp,đau họng, ho( trường hợp bị nặng)
  • Buồn nôn và nôn.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Sốt, đau nhức toàn thân, người mệt mỏi.

8.3. Cách điều trị:

  • Khi bị rết cắn, mẹ hãy xử lý nhanh chóng bằng cách rửa sạch với dung dịch sát trùng. Có thể sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc chống sưng, giảm ngứa.
  • Bị rết cắn không gây nguy hiểm đáng kể và vết cắn có thể tự khỏi sau 2 ngày. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với nọc độc của rết và không biết cách xử lý vết thương kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 ngày, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Vết cắn của rết
Vết cắn của rết

9. Vết ve chó

Ve chó ký sinh chủ yếu trên da của chó, mèo. Chúng thường xuất hiện thành đàn và sống lâu trên cơ thể ký sinh. Khi bị ve chó cắn đốt, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng dưới đây:

9.1. Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Cảm giác đau nhói ngay sau khi bị ve chó cắn.
  • Vùng cắn bị sưng nhỏ và có vết đỏ. Trung tâm vết cắn thấy có lỗ nhỏ.
  • Người bị ve chó cắn thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy.

9.2. Cách điều trị

  • Khi bị ve chó cắn, mẹ hãy sử dụng dầu bôi hoặc dầu hỏa bôi vào ve chó để nó từ từ nhả ra.
  • Không nên kéo mạnh hoặc bóp chết ve chó vì có thể gây ra nhiễm trùng tại vùng bị cắn, do phần miệng của ve chó chưa được lấy ra.
  • Sau đó, mẹ hãy dùng dung dịch sát trùng bôi lên vết đốt. Có thể sử dụng bôi kem chống viêm, giảm ngứa lên vết cắn.
  • Nếu vết côn trùng cắn lâu lành, không giảm đi mà tiếp tục lan rộng sau khi đã xử lý, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Vết cắn của ve chó
Vết cắn của ve chó

10. Nhận biết vết cắn của ruồi trâu

Ruồi trâu hay xuất hiện quanh khu vực có trâu, bò. Chúng sống chủ yếu bằng việc hút máu.

10.1. Dấu hiệu:

  • Chảy máu tại vết cắn
  • Vị trí bị ruồi trâu cắn có thể bị nổi mẩn đỏ, phát ban.

10.2. Triệu chứng:

  • Ruồi trâu cắn sẽ gây ra vết thương giống như lưỡi dao lam rạch trên da gây đau nhức
  • Một số trẻ bị dị ứng với nước bọt của ruồi trâu sẽ gặp phải những triệu chứng nguy hiểm khác như mủ, sưng do nhiễm trùng, chóng mặt, thở khò khè.

10.3. Cách điều trị

  • Khi bị ruồi trâu đốt, mẹ hãy xử lý ngay bằng cách làm sạch với dung dịch sát khuẩn.
  • Sau đó, mẹ có thể dùng kem bôi chống ngứa và sưng để làm dịu da.
  • Lưu ý: Để tránh bị ruồi trâu cắn, trẻ nên tránh xa những khu vực nhiều ruồi trâu như chuồng trâu, bò và nơi chăn thả chúng.
Vết côn trùng cắn do ruồi
Vết côn trùng cắn do ruồi

11. Vết cắn do chấy gây ra

Chấy là loài côn trùng nhỏ được gọi là ký sinh trùng lây lan qua tiếp xúc cá nhân, cũng như bằng cách chia sẻ đồ đạc. Trẻ em đặc biệt có khả năng bắt và lây chấy. Mẹ có thể tìm thấy chấy trên da đầu, cổ và tai.

11.1. Dấu hiệu:

  • Xuất hiện vết loét phát triển từ gãi ngứa
  • Có vết sưng đỏ trên đầu, cổ, vai hoặc vùng xương mu
  • Thấy sự xuất hiện của trứng chấy – những vật nhỏ màu trắng và xám trắng trên tóc.

11.2. Triệu chứng:

  • Khi bị chấy cắn, phản ứng thường gặp nhất là ngứa ngáy. Đó là do chấy tiết nước bọt và da và cơ thể phản ứng lại.
  • Có cảm giác nhột của một cái gì đó di chuyển trên đầu, tóc hoặc cơ thể của bạn.
  • Cảm giác cáu gắt, khó ngủ

11.3. Cách điều trị:

  • Khi bị côn trùng họ chấy cắn, mẹ hãy ngay lập tức làm sạch cơ thể, đặc biệt là phần đầu, gáy.
  • Sau đó, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thuốc trị chấy để gội hoặc bôi trên da.
  • Ngoài ra cũng có thể áp dụng mẹo dân gian: Hạt na( mãng xầu) khô rang lên, sau đó xay ra , trộn với rượu và ủ lên tóc bé trong 30p
  • Không nên gãi ngứa vì có thể làm trầy xước da dẫn tới nhiễm trùng.

11.4. Cách phòng tránh:

  • Vệ sinh cơ thể và nơi ở thường xuyên.
  • Với trẻ nhỏ, các mẹ hãy kiểm tra đầu tóc của trẻ để phát triển sớm nếu có chấy và xử lý kịp thời.
Vết cắn do chấy gây ra
Vết cắn do chấy gây ra

12. Vết cắn do rệp giường gây ra

Rệp là loài côn trùng nhỏ hút máu người hoặc động vật. Nó sống thường xuyên trên giường, thảm, quần áo và các vật dụng khác. Chúng hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, khi con người ngủ.

Nếu một con rệp giường cắn da, trẻ sẽ không cảm nhận được ngay lập tức. Do rệp giường bài tiết một lượng nhỏ thuốc mê trước khi cắn nên có thể mất một vài ngày để các triệu chứng của vết cắn của rệp phát triển.

12.1. Khi các triệu chứng phát triển, các vết cắn có dấu hiệu:

  • Xuất hiện phát ban nhỏ có vùng đỏ, sưng và trung tâm vết cắn màu đỏ sẫm.
  • Các vết cắn có thể xuất hiện thành một hàng thẳng hoặc được nhóm lại với nhau.
  • Vết côn trùng cắn mọng nước, rất ngứa hoặc nổi mề đay ở vị trí cắn.
  • Các khu vực của cơ thể không được che phủ bởi quần áo, chẳng hạn như tay, cổ hoặc bàn chân hay bị rệp giường cắn.

12.2. Cách điều trị:

  • Trong hầu hết các trường hợp, vết cắn của rệp giường sẽ tốt hơn trong vòng một đến hai tuần.
  • Khi trẻ bị rệp cắn, mẹ hãy xử lý vết cắn bằng nước ấm và xà phòng.
  • Để làm giảm các triệu chứng, mẹ có thể sử dụng kem chống ngứa hoặc uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa và rát.
  • Trong một số ít trường hợp, vết cắn của rệp có thể gây ra phản ứng dị ứng. Lúc này mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách.
Vết cắn của rệp giường
Vết cắn của rệp giường

Thông qua đặc điểm 12 loại vết côn trùng cắn đốt trên đây, mẹ có thể xác định xem đó là loại côn trùng nào. Nhờ vậy, quá trình xử lý và điều trị sẽ đạt kết quả tốt hơn. Quan trọng nhất là giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và luôn có biện pháp bảo vệ bé an toàn.