Da nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Triệu chứng này tái đi tái lại, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy, nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là bệnh gì? Cách xử trí ra sao?
1. Nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt do đâu?
Triệu chứng mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là tình trạng da ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ có kích thước tương tự như vết muỗi cắn.
Tình trạng này có thể là do bệnh lý về da liễu, dị ứng gây ra, cụ thể:
1.1. Nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt do mề đay
Mề đay, mẩn ngứa là bệnh lý da liễu phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, có tới 20% dân số từng mắc phải triệu chứng này ít nhất 1 lần trong đời.
Mề đay, mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, không khí lạnh, dị ứng với thời tiết hoặc thực phẩm… Tình trạng này là hệ quả của việc hệ miễn dịch bị kích thích quá mức các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Từ đó, dẫn tới tình trạng phù mao mạch tại chỗ, da nổi mẩn thành từng mảng kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
Tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện tại một vùng da nhất định hoặc cùng lúc nhiều vùng da khác nhau.
1.2. Bệnh chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa hay còn gọi là tổ đỉa, bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Khi bị tổ đỉa, người bệnh thường thấy ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, chân xuất hiện các nốt nhỏ chứa nước, gây ngứa. Những nốt mẩn này có thể làm dày da, nứt da gây đau rát, thậm chí là nóng sốt.
1.3. Mẩn ngứa như muỗi đốt có thể do viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa cũng là dạng bệnh lý da liễu thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra là do di truyền hoặc yếu tố môi trường. Ở dạng cấp tính, bệnh thường xuất hiện các đám phát ban nhỏ, hình tròn. Bề mặt nốt mẩn có nhiều mụn nước và vảy tiết, gây ngứa ngáy khó chịu. Trường hợp mạn tính, sắc tố da vùng bệnh thay đổi, da có lớp vảy dày bong chóc, ngứa dữ dội.
1.4. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt. Bệnh lý này xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng như xà phòng, hóa chất, vi khuẩn…
Ban đầu, triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ chỉ xuất hiện ở một khu vực nhỏ. Nếu không điều trị kịp thời, chúng sẽ lan rộng, thậm chí là nổi mẩn toàn thân.
1.5. Phát ban trên da
Tình trạng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt cũng có thể là triệu chứng phát ban trên da do cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, thời tiết nóng đột ngột. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 7 tuổi.
Lúc này, da của bé xuất hiện những mảng đỏ, hồng nổi cộm hơn hẳn so với vùng da xung quanh. Đồng thời, người bệnh có triệu chứng ngứa ngáy kèm cảm giác như châm chính, nóng rát dưới da.
1.5. Nổi mẩn ngứa như muỗi đốt do rối loạn chức năng gan
Mẩn ngứa là triệu chứng phổ biến của nhiều loại bệnh liên quan tới da liễu. Tuy nhiên, nếu tình trạng tái đi tái lại kèm theo biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, vàng da… thì có thể đây là biểu hiện của rối loạn chức năng gan.
Gan được ví như “nhà máy vạn năng”, ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa miễn dịch cơ thể, chuyển hóa chất dinh dưỡng… gan còn có nhiệm vụ chống độc. Khi chức năng gan bị rối loạn, khả năng giải độc gan bị suy yếu, độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể. Lâu ngày, độc tố sẽ phát tán qua da dẫn đến triệu chứng nổi mề đay, ngứa ngáy, mẩn đỏ như muỗi đốt…
Ngoài ra, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khắp người còn có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý như nhiễm giun sán, rối loạn tuyến giáp, nổi mề đay do nhiễm HIV…
Do đó, khi thấy mình có biểu hiện nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khắp người như muỗi đốt, cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, nốt như muỗi đốt có thể dễ dàng nhận diện bằng mắt thường, cụ thể các triệu chứng sau:
- Có cảm giác ngứa, đặc biệt là về đêm.
- Da bị mẩn, nổi cục, sờ vào cứng, chắc.
- Xuất hiện các lớp sừng, mảng trắng.
- Da có cảm giác nóng rát như châm chích.
- Người mệt mỏi, không có sức lực.
- Có thể kèm mụn nước li ti, đau nhức.
3. Nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt có nguy hiểm không?
Đây là thắc mắc của không ít người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Mẩn ngứa là biểu hiện da liễu phổ biến, tùy vào mức độ nhẹ, nặng của triệu chứng để chẩn đoán tình trạng có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng, chỉ cần phát hiện sớm, tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng này sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này tái đi tái lại kèm theo triệu chứng khó thở, sưng mí mắt, đau đầu, choáng váng… bệnh có thể gây ra tai biến nghiêm trọng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần thực hiện xét nghiệm, khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
4. Bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt, phải làm sao?
Tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy không chỉ gây phiền toái, mất thẩm mỹ khi gãi nhiều mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Để xử lý hiện tượng này, người bệnh có thể áp dụng những cách sau:
4.1. Mẹo dân gian chữa mẩn ngứa như muỗi đốt
Trường hợp nổi mẩn ngứa nhẹ, bạn có thể áp dụng biện pháp điều trị tại nhà như:
4.1.1. Tắm lá chè
Lá chè chứa hoạt chất tiêu viêm, sát khuẩn, có tác dụng giảm ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin, dưỡng chất và chất chống lão hóa trong lá chè có tác dụng dưỡng da, tăng cường sức đề kháng cho da, giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bạn dùng 200g lá chè xanh, rửa sạch, vò nát.
- Sau đó hãm như hãm chè xanh trong 10 phút. Tiếp theo đổ ra chậu sạch, pha thêm với nước sạch để tắm.
- Bạn có thể tắm lá chè xanh đều đặn ngày 1 lần để sớm cải thiện cơn ngứa ngáy.
4.1.2. Chườm lạnh
Chườm lạnh là cách giúp bạn giảm nhanh cơn ngứa ngáy hiệu quả. Người bệnh dùng một chiếc khăn mát hoặc bọc đá bên trong, sau đó chườm trực tiếp lên vùng da đang bị ngứa.
Cách làm này giúp dịu da, giảm kích ứng và cải thiện triệu chứng mẩn ngứa. Nếu bị nổi mẩn đỏ toàn thân, bạn có thể tắm nước mát để cải thiện nhanh chóng triệu chứng.
4.2.3. Mẩn ngứa khắp người như muỗi đối tắm ngay lá khế
Tắm lá khế là một trong những mẹo trị mẩn đỏ, ngứa da hiệu quả, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Lá khế có tác dụng tiêu viêm, chống dị ứng, cải thiện tình trạng nổi sần cục, ngứa ngáy hiệu quả.
Hơn nữa, lá khế cũng lành tính, phù hợp với nhiều cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai… Vì vậy, người bệnh chỉ cần đun lá khế tắm 1-2 lần/ngày, sau 1 tuần sẽ thấy mẩn ngứa nổi nốt như muỗi đốt giảm dần.
4.3. Dùng thuốc Tây trị mẩn ngứa
Với những trường hợp áp dụng biện pháp dân gian không hiệu quả, mẩn ngứa kéo dài, tái đi tái lại, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc Tây sau:
- Thuốc bôi: Những loại thuốc chứa hoạt chất kháng histamine hoặc menthol, giúp giảm nhanh cảm giác ngứa rát, châm chích dưới da. Người bệnh có thể thoa trực tiếp trên da 2-3 lần/ngày.
- Thuốc uống: Bệnh nhân có thể tham khảo thuốc kháng histamine như Certirizine, Chlorpheniramine, Loratadin… Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế cảm giác ngứa, từ đó cải thiện nốt mẩn đỏ trên da.
*Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng, giảm liều lượng. Ngoài ra, thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng ngoài da, không điều trị căn nguyên gây bệnh. Do đó, trường hợp mẩn ngứa kéo dài nên đi khám để tìm ra hướng điều trị kịp thời.
4.4. Điều trị mẩn ngứa từ sản phẩm giải độc gan
Với những trường hợp nổi mẩn ngứa do rối loạn chức năng gan, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ giải độc gan. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt, mát gan, tăng cường chức năng gan, từ đó hỗ trợ gan đào thải độc tố, giảm mề đay, mẩn ngứa.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ giải độc gan từ thảo dược. Tuy nhiên, tình trạng thật giả “vàng thau lẫn lộn” khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên tìm mua sản phẩm có thương hiệu uy tín, thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, công dụng ưu việt.
6. Lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khắp người
Với những trường hợp không may mắn bị mề đay, mẩn ngứa khắp người cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa gây kích ứng da.
- Không ăn thực phẩm, sử dụng loại thuốc có tiền sử dị ứng.
- Tránh các dị nguyên có thể gây mẩn đỏ, ngứa trên da như phấn hoa, bụi bẩn…
- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, thông thoáng.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái để tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ tái phát.
Trên đây là những thông tin về nổi mẩn đỏ ngứa ngáy như muỗi đốt. Mặc dù tình trạng không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt người bệnh. Để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Liên hệ với chúng tôi theo hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ, tư vấn.
Xem thêm:
- #11 cách chữa mẩn ngứa khắp người – Mẹo dân gian, áp dụng ngay để thấy hiệu quả
- 13 loại thuốc giảm ngay mẩn ngứa – Tham khảo nếu bạn đang gặp tình trạng này
- Bị mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì – Áp dụng vào chế độ ăn uống để hết nhanh cơn ngứa