Nước tiểu đục – Nguyên nhân là gì? – Sở Y tế Nam Định

Tiểu tiện là quá trình đưa chất thải và chất độc mà cơ thể sinh ra trong quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, duy trì sự ổn định cho cơ thể. Bình thường, nước tiểu trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu có thể chuyển màu hoặc có máu. Nước tiểu đục cũng là một trong những triệu chứng của một số bệnh lý. Sau đây là một số nguyên nhân, bệnh lý gây nên nước tiểu đục.

Ảnh minh họa

1. Uống không đủ nước: Một nguyên nhân khác khiến nước tiểu bị đục đó là do chúng ta không uống đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

2. Do thực phẩm: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục. Tương tự như vậy, rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau, và nóng rát khi đi tiểu.

4. Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh.

5. Tiểu dưỡng chấp: Là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid. Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.

6. Tiểu phosphate: Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

7. Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.

Vì vậy, nếu nước tiểu đục do uống thiếu nước, thực phẩm thì cần thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên, uống đủ nước. Tuy nhiên, nước tiểu đục kèm theo một số triệu chứng của bệnh lý cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Nước tiểu đục – Nguyên nhân là gì? – Sở Y tế Nam Định

Tiểu tiện là quá trình đưa chất thải và chất độc mà cơ thể sinh ra trong quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, duy trì sự ổn định cho cơ thể. Bình thường, nước tiểu trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu có thể chuyển màu hoặc có máu. Nước tiểu đục cũng là một trong những triệu chứng của một số bệnh lý. Sau đây là một số nguyên nhân, bệnh lý gây nên nước tiểu đục.

Ảnh minh họa

1. Uống không đủ nước: Một nguyên nhân khác khiến nước tiểu bị đục đó là do chúng ta không uống đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

2. Do thực phẩm: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục. Tương tự như vậy, rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau, và nóng rát khi đi tiểu.

4. Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh.

5. Tiểu dưỡng chấp: Là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid. Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.

6. Tiểu phosphate: Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

7. Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.

Vì vậy, nếu nước tiểu đục do uống thiếu nước, thực phẩm thì cần thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên, uống đủ nước. Tuy nhiên, nước tiểu đục kèm theo một số triệu chứng của bệnh lý cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)