Việc khám sức khỏe xin việc giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng sức khỏe của ứng viên, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được các quy trình, thủ tục cũng như các chi phí khi tiến hành khám sức khỏe.
Khám sức khỏe xin việc là gì?
Khám sức khỏe xin việc là hình thức thăm khám theo các danh mục đã có sẵn trong giấy khám sức khỏe theo quy định để bổ sung vào hồ sơ xin việc. Tùy vào cơ sở y tế mà bạn thăm khám sẽ có các danh mục khám khác nhau nhưng cơ bản đều bao gồm các mục sau:
- Thông tin cá nhân.
- Kiểm tra các chỉ số của cơ thể: Chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp, nhịp tim…
- Khám các chuyên khoa: Nội, khoa Mắt, Da liễu, Thần kinh, Răng-Hàm-Mặt…
- Đối với phụ nữ cần khám phụ khoa.
- Khám cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để phát hiện các bệnh truyền nhiễm như HIV, lậu, giang mai… và các bệnh chuyển hóa như mỡ máu, men gan.
- Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang.
Nếu doanh nghiệp của bạn yêu cầu những mục khám riêng hay có mẫu giấy khám sức khỏe chuyên biệt thì bạn cung cấp cho bác sĩ để có thể được khám theo đúng yêu cầu cần thiết.
Tại sao cần nộp giấy khám sức khỏe khi xin việc?
Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, giấy kiểm tra sức khỏe là giấy tờ thiết yếu trong hồ sơ xin việc. Thông qua giấy khám sức khỏe, các nhà tuyển dụng sẽ biết được tình trạng sức khỏe của ứng viên. Từ đó đánh giá xem ứng viên có đủ sức khỏe hoàn thành công việc cũng như thể lực để tham gia các dự án, hoạt động của công ty hay không.
Hiện nay, nhiều người cho rằng giấy khám sức khỏe chỉ là một thủ tục giấy tờ để xin việc nên không chú trọng và hoàn thành một cách máy móc, hời hợt và thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe có vai trò rất quan trọng, giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt kiểm tra xem bản thân có bị mắc các bệnh truyền nhiễm hay không, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.
Giấy khám sức xin việc chỉ có hiệu lực trong vòng 6 – 12 tháng tùy trường hợp và phải được thực hiện bởi cơ sở y tế có đầy đủ giấy phép hiện hành theo đúng quy định của Bộ Y Tế. Nếu quá thời hạn quy định, giấy khám sẽ không còn giá trị và bắt buộc bạn phải thực hiện khám lại.
Quy trình khám sức khỏe xin việc
Nắm rõ được các quy trình khám sức khỏe giúp bạn thực hiện một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Nhìn chung, quy trình khám sức khỏe xin việc tại các cơ sở y tế đều tương đối giống nhau. Quy trình về cơ bản bao gồm các bước sau:
- Xuất trình giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế nếu có.
- Nêu rõ lý do đến khám.
- Nộp lệ phí, nhận biên lai sau đó lần lượt đến các khoa, phòng để được khám và thực hiện các xét nghiệm theo hướng dẫn.
- Nhận kết quả và nghe bác sĩ phân tích, kết luận và đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị thích hợp trong trường hợp kết quả khám có phát hiện bất thường.
- Hoàn tất nốt thủ tục tại quầy, thanh toán lệ phí phát sinh (nếu có) và nhận lại giấy tờ tùy thân.
Chi phí khám sức khỏe xin việc làm ở HCM là bao nhiêu?
Chi phí khám sức khoẻ xin việc làm tại Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là vấn đề rất được quan tâm. Tuy nhiên rất khó để đưa ra một con số cụ thể về chi phí khám sức khỏe xin việc vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi cơ sở sẽ có một mức giá khác nhau và cũng phụ thuộc vào loại hình xét nghiệm mà bạn lựa chọn thực hiện. Nếu bạn mong muốn kiểm tra sức khỏe tổng quát hơn và thêm các xét nghiệm chuyên sâu thì chi phí sẽ cao hơn.
Làm giấy khám sức khoẻ xin việc bao nhiêu tiền? Theo quy định tại Thông tư 04/BYT năm 2012, mức phí khám sức khỏe là 85.000 đồng. Bệnh viện sẽ thu thêm khoảng 4.000 – 6.000 đồng phí hồ sơ cho mỗi phiếu khám sức khỏe đi làm. Tổng chi phí cho dịch vụ này ở bệnh viện công từ khoảng 100.000 – 120.000 đồng tùy vào số lượng tờ khám. Chi phí sẽ cao hơn trong trường hợp bạn khám ở các cơ sở tư nhân hay bệnh viện quốc tế.
Khám sức khỏe xin việc cần lưu ý gì?
Để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Các giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế nếu có.
- Ảnh chân dung thường là kích cỡ 4×6, chụp trên nền phông trắng và thời hạn không quá 6 tháng.
- Nếu có tiền sử mắc bệnh, đang điều trị bệnh cần mang theo hồ sơ bệnh án và đơn thuốc để cung cấp cho bác sĩ.
- Lịch tiêm chủng vaccine, tiền sử thực hiện phẫu thuật nếu có, các loại thuốc hay thực phẩm bị dị ứng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình để các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, khi khám sức khỏe xin việc bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Kiểm tra đầy đủ các thông tin trên phiếu khám sức khỏe xem có nhầm lẫn gì không. Nếu có cần báo lại ngay để kịp thời sửa chữa, tránh làm kết quả khám bị sai sót, gây mất thời gian.
- Đối với một số xét nghiệm sẽ có những yêu cầu riêng như nội soi dạ dày, đại tràng sẽ yêu cầu nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Siêu âm tuyến tiền liệt và siêu âm ổ bụng cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trong vòng một tiếng.
- Một số xét nghiệm sẽ yêu cầu tránh xa rượu, bia và các chất kích thích trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, cần tránh uống thuốc và tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đi khám để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
Ở nữ giới, việc khám sức khỏe nên tránh vào kỳ kinh nguyệt. Bạn nên chủ động tìm hiểu các xét nghiệm mà bản thân sẽ thực hiện để có những chuẩn bị tốt nhất.
- Mặc trang phục phù hợp, thoải mái, không quá bó, quá chật.
- Giữ trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu.
Nên đi khám sức khỏe xin việc ở đâu?
Theo quy định hiện hành, tất cả các bệnh viện công lập từ tuyến quận, huyện trở lên đều có đủ thẩm quyền để khám và cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho các cá nhân. Ngoài ra, các cơ sở y tế tư nhân được cấp phép cũng có thể thực hiện việc khám và cấp giấy khám.
Người lao động nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh có những tiêu chí sau:
- Là cơ sở uy tín, có đầy đủ giấy phép hành nghề và các giấy tờ có liên quan theo quy định.
- Cơ sở vật chất tốt, có đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản.
- Quy trình khám đầy đủ, rõ ràng, thủ tục nhanh gọn, chính xác.
- Ngoài ra nên cân nhắc để lựa chọn các cơ sở khám có chi phí hợp lý.
Như vậy, tuy việc khám sức khỏe xin việc cho người lao động không quá phức tạp nhưng bạn cũng cần tìm hiểu để nắm rõ các thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của nhà thuốc Long Châu. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Việc khám sức khỏe xin việc giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng sức khỏe của ứng viên, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được các quy trình, thủ tục cũng như các chi phí khi tiến hành khám sức khỏe.
Khám sức khỏe xin việc là gì?
Khám sức khỏe xin việc là hình thức thăm khám theo các danh mục đã có sẵn trong giấy khám sức khỏe theo quy định để bổ sung vào hồ sơ xin việc. Tùy vào cơ sở y tế mà bạn thăm khám sẽ có các danh mục khám khác nhau nhưng cơ bản đều bao gồm các mục sau:
- Thông tin cá nhân.
- Kiểm tra các chỉ số của cơ thể: Chiều cao, cân nặng, chỉ số huyết áp, nhịp tim…
- Khám các chuyên khoa: Nội, khoa Mắt, Da liễu, Thần kinh, Răng-Hàm-Mặt…
- Đối với phụ nữ cần khám phụ khoa.
- Khám cận lâm sàng: Thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để phát hiện các bệnh truyền nhiễm như HIV, lậu, giang mai… và các bệnh chuyển hóa như mỡ máu, men gan.
- Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang.
Nếu doanh nghiệp của bạn yêu cầu những mục khám riêng hay có mẫu giấy khám sức khỏe chuyên biệt thì bạn cung cấp cho bác sĩ để có thể được khám theo đúng yêu cầu cần thiết.
Tại sao cần nộp giấy khám sức khỏe khi xin việc?
Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, giấy kiểm tra sức khỏe là giấy tờ thiết yếu trong hồ sơ xin việc. Thông qua giấy khám sức khỏe, các nhà tuyển dụng sẽ biết được tình trạng sức khỏe của ứng viên. Từ đó đánh giá xem ứng viên có đủ sức khỏe hoàn thành công việc cũng như thể lực để tham gia các dự án, hoạt động của công ty hay không.
Hiện nay, nhiều người cho rằng giấy khám sức khỏe chỉ là một thủ tục giấy tờ để xin việc nên không chú trọng và hoàn thành một cách máy móc, hời hợt và thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe có vai trò rất quan trọng, giúp bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt kiểm tra xem bản thân có bị mắc các bệnh truyền nhiễm hay không, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.
Giấy khám sức xin việc chỉ có hiệu lực trong vòng 6 – 12 tháng tùy trường hợp và phải được thực hiện bởi cơ sở y tế có đầy đủ giấy phép hiện hành theo đúng quy định của Bộ Y Tế. Nếu quá thời hạn quy định, giấy khám sẽ không còn giá trị và bắt buộc bạn phải thực hiện khám lại.
Quy trình khám sức khỏe xin việc
Nắm rõ được các quy trình khám sức khỏe giúp bạn thực hiện một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Nhìn chung, quy trình khám sức khỏe xin việc tại các cơ sở y tế đều tương đối giống nhau. Quy trình về cơ bản bao gồm các bước sau:
- Xuất trình giấy tờ tùy thân như căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế nếu có.
- Nêu rõ lý do đến khám.
- Nộp lệ phí, nhận biên lai sau đó lần lượt đến các khoa, phòng để được khám và thực hiện các xét nghiệm theo hướng dẫn.
- Nhận kết quả và nghe bác sĩ phân tích, kết luận và đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị thích hợp trong trường hợp kết quả khám có phát hiện bất thường.
- Hoàn tất nốt thủ tục tại quầy, thanh toán lệ phí phát sinh (nếu có) và nhận lại giấy tờ tùy thân.
Chi phí khám sức khỏe xin việc làm ở HCM là bao nhiêu?
Chi phí khám sức khoẻ xin việc làm tại Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là vấn đề rất được quan tâm. Tuy nhiên rất khó để đưa ra một con số cụ thể về chi phí khám sức khỏe xin việc vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi cơ sở sẽ có một mức giá khác nhau và cũng phụ thuộc vào loại hình xét nghiệm mà bạn lựa chọn thực hiện. Nếu bạn mong muốn kiểm tra sức khỏe tổng quát hơn và thêm các xét nghiệm chuyên sâu thì chi phí sẽ cao hơn.
Làm giấy khám sức khoẻ xin việc bao nhiêu tiền? Theo quy định tại Thông tư 04/BYT năm 2012, mức phí khám sức khỏe là 85.000 đồng. Bệnh viện sẽ thu thêm khoảng 4.000 – 6.000 đồng phí hồ sơ cho mỗi phiếu khám sức khỏe đi làm. Tổng chi phí cho dịch vụ này ở bệnh viện công từ khoảng 100.000 – 120.000 đồng tùy vào số lượng tờ khám. Chi phí sẽ cao hơn trong trường hợp bạn khám ở các cơ sở tư nhân hay bệnh viện quốc tế.
Khám sức khỏe xin việc cần lưu ý gì?
Để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Các giấy tờ tùy thân bao gồm căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế nếu có.
- Ảnh chân dung thường là kích cỡ 4×6, chụp trên nền phông trắng và thời hạn không quá 6 tháng.
- Nếu có tiền sử mắc bệnh, đang điều trị bệnh cần mang theo hồ sơ bệnh án và đơn thuốc để cung cấp cho bác sĩ.
- Lịch tiêm chủng vaccine, tiền sử thực hiện phẫu thuật nếu có, các loại thuốc hay thực phẩm bị dị ứng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình để các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, khi khám sức khỏe xin việc bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:
- Kiểm tra đầy đủ các thông tin trên phiếu khám sức khỏe xem có nhầm lẫn gì không. Nếu có cần báo lại ngay để kịp thời sửa chữa, tránh làm kết quả khám bị sai sót, gây mất thời gian.
- Đối với một số xét nghiệm sẽ có những yêu cầu riêng như nội soi dạ dày, đại tràng sẽ yêu cầu nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Siêu âm tuyến tiền liệt và siêu âm ổ bụng cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trong vòng một tiếng.
- Một số xét nghiệm sẽ yêu cầu tránh xa rượu, bia và các chất kích thích trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, cần tránh uống thuốc và tiêm insulin vào buổi sáng trước khi đi khám để tránh ảnh hưởng đến kết quả.
Ở nữ giới, việc khám sức khỏe nên tránh vào kỳ kinh nguyệt. Bạn nên chủ động tìm hiểu các xét nghiệm mà bản thân sẽ thực hiện để có những chuẩn bị tốt nhất.
- Mặc trang phục phù hợp, thoải mái, không quá bó, quá chật.
- Giữ trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, lo âu.
Nên đi khám sức khỏe xin việc ở đâu?
Theo quy định hiện hành, tất cả các bệnh viện công lập từ tuyến quận, huyện trở lên đều có đủ thẩm quyền để khám và cấp giấy khám sức khỏe xin việc cho các cá nhân. Ngoài ra, các cơ sở y tế tư nhân được cấp phép cũng có thể thực hiện việc khám và cấp giấy khám.
Người lao động nên lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh có những tiêu chí sau:
- Là cơ sở uy tín, có đầy đủ giấy phép hành nghề và các giấy tờ có liên quan theo quy định.
- Cơ sở vật chất tốt, có đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản.
- Quy trình khám đầy đủ, rõ ràng, thủ tục nhanh gọn, chính xác.
- Ngoài ra nên cân nhắc để lựa chọn các cơ sở khám có chi phí hợp lý.
Như vậy, tuy việc khám sức khỏe xin việc cho người lao động không quá phức tạp nhưng bạn cũng cần tìm hiểu để nắm rõ các thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của nhà thuốc Long Châu. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi