Quá trình mang thai là một quá trình thiêng liêng nhưng không kém phần gian nan đối phụ nữ. Trong suốt thai kỳ mẹ thai nhi có thể phát triển tốt là nhờ vào nhau thai. Nhau thai khi hình thành có thể bám vào nhiều vị trí khác nhau, một trong số đó là nhau bám mặt sau. Vậy nhau bám mặt sau là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Huggies nhé.
>> Tham khảo thêm: Nhau tiền đạo là gì? Phân loại, triệu chứng, cách điều trị
Nhau thai là gì?
Nhau thai là chính là “chiếc cầu” nối thành tử cung của mẹ với thai nhi thông qua dây rốn. Nhau thai được hình thành vào thời điểm phôi thai bám vào thành tử cung, sau đó phôi thai sẽ phát triển thành 2 bộ phận riêng biệt là thai nhi và nhau thai. Nhau thai có hình tròn, màu đỏ và có thể nặng đến 0,9kg.
Nhau thai chính là cơ quan rất quan trọng vì đóng vai trò trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy cũng những chất thiết yếu để nuôi bé.
Bên cạnh đó, nhau thai còn có thể giúp loại bỏ những chất thải ra khỏi máu của thai nhi. Nói cách khác, đây chính là một sợi dây liên kết đóng vai trò kết nối bé với mẹ.
>> Tham khảo thêm:
- Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết
- Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa? thai phát triển như thế nào?
Nhau bám mặt sau là gì?
Nhau thai bám mặt sau chính là hiện tượng nhau thai bám vào thành tử cung sau của mẹ, ở vị trí gần với cột sống. Đây được xem là một vị trí bám tốt của nhau thai, vì lúc này mẹ có thể dễ dàng cảm nhận sự phát triển của bé rõ hơn.
Nhau bám mặt sau là hiện tượng gì? (Nguồn: Sưu tầm)
Các loại trạng thái nhau bám mặt sau
Nhau thai bám mặt sau thường có 2 nhóm trạng thái chính là nhau thai bám mặt sau nhóm 1 và nhau thai bám mặt sau nhóm 2. Sự khác biệt của hai nhóm này là:
- Nhau thai bám mặt sau nhóm 1 nghĩa là bờ trên bánh nhau ở ngay vị trí đáy tử cung hoặc vượt khỏi đáy tử cung.
- Nhau bám thai mặt sau nhóm 2 là khi bờ trên bánh nhau ở ngang thân tử cung hoặc vượt lên trên một nửa so với thân tử cung.
Cả hai trang thai nhau bám mặt sau này đều rất an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra, theo dõi kỹ lưỡng cũng như biết rõ hơn về quá trình phát triển của thai nhi.
>> Tham khảo thêm: Thai Chưa Vào Tử Cung Thử Que Có Lên Không?
Biến chứng của tình trạng nhau bám mặt sau
Đối với mẹ bầu
Một số biến chứng thường gặp ở mẹ bầu khi nhau bám mặt sau đó là:
- Thiếu máu thai kỳ: Trong thời gian thai kỳ mẹ dễ bị mắc nguy cơ thiếu máu, do tình trạng chảy máu khi mang thai. Nếu tình trạng thiếu máu thai kỳ nặng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như thai chậm phát triển, phát triển kém hoặc mẹ dễ sinh non.
- Xuất huyết sau sinh: Đối với trường hợp nhau bám mặt sau, khi chuyển dạ, bánh nhau dễ bóc tách sớm dẫn đến việc mẹ bầu dễ mất nhiều máu, thậm chí bị shock hoặc ngất xỉu nếu mất máu quá nhiều. Trường hợp khác, nếu bánh nhau bám gần với vị trí cổ tử cung, sau sinh nhau thai bóc tách ra sẽ làm cho tử cung của mẹ chảy máu nhiều. Nếu tình trạng xuất huyết quá nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.
- Khả năng sinh mổ cao: Có nhiều trường hợp mẹ bầu gặp tình trạng nhau bám mặt sau thường phải nhập viện sớm để theo dõi cũng như chỉ định sinh mổ để an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm sau sinh.
>> Tham khảo: Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? 10+ loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh
Đối với thai nhi
Một số biến chứng đối với thai nhi trong trường hợp nhau bám mặt sau, đó là:
- Tăng nguy cơ suy dinh dưỡng: Thai nhi thường phát triển chậm, suy dinh dưỡng do mẹ bầu thiếu máu trong thai kỳ. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến suy thai.
- Ngôi thai bất thường: Với trường hợp nhau bám mặt sau nằm gần cổ tử cung, sẽ khiến thai nhi khó xoay ngôi thuận. Chính vì vậy, trong trường hợp này thường dễ dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi ngang hoặc ngôi mông.
- Sinh non: Nếu chẳng may mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo quá nặng, dẫn đến việc phải sinh mổ sớm, khi thai chưa đủ tháng là điều có thể xảy ra. Khi sinh non, bé sẽ dễ suy dinh dưỡng, thiếu cân, dễ bị bệnh, suy hô hấp và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.,…
>> Tham khảo: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Có rất nhiều biến chứng nhau bám mặt sau đối với thai nhi và mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)
Các vị trí nhau thai nguy hiểm mẹ cần lưu ý
Nhau thai tiền đạo
Đây là trường hợp nhau thai che phủ cổ tử cung một phần hoặc toàn phần. Nhau thai tiền đạo có thể khiến mẹ bầu dễ gặp các tình trạng như chảy máu nhau thai trong suốt thai kỳ, dị tật thai nhi, sinh non,…
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau thai tiền đạo, tốt nhất mẹ nên hạn chế vận động mạnh, tuyệt động không được căng thẳng, kích động tránh việc tử cung co thắt mạnh. Để an toàn nhất, khi biết mình bị nhau thai tiền đạo, mẹ nên đến bệnh viện để khám hoặc nhập viện để để theo dõi.
>> Tham khảo: Nhau (rau) bong non: Nhận biết, Nguyên nhân và Cách điều trị
Nhau thai bám thấp
Trường hợp này xảy ra khi trứng làm ổ ở phía bên dưới tử cung. Nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng nhau thai bám thấp là có thể tử cung của mẹ gặp vấn đề như dị dạng hoặc đã từng nạo – hút thai trước đó.
Nhau thai bám thấp thực chất là một phần của nhau thai tiền đạo. Tình trạng này có thể gây cản trở việc sinh con khi mẹ chuyển dạ, dẫn đến mẹ bầu dễ bị xuất huyết, nặng hơn có thể tử vong.
Mẹ nên đến bệnh viện khám thường xuyên, nếu phát hiện mình bị nhau bám thấp vì mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non rất cao. Vậy nên cần thăm khám để bác sĩ theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhau cài răng lược
Đây là trường hợp nhau thai ăn vào tử cung, mẹ có thể hình dung theo kiểu lược cài vào mái tóc. Nếu mẹ bầu bị nhau cài răng lược, sau khi sinh nhau không thể tự bóc tách ra được, làm cho mẹ mất máu nhiều sau sinh dẫn đến tình trạng đờ tử cung, sót nhau trong tử cung, thậm chí có trường hợp nặng hơn phải cắt bỏ tử cung.
Nhau cài răng lược được xem là tình trạng cực kỳ nguy hiểm ở thai phụ. Khi gặp tình trạng này, khả năng cao là mẹ gặp nhiều biến chứng thai kỳ khi sinh và sau sinh.
>> Tham khảo thêm: Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý & Tư thế an toàn
Các trường hợp nhau thai bám thấp (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ bầu cần làm gì nếu nhau bám mặt sau?
Hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào để điều trị tình trạng nhau bám mặt sau ở thai phụ. Hầu hết, các biện pháp chỉ đóng vai trò giảm tối đa mức độ rủi ro có thể xảy ra với mẹ và thai nhi. Do vậy, khi phát hiện mình bị nhau thai bám mặt sau thấp mẹ nên đến ngay bệnh viện để thăm khám hoặc nhập viện để được các bác sĩ theo dõi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Nên nghỉ ngơi, không nên căng thẳng, kích động nhiều. Tốt nhất mẹ chỉ nên đứng – ngồi khi thật sự cần thiết.
- Hạn chế đi đường xa, đi xe đạp, vận động mạnh.
- Không quan hệ tình dục
- Tuyệt đối không để bụng bị tác động mạnh để tránh việc xuất huyết âm đạo, tử cung bị kích thích.
- Nên ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau và các món ăn dễ tiêu hóa tránh táo bón hoặc đầy bụng. Không nên dùng các chất kích thích, những đồ uống có cồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Không khiêng vác các vật nặng hoặc làm việc quá sức.
Trên đây là những điều mà mẹ bầu cần biết về nhau bám mặt sau. Nếu phát hiện mình bị nhau bám mặt sau thì mẹ hãy cứ bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và theo dõi. Đặc biệt, tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ, để tốt cho mẹ và bé. Mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm về các thông tin hữu ích trong quá trình mang thai.
>> Tham khảo thêm:
- 3000 Tên Con Trai 2023: Đặt Tên Hay, Hợp Tuổi Bố Mẹ, Phong Thủy
- 3000 Tên Con Gái 2023: Đặt Tên Hay, Đẹp, Ý Nghĩa
Quá trình mang thai là một quá trình thiêng liêng nhưng không kém phần gian nan đối phụ nữ. Trong suốt thai kỳ mẹ thai nhi có thể phát triển tốt là nhờ vào nhau thai. Nhau thai khi hình thành có thể bám vào nhiều vị trí khác nhau, một trong số đó là nhau bám mặt sau. Vậy nhau bám mặt sau là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Huggies nhé.
>> Tham khảo thêm: Nhau tiền đạo là gì? Phân loại, triệu chứng, cách điều trị
Nhau thai là gì?
Nhau thai là chính là “chiếc cầu” nối thành tử cung của mẹ với thai nhi thông qua dây rốn. Nhau thai được hình thành vào thời điểm phôi thai bám vào thành tử cung, sau đó phôi thai sẽ phát triển thành 2 bộ phận riêng biệt là thai nhi và nhau thai. Nhau thai có hình tròn, màu đỏ và có thể nặng đến 0,9kg.
Nhau thai chính là cơ quan rất quan trọng vì đóng vai trò trong quá trình phát triển của thai nhi, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy cũng những chất thiết yếu để nuôi bé.
Bên cạnh đó, nhau thai còn có thể giúp loại bỏ những chất thải ra khỏi máu của thai nhi. Nói cách khác, đây chính là một sợi dây liên kết đóng vai trò kết nối bé với mẹ.
>> Tham khảo thêm:
- Sau quan hệ bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết
- Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa? thai phát triển như thế nào?
Nhau bám mặt sau là gì?
Nhau thai bám mặt sau chính là hiện tượng nhau thai bám vào thành tử cung sau của mẹ, ở vị trí gần với cột sống. Đây được xem là một vị trí bám tốt của nhau thai, vì lúc này mẹ có thể dễ dàng cảm nhận sự phát triển của bé rõ hơn.
Nhau bám mặt sau là hiện tượng gì? (Nguồn: Sưu tầm)
Các loại trạng thái nhau bám mặt sau
Nhau thai bám mặt sau thường có 2 nhóm trạng thái chính là nhau thai bám mặt sau nhóm 1 và nhau thai bám mặt sau nhóm 2. Sự khác biệt của hai nhóm này là:
- Nhau thai bám mặt sau nhóm 1 nghĩa là bờ trên bánh nhau ở ngay vị trí đáy tử cung hoặc vượt khỏi đáy tử cung.
- Nhau bám thai mặt sau nhóm 2 là khi bờ trên bánh nhau ở ngang thân tử cung hoặc vượt lên trên một nửa so với thân tử cung.
Cả hai trang thai nhau bám mặt sau này đều rất an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra, theo dõi kỹ lưỡng cũng như biết rõ hơn về quá trình phát triển của thai nhi.
>> Tham khảo thêm: Thai Chưa Vào Tử Cung Thử Que Có Lên Không?
Biến chứng của tình trạng nhau bám mặt sau
Đối với mẹ bầu
Một số biến chứng thường gặp ở mẹ bầu khi nhau bám mặt sau đó là:
- Thiếu máu thai kỳ: Trong thời gian thai kỳ mẹ dễ bị mắc nguy cơ thiếu máu, do tình trạng chảy máu khi mang thai. Nếu tình trạng thiếu máu thai kỳ nặng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi như thai chậm phát triển, phát triển kém hoặc mẹ dễ sinh non.
- Xuất huyết sau sinh: Đối với trường hợp nhau bám mặt sau, khi chuyển dạ, bánh nhau dễ bóc tách sớm dẫn đến việc mẹ bầu dễ mất nhiều máu, thậm chí bị shock hoặc ngất xỉu nếu mất máu quá nhiều. Trường hợp khác, nếu bánh nhau bám gần với vị trí cổ tử cung, sau sinh nhau thai bóc tách ra sẽ làm cho tử cung của mẹ chảy máu nhiều. Nếu tình trạng xuất huyết quá nặng có thể phải cắt bỏ tử cung.
- Khả năng sinh mổ cao: Có nhiều trường hợp mẹ bầu gặp tình trạng nhau bám mặt sau thường phải nhập viện sớm để theo dõi cũng như chỉ định sinh mổ để an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm sau sinh.
>> Tham khảo: Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? 10+ loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh
Đối với thai nhi
Một số biến chứng đối với thai nhi trong trường hợp nhau bám mặt sau, đó là:
- Tăng nguy cơ suy dinh dưỡng: Thai nhi thường phát triển chậm, suy dinh dưỡng do mẹ bầu thiếu máu trong thai kỳ. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến suy thai.
- Ngôi thai bất thường: Với trường hợp nhau bám mặt sau nằm gần cổ tử cung, sẽ khiến thai nhi khó xoay ngôi thuận. Chính vì vậy, trong trường hợp này thường dễ dẫn đến ngôi thai bất thường như ngôi ngang hoặc ngôi mông.
- Sinh non: Nếu chẳng may mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo quá nặng, dẫn đến việc phải sinh mổ sớm, khi thai chưa đủ tháng là điều có thể xảy ra. Khi sinh non, bé sẽ dễ suy dinh dưỡng, thiếu cân, dễ bị bệnh, suy hô hấp và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.,…
>> Tham khảo: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Có rất nhiều biến chứng nhau bám mặt sau đối với thai nhi và mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)
Các vị trí nhau thai nguy hiểm mẹ cần lưu ý
Nhau thai tiền đạo
Đây là trường hợp nhau thai che phủ cổ tử cung một phần hoặc toàn phần. Nhau thai tiền đạo có thể khiến mẹ bầu dễ gặp các tình trạng như chảy máu nhau thai trong suốt thai kỳ, dị tật thai nhi, sinh non,…
Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau thai tiền đạo, tốt nhất mẹ nên hạn chế vận động mạnh, tuyệt động không được căng thẳng, kích động tránh việc tử cung co thắt mạnh. Để an toàn nhất, khi biết mình bị nhau thai tiền đạo, mẹ nên đến bệnh viện để khám hoặc nhập viện để để theo dõi.
>> Tham khảo: Nhau (rau) bong non: Nhận biết, Nguyên nhân và Cách điều trị
Nhau thai bám thấp
Trường hợp này xảy ra khi trứng làm ổ ở phía bên dưới tử cung. Nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp tình trạng nhau thai bám thấp là có thể tử cung của mẹ gặp vấn đề như dị dạng hoặc đã từng nạo – hút thai trước đó.
Nhau thai bám thấp thực chất là một phần của nhau thai tiền đạo. Tình trạng này có thể gây cản trở việc sinh con khi mẹ chuyển dạ, dẫn đến mẹ bầu dễ bị xuất huyết, nặng hơn có thể tử vong.
Mẹ nên đến bệnh viện khám thường xuyên, nếu phát hiện mình bị nhau bám thấp vì mẹ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non rất cao. Vậy nên cần thăm khám để bác sĩ theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhau cài răng lược
Đây là trường hợp nhau thai ăn vào tử cung, mẹ có thể hình dung theo kiểu lược cài vào mái tóc. Nếu mẹ bầu bị nhau cài răng lược, sau khi sinh nhau không thể tự bóc tách ra được, làm cho mẹ mất máu nhiều sau sinh dẫn đến tình trạng đờ tử cung, sót nhau trong tử cung, thậm chí có trường hợp nặng hơn phải cắt bỏ tử cung.
Nhau cài răng lược được xem là tình trạng cực kỳ nguy hiểm ở thai phụ. Khi gặp tình trạng này, khả năng cao là mẹ gặp nhiều biến chứng thai kỳ khi sinh và sau sinh.
>> Tham khảo thêm: Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý & Tư thế an toàn
Các trường hợp nhau thai bám thấp (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ bầu cần làm gì nếu nhau bám mặt sau?
Hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể nào để điều trị tình trạng nhau bám mặt sau ở thai phụ. Hầu hết, các biện pháp chỉ đóng vai trò giảm tối đa mức độ rủi ro có thể xảy ra với mẹ và thai nhi. Do vậy, khi phát hiện mình bị nhau thai bám mặt sau thấp mẹ nên đến ngay bệnh viện để thăm khám hoặc nhập viện để được các bác sĩ theo dõi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau đây:
- Nên nghỉ ngơi, không nên căng thẳng, kích động nhiều. Tốt nhất mẹ chỉ nên đứng – ngồi khi thật sự cần thiết.
- Hạn chế đi đường xa, đi xe đạp, vận động mạnh.
- Không quan hệ tình dục
- Tuyệt đối không để bụng bị tác động mạnh để tránh việc xuất huyết âm đạo, tử cung bị kích thích.
- Nên ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau và các món ăn dễ tiêu hóa tránh táo bón hoặc đầy bụng. Không nên dùng các chất kích thích, những đồ uống có cồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Không khiêng vác các vật nặng hoặc làm việc quá sức.
Trên đây là những điều mà mẹ bầu cần biết về nhau bám mặt sau. Nếu phát hiện mình bị nhau bám mặt sau thì mẹ hãy cứ bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và theo dõi. Đặc biệt, tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ, để tốt cho mẹ và bé. Mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu thêm về các thông tin hữu ích trong quá trình mang thai.
>> Tham khảo thêm:
- 3000 Tên Con Trai 2023: Đặt Tên Hay, Hợp Tuổi Bố Mẹ, Phong Thủy
- 3000 Tên Con Gái 2023: Đặt Tên Hay, Đẹp, Ý Nghĩa
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi