Những vấn đề cần biết về tình trạng nhau thai bám mặt trước

Nếu sau tuần 24, bạn vẫn không cảm nhận được các chuyển động của bé yêu, hãy đến gặp bác sĩ để hỏi về trường hợp của mình. Bé sẽ tiếp tục phát triển trong những tuần tiếp theo nên bạn sẽ thường xuyên cảm nhận được những cú đạp của bé.

Nhau thai bám mặt trước có hạn chế gì?

nhau tiền đạo

Bác sĩ sẽ theo dõi tử cung bằng cách siêu âm từ tuần 32 đến 36 để kiểm tra vị trí bám của nhau thai. Bạn hoàn toàn có thể sinh thường nếu đến cuối thai kỳ bé di chuyển đến đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Nhau tiền đạo

Nếu trong tuần 33 và 34, nhau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám khá thấp ở tử cung thì sẽ dẫn đến nhau tiền đạo. Bác sĩ sẽ cho tiến hành siêu âm để xác định được vị trí tốt nhất của thai nhi, nhau thai và chỉ định cho bạn sinh mổ. Do đó, bạn phải đi khám thai thường xuyên để giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng thai sản.

2. Đau đẻ và các biến chứng khác

Một số phụ nữ phải trải qua những đau đớn và khó chịu ở phần thắt lưng khi sinh. Triệu chứng này phụ thuộc vào vị trí của bé và sức khỏe của bạn. Bạn sẽ trải qua những cơn đau này nếu bé nằm ở phía bụng hoặc cột sống của người mẹ.

Nếu bạn từng mổ lấy thai trong lần mang thai trước thì lần mang thai sau nhau thai có thể phát triển ở vùng sẹo và thành tử cung. Đây là một tình trạng khá hiếm hoi, nhưng với siêu âm và MRI thì hoàn toàn có thể chẩn đoán ra được.

Nhau thai bám ở mặt trước sẽ gây ra một số biến chứng về sức khỏe như đái tháo đường, thai nhi chậm phát triển và huyết áp tăng.

Sinh mổ có phải là lựa chọn duy nhất nếu nhau bám thai mặt trước?

Mổ lấy thai không phải là lựa chọn duy nhất trong trường hợp nhau thai bám ở mặt trước. Tuy nhiên, nếu nhau thai chặn ngay cổ tử cung của người mẹ, làm cản đường ra của bé thì việc sinh thường là hoàn toàn không có khả năng.

Một vài kết luận về trường hợp nhau thai bám mặt trước

  • Những trường hợp nhau thai bám mặt trước, thai nhi thường nặng hơn so với bình thường. Ngoài ra, nhau thai bám mặt trước thì mẹ thường sinh bé gái.
  • Nhau thai bám mặt trước không gây nguy hại cho bé trong suốt thai kỳ nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường, bé tăng trưởng chậm và thai chết lưu.
  • Những phụ nữ có nhóm máu O thường có nguy cơ bị nhau thai bám mặt trước cao hơn.
  • Tư thế ngủ trong thời gian thụ thai cũng ảnh hưởng đến vị trí bám của nhau thai.
  • Nhau thai bám mặt trước thường làm tăng những cơn đau đẻ và gia tăng nguy cơ phải mổ lấy thai. Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân gây ra tình trạng chuyển dạ chậm và các biến chứng hậu sản như băng huyết sau sinh.

Độ trưởng thành của nhau thai là gì?

Độ trưởng thành của nhau thai được đánh giá dựa trên sự phát triển của nhau thai bằng cách siêu âm. Điều này phản ánh sự tăng trưởng của nhau trong suốt quá trình mang thai.

Độ trưởng thành thường bắt đầu ở độ 0 và phát triển dần lên mức 1, 2, 3.

Độ trưởng thành 0

  • Thai thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ, ít hơn 18 tuần.
  • Màng ối thẳng, mịn và không bị rạn nứt.
  • Chất nhau thai tập trung ở một vùng

Độ trưởng thành 1

  • Thai ở giai đoạn giữa của thai kỳ, từ tuần 18 đến tuần 29.
  • Giai đoạn tiền trưởng thành của nhau thai.
  • Màng ối không bị rạn nứt, được xác định rõ ràng, có sự rung động.
  • Chất nhau thai được phân tán ngẫu nhiên.

Độ trưởng thành 2

  • Thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ, khoảng sau 30 tuần.
  • Màng ối rạn nứt nhiều và dần hoàn chỉnh.

Độ trưởng thành 3

  • Thai vượt quá 39 tuần, giai đoạn cuối trong quá trình phát triển của nhau thai.
  • Màng ối hoàn chỉnh.
  • Chất nhau thai được phân chia ở các khoang.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nhau thai

sự phát triển của nhau thai

Nhau thai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Các biến chứng về vị trí bám của nhau thai như rau bám mặt trước sẽ dẫn đến thai chậm phát triển hoặc thai chết lưu. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nhau thai:

  • Huyết áp cao
  • Mang thai ở độ tuổi 40 trở lên
  • Mang thai nhiều lần
  • Phẫu thuật tử cung trước khi mang thai
  • Rối loạn tiền sản
  • Các vấn đề về đông máu
  • Sử dụng ma túy hoặc lạm dụng những chất gây nghiện khác khi mang thai
  • Chấn thương vùng bụng.

Chăm sóc nhau thai

Để chăm sóc nhau thai, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Tránh những cơn xốc nảy mạnh bất thình lình. Cài dây đai an toàn khi ngồi ô tô, máy bay. Tránh hút thuốc vì thuốc lá sẽ gây hại cho nhau thai và thai nhi.
  • Ăn nhiều rau có màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt như hạnh nhân, các thực phẩm chứa những chất béo tốt như trái bơ. Ngoài ra, bạn nên hạn chế lượng muối ăn vào cùng các thực phẩm chế biến sẵn thay vào đó hãy dùng những món ăn dễ tiêu hóa.
  • Chỉ tập thể dục khi bác sĩ cho phép. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập các bài tập Kegel, đi bộ và yoga trước khi sinh.
  • Giảm những cử động đột ngột khi mang thai.
  • Khám thai định kỳ. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng nhau thai bám mặt trước và có biện pháp phòng ngừa.
  • Nếu bạn bị đau bụng hoặc chảy máu âm đạo trong thai kỳ, hãy đến bệnh viện ngay. Đau bụng là vấn đề thường gặp nhưng bạn nên kiểm tra cẩn thận để xác định nguyên nhân của những cơn đau này. Nếu bạn bị đau do sự bong tróc của nhau thai mà không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong. Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị đau lưng, đau thắt tử cung sớm hoặc những cơn đau khác ở vùng bụng.

Những biến chứng của nhau thai bám mặt trước hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm. Bạn đừng quá lo lắng nếu bạn rơi vào trường hợp nhau thai bám mặt trước. Tất cả những gì bạn cần làm là tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều và tận hưởng thời gian mang thai tuyệt vời.