Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé

1. Những lợi ích của rau xanh với mẹ và bé sau khi sinh

Trong rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mẹ, dưới đây là những lợi ích của rau xanh:

  • Chống ngán: Sau khi sinh con,người mẹ cần được bổ sung thêm rất nhiều năng lượng từ các loại thịt, cá, trứng. Ăn quá nhiều và liên tục dễ khiến các mẹ bị ngán ngẩm và rau xanh chính là “cứu tinh” để khắc phục tình trạng này xảy ra.

  • Chống táo bón: Cũng chính vì phải bổ sung quá nhiều chất bổ từ thịt cá, kết hợp với sự mất cân bằng nội tiết trong giai đoạn này mà hầu như hơn 90% phụ nữ sau sinh đều bị táo bón. Bổ sung đủ rau xanh sẽ giúp cơ thể nhận đủ chất xơ, từ đó giúp kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả.

  • Tốt cho da và mắt: Rau xanh chứa các chất chống oxy hóa giúp làm da được mịn màng, căng bóng hơn. Đồng thời nguồn vitamin A cùng các khoáng chất dồi dào có trong rau củ, quả cũng giúp chị em sau sinh phục hồi thể trạng, phòng ngừa các vấn đề về thị giác.

  • Hỗ trợ giảm cân: Sau sinh nhiều mẹ bị phì lên do trong quá trình mang thai bồi bổ nhiều dưỡng chất, lúc này nhiều mẹ muốn lấy lại vóc dáng như trước đây. Vì thế nên người mẹ mới cần đến sự hỗ trợ của rau xanh – nhóm thực phẩm giúp no nhanh nhưng lại ít calo. Mẹ có thể ăn thật nhiều rau mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong rau xanh cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc triệt để giúp phân giải nguồn dinh dưỡng dư thừa.

  • Giảm căng thẳng, stress: Thành phần Vitamin B có trong rau xanh được đánh giá rất tốt trong vai trò dẫn truyền thần kinh. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp mẹ cảm thấy tâm trạng thoải mái, vui vẻ và bớt cáu gắt hơn.

  • Lợi sữa: Phần lớn các nhóm rau xanh đều là những thực phẩm lợi sữa. Khi ăn rau đầy đủ, phần lớn các thành phần dinh dưỡng có trong rau xanh đều sẽ được chuyển hóa một phần vào sữa mẹ. Bằng cách này, nguồn sữa mẹ được tiếp nạp vào cơ thể nhiều hơn và giúp trẻ bú mẹ cũng khỏe mạnh hơn.

  • Giảm rụng tóc: Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là do thiếu hụt vitamin và thay đổi nội tiết sau khi sinh. Ăn rau xanh thường xuyên sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng vitamin đáng kể đem lại mái tóc mềm mượt, óng ả hơn.

  • Tốt cho xương khớp: Nhiều loại rau có thành phần canxi, vitamin K cao giúp xương khớp của người mẹ chắc khỏe hơn, đồng thời giúp cung cấp canxi cho bé qua sữa mẹ. Một số loại rau củ khác còn chứa nhiều nhớt và rất tốt cho chất nhờn và độ trơn tru của các khớp.

  • Phòng bệnh ung thư: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều rau xanh sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu nạp vào cơ thể. Từ đó góp phần nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh ung thư.

2. Top 10 loại rau mẹ nên ăn tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau có tính hàn, rất thích hợp cho mùa hè, có tác dụng đào thải chất béo, nhuận tràng.

Đây cũng là loại rau giúp tăng sữa cực tốt cho mẹ sau sinh. Trong thành phần dinh dưỡng của rau có các loại Vitamin A3, B3, chất nhầy, chất sắt, chất saponin rất tốt với các thai phụ sau sinh.

Các món ăn nấu từ rau mồng tơi tốt cho mẹ sau sinh có thể kể tới như: Canh mồng tơi với gà ác,… sẽ giúp các sản phụ có nhiều sữa, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, lấy lại cân bằng nhanh hơn.

Rau ngót

Rau ngót cũng trong danh sách các loại rau tốt cho phụ nữ sau sinh. Loại rau này không chỉ lợi sữa, kích sữa mà còn có nhiều công dụng đặc biệt khác với các chị em sau khi sinh.

Trong thành phần của rau ngót có chứa khá nhiều vitamin A,B,C và canxi. Nhờ vậy chúng có thể giúp sữa mẹ về nhiều hơn, nhanh hơn. Bên cạnh đó rau ngót còn có tác dụng làm hết sản dịch nhanh chóng ở mẹ bầu sau sinh, góp phần ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.

Mẹ sau sinh có thể sử dụng rau ngót để nấu canh hoặc xay nhuyễn lấy nước để uống. Phương pháp sẽ giúp chị em nhanh hết sản dịch và cũng nhiều sữa hơn.

Rau đay

Sau khi sinh là lúc cơ sở của mẹ cần được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe và đảm bảo đủ nguồn sữa nuôi con. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, rau đay chính là lựa chọn tuyệt vời bởi đây là loại rau mang đến nguồn sữa dồi dào cho các mẹ sau sinh.

Sản phụ đang ở tuần đầu tiên sau sinh nên sử dụng từ 150g – 200g rau đay vào các bữa chính mỗi ngày. Các tuần tiếp theo mỗi tuần nên ăn 2 lần với khoảng 200 – 250g rau đay/lần sẽ giúp tăng lượng sữa cũng như lượng chất béo trong sữa.

Các mẹ sau sinh có thể sử dụng rau đay để nấu canh hàng ngày, rất dễ ăn. Đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ mua, dễ kiếm. Ngoài ra nghiên cứu cũng đã chỉ rõ, rau đay là loại rau có chứa lượng sắt nhiều nhất. Mẹ sau sinh rất cần bù sắt nên đây chắc chắn là cần thiết với các chị em.

Rau lang

Rau lang là loại rau dân dã nhưng cũng chứa nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Rau lang hoặc củ khoai lang đều tốt với các phụ nữ sinh thường.

Thực phẩm rất lợi sữa cho bé mà còn giúp mẹ khỏe mạnh và đẹp dáng.

  • 80% các mẹ sinh thường đều bị táo bón và khó tiêu, khi ăn rau lang sẽ hạn chế tình trạng táo bón và làm nhuận tràng cho mẹ sau sinh.

  • Ăn rau lang lợi sữa và còn chống béo phì tốt bởi thành phần của rau có chứa khoảng 1,4g chất xơ và 22 kcal năng lượng.

  • Thành phần của rau có nhiều vitamin B1, B2, B6, C, Sắt, Canxi,… có thể giúp chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều cho các mẹ.

Với công dụng tuyệt vời như vậy, rau lang cũng nằm trong danh sách các loại rau mẹ nên ăn sau sinh. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh, luộc.

Cải bó xôi

Trong số các loại rau tốt cho bà đẻ, cải bó xôi là thực phẩm được nhiều người nhắc tới. Do thành phần có lượng mangan dồi dào, đây là một trong những chất có vai trò thúc đẩy vết thương mau lành nhờ quá trình tái tạo collagen. Đây là một gợi ý không tồi cho các mẹ đang băn khoăn sau sinh không biết ăn gì.

Bên cạnh đó lượng folate có trong cải bó xôi rất tốt cho não bộ của trẻ, giúp mẹ gọi sữa về nhanh và nhiều hơn. Chị em có thể chế biến cải bó xôi một cách đơn giản nhờ xào thịt bò, nấu canh, trần nước sôi hoặc làm sinh tố.

Tuy nhiên một điều cần phải lưu ý không nên lạm dụng loại rau này do thành phần axit oxalic có thể cản trở hấp thụ sắt và canxi.

Măng tây

Nhiều người thắc mắc sau sinh có ăn được măng tây không. Câu trả lời là có bởi theo chuyên gia việc sử dụng loại rau này sẽ giúp bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng trong cơ thể. Trong đó có thể kể tới các vitamin A, B, E, Kẽm, sắt và magie.

Thành phần này không chỉ giúp mẹ sau sinh mau khỏe mà còn tăng cường tiết sữa. Tuy vậy nếu như ăn quá nhiều măng tây, chị em có thể bị chướng bụng, đầy hơi. Vì thế tốt nhất chỉ nên sử dụng loại rau này mỗi tuần từ 2 – 3 lần và hãy luân phiên với các loại rau khác để đa dạng thực đơn.

Giá đỗ

Thành phần của giá đỗ có chứa khá nhiều protein, vitamin, và cellulose. Những thành phần này sẽ giúp phát triển tế bào mô, hạn chế tình trạng chảy máu ở các mẹ sau sinh. Vì thế đây cũng là gợi ý tốt cho câu hỏi mẹ mới sinh nên ăn gì.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa một lượng chất khoáng và vitamin rất có lợi với cơ thể của mẹ sau sinh. Đặc biệt, thành phần protein và carbohydrate có chứa trong cải xanh nhiều hơn so với các loại rau thông thường. Chính vì thế thực phẩm cực kỳ cần thiết với các chị em sau khi sinh con.

Mẹ sau sinh có thể sử dụng thực phẩm này để chế biến bằng cách luộc hoặc xào để có được những bữa ăn ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng.

Mướp

Mướp là loại rau quả có vị mát, tính lành, có thể giúp làm giảm cơn đau co thắt tử cung. Bên cạnh đó đây cũng là loại quả giúp tăng cường lưu thông khí huyết, rất phù hợp với phụ nữ sau sinh con.

Chị em có thể sử dụng mướp để chế biến thành các món ăn thơm ngon và hấp dẫn, giúp tăng tiết sữa và nhanh chóng phục hồi thể lực

Rau dền

Có rất nhiều người thắc mắc bà đẻ ăn rau dền được không. Chuyên gia cho biết rau dền đỏ là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu cho các chị em mới sinh nhờ lành tính và bổ máu. Nghiên cứu cũng cho biết trong rau dền có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dào.

Đặc biệt trong đó là hàm lượng các vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nhờ đó giúp mẹ sau sinh nâng cao hệ miễn dịch. Rau có tính mát, vị ngọt, rất phù hợp để thanh nhiệt, lợi tiểu và sát trùng.

Xem thêm: Mẹ sau sinh 1 tháng nên ăn gì để mẹ khỏe, bé thông minh

3. Phụ nữ sau sinh không nên ăn rau gì?

– Lá lốt

Lá lốt có công dụng chống hàn, giảm đau, giảm đầy hơi, khó tiêu và rất tốt cho những người bị cảm lạnh. Lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ngon trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, với các bà mẹ đang có con bú thì đây là loại rau cực kì nguy hại vì nó gây mất sữa. Thậm chí có nhiều mẹ chỉ cần ăn vài chiếc lá lốt mà đã bị mất sữa hoàn toàn.Ngoài ra, lá lốt còn ảnh hưởng đến vị của sữa mẹ, làm cho bé khó chịu, bỏ bú. Chính vì vậy, các mẹ nên tránh lá lốt trong bữa ăn để không ảnh hưởng đến lượng sữa của mình.

– Bạc hà

Bạc hà có công dụng giảm tình trạng đau đầu, căng thẳng và làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ sau sinh sử dụng quá nhiều bạc hà có thể dẫn đến lượng sữa mẹ giảm đột ngột, thậm chí mất sữa hoàn toàn. Mặt khác, bạc hà có tính cay nóng nên mẹ ăn nhiều có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ không nên sử dụng quá 20-30g bạc hà mỗi ngày để tránh bị mất sữa.

– Bắp cải

Bắp cải là một loại rau có tính hàn, có khả năng gây ức chế quá trình tiết sữa ở tuyến vú, khiến mẹ không có đủ sữa cho con. Sử dụng quá nhiều bắp cải có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất sữa. Vì thế mẹ chỉ nên ăn một lượng ít hoặc tốt hơn hết là không nên dùng để đảm bảo lượng sữa cho con.

– Măng

Măng tuy là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là một trong những món ăn giúp kích thích vị giác nhưng cũng là một trong những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị và chất lượng của sữa mẹ. Ngoài ra, trong măng trong măng có hàm lượng cyanide rất cao, chất này đi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), đây là chất cực độc và có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Để đảm bảo nguồn sữa cũng như sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ sau sinh không nên ăn măng.

– Rau muống

Đối với mẹ vừa mới sinh xong, đặc biệt là mẹ sinh mổ, nên hạn chế ăn rau muống trong thời gian này, bởi ăn rau muống sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, để lại sẹo lồi. Thêm vào đó, rau muống có thể gây lạnh bụng hoặc đau bụng do tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của mẹ mới sinh.

– Mướp đắng

Mướp đắng là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C thuộc top đầu trong các loại rau, có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Tuy nhiên, trong hạt mướp đắng có thành phần vicine gây đau đầu và có thắt bụng, ảnh hưởng đến việc tổng hợp sữa cho con; thành phần chất xơ và chất béo trong mướp đắng cũng thấp nên không mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ. Sử dụng nhiều mướp đắng có thể tác động đến dạ dày, gây nên tình trạng tiêu chảy. Việc ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ có thể tác động xấu đến chất lượng nguồn sữa, gây mất sữa, ít sữa, thậm chí ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bé nên mẹ tránh ăn mướp đắng để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn.

– Lá dâu tằm

Là dâu tằm bản chất có rất nhiều tác dụng với cơ thể như giúp thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, chữa ho… Mặt khác, lá dâu tằm có tính hàn nên khi ăn hoặc uống nước lá dâu tằm có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc tiêu sữa cho mẹ đó là lấy lá dâu tằm tươi hoặc lá dâu tằm sao thơm hạ thổ sắc lên uống thay nước lọc hằng ngày. Mẹ sau sinh sử dụng dâu tằm sẽ làm giảm lượng sữa.

– Rau mùi tây

Rau mùi tây là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày để gia tăng hương vị cho các món ăn, tăng cảm giác con miệng. Tuy nhiên, dùng nhiều rau mùi tây trong bữa ăn có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa, mất sữa. Mùi vị lạ của rau mùi tây có thể khiến em bé chán bú, bỏ bú. Vì vậy, mẹ sau sinh cần chú ý khi thêm rau mùi tây vào các bữa ăn hàng ngày.

Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh nên ăn gì rồi đúng không nào. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Monkey chuyên mục sau sinh để có được nhiều thông tin chăm sóc mẹ sau sinh hơn nhé.

Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé

1. Những lợi ích của rau xanh với mẹ và bé sau khi sinh

Trong rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mẹ, dưới đây là những lợi ích của rau xanh:

  • Chống ngán: Sau khi sinh con,người mẹ cần được bổ sung thêm rất nhiều năng lượng từ các loại thịt, cá, trứng. Ăn quá nhiều và liên tục dễ khiến các mẹ bị ngán ngẩm và rau xanh chính là “cứu tinh” để khắc phục tình trạng này xảy ra.

  • Chống táo bón: Cũng chính vì phải bổ sung quá nhiều chất bổ từ thịt cá, kết hợp với sự mất cân bằng nội tiết trong giai đoạn này mà hầu như hơn 90% phụ nữ sau sinh đều bị táo bón. Bổ sung đủ rau xanh sẽ giúp cơ thể nhận đủ chất xơ, từ đó giúp kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón hiệu quả.

  • Tốt cho da và mắt: Rau xanh chứa các chất chống oxy hóa giúp làm da được mịn màng, căng bóng hơn. Đồng thời nguồn vitamin A cùng các khoáng chất dồi dào có trong rau củ, quả cũng giúp chị em sau sinh phục hồi thể trạng, phòng ngừa các vấn đề về thị giác.

  • Hỗ trợ giảm cân: Sau sinh nhiều mẹ bị phì lên do trong quá trình mang thai bồi bổ nhiều dưỡng chất, lúc này nhiều mẹ muốn lấy lại vóc dáng như trước đây. Vì thế nên người mẹ mới cần đến sự hỗ trợ của rau xanh – nhóm thực phẩm giúp no nhanh nhưng lại ít calo. Mẹ có thể ăn thật nhiều rau mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong rau xanh cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc triệt để giúp phân giải nguồn dinh dưỡng dư thừa.

  • Giảm căng thẳng, stress: Thành phần Vitamin B có trong rau xanh được đánh giá rất tốt trong vai trò dẫn truyền thần kinh. Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp mẹ cảm thấy tâm trạng thoải mái, vui vẻ và bớt cáu gắt hơn.

  • Lợi sữa: Phần lớn các nhóm rau xanh đều là những thực phẩm lợi sữa. Khi ăn rau đầy đủ, phần lớn các thành phần dinh dưỡng có trong rau xanh đều sẽ được chuyển hóa một phần vào sữa mẹ. Bằng cách này, nguồn sữa mẹ được tiếp nạp vào cơ thể nhiều hơn và giúp trẻ bú mẹ cũng khỏe mạnh hơn.

  • Giảm rụng tóc: Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là do thiếu hụt vitamin và thay đổi nội tiết sau khi sinh. Ăn rau xanh thường xuyên sẽ giúp cơ thể được bổ sung một lượng vitamin đáng kể đem lại mái tóc mềm mượt, óng ả hơn.

  • Tốt cho xương khớp: Nhiều loại rau có thành phần canxi, vitamin K cao giúp xương khớp của người mẹ chắc khỏe hơn, đồng thời giúp cung cấp canxi cho bé qua sữa mẹ. Một số loại rau củ khác còn chứa nhiều nhớt và rất tốt cho chất nhờn và độ trơn tru của các khớp.

  • Phòng bệnh ung thư: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn nhiều rau xanh sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu nạp vào cơ thể. Từ đó góp phần nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh ung thư.

2. Top 10 loại rau mẹ nên ăn tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau có tính hàn, rất thích hợp cho mùa hè, có tác dụng đào thải chất béo, nhuận tràng.

Đây cũng là loại rau giúp tăng sữa cực tốt cho mẹ sau sinh. Trong thành phần dinh dưỡng của rau có các loại Vitamin A3, B3, chất nhầy, chất sắt, chất saponin rất tốt với các thai phụ sau sinh.

Các món ăn nấu từ rau mồng tơi tốt cho mẹ sau sinh có thể kể tới như: Canh mồng tơi với gà ác,… sẽ giúp các sản phụ có nhiều sữa, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, lấy lại cân bằng nhanh hơn.

Rau ngót

Rau ngót cũng trong danh sách các loại rau tốt cho phụ nữ sau sinh. Loại rau này không chỉ lợi sữa, kích sữa mà còn có nhiều công dụng đặc biệt khác với các chị em sau khi sinh.

Trong thành phần của rau ngót có chứa khá nhiều vitamin A,B,C và canxi. Nhờ vậy chúng có thể giúp sữa mẹ về nhiều hơn, nhanh hơn. Bên cạnh đó rau ngót còn có tác dụng làm hết sản dịch nhanh chóng ở mẹ bầu sau sinh, góp phần ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.

Mẹ sau sinh có thể sử dụng rau ngót để nấu canh hoặc xay nhuyễn lấy nước để uống. Phương pháp sẽ giúp chị em nhanh hết sản dịch và cũng nhiều sữa hơn.

Rau đay

Sau khi sinh là lúc cơ sở của mẹ cần được bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe và đảm bảo đủ nguồn sữa nuôi con. Vậy phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, rau đay chính là lựa chọn tuyệt vời bởi đây là loại rau mang đến nguồn sữa dồi dào cho các mẹ sau sinh.

Sản phụ đang ở tuần đầu tiên sau sinh nên sử dụng từ 150g – 200g rau đay vào các bữa chính mỗi ngày. Các tuần tiếp theo mỗi tuần nên ăn 2 lần với khoảng 200 – 250g rau đay/lần sẽ giúp tăng lượng sữa cũng như lượng chất béo trong sữa.

Các mẹ sau sinh có thể sử dụng rau đay để nấu canh hàng ngày, rất dễ ăn. Đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ mua, dễ kiếm. Ngoài ra nghiên cứu cũng đã chỉ rõ, rau đay là loại rau có chứa lượng sắt nhiều nhất. Mẹ sau sinh rất cần bù sắt nên đây chắc chắn là cần thiết với các chị em.

Rau lang

Rau lang là loại rau dân dã nhưng cũng chứa nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Rau lang hoặc củ khoai lang đều tốt với các phụ nữ sinh thường.

Thực phẩm rất lợi sữa cho bé mà còn giúp mẹ khỏe mạnh và đẹp dáng.

  • 80% các mẹ sinh thường đều bị táo bón và khó tiêu, khi ăn rau lang sẽ hạn chế tình trạng táo bón và làm nhuận tràng cho mẹ sau sinh.

  • Ăn rau lang lợi sữa và còn chống béo phì tốt bởi thành phần của rau có chứa khoảng 1,4g chất xơ và 22 kcal năng lượng.

  • Thành phần của rau có nhiều vitamin B1, B2, B6, C, Sắt, Canxi,… có thể giúp chữa bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều cho các mẹ.

Với công dụng tuyệt vời như vậy, rau lang cũng nằm trong danh sách các loại rau mẹ nên ăn sau sinh. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh, luộc.

Cải bó xôi

Trong số các loại rau tốt cho bà đẻ, cải bó xôi là thực phẩm được nhiều người nhắc tới. Do thành phần có lượng mangan dồi dào, đây là một trong những chất có vai trò thúc đẩy vết thương mau lành nhờ quá trình tái tạo collagen. Đây là một gợi ý không tồi cho các mẹ đang băn khoăn sau sinh không biết ăn gì.

Bên cạnh đó lượng folate có trong cải bó xôi rất tốt cho não bộ của trẻ, giúp mẹ gọi sữa về nhanh và nhiều hơn. Chị em có thể chế biến cải bó xôi một cách đơn giản nhờ xào thịt bò, nấu canh, trần nước sôi hoặc làm sinh tố.

Tuy nhiên một điều cần phải lưu ý không nên lạm dụng loại rau này do thành phần axit oxalic có thể cản trở hấp thụ sắt và canxi.

Măng tây

Nhiều người thắc mắc sau sinh có ăn được măng tây không. Câu trả lời là có bởi theo chuyên gia việc sử dụng loại rau này sẽ giúp bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng trong cơ thể. Trong đó có thể kể tới các vitamin A, B, E, Kẽm, sắt và magie.

Thành phần này không chỉ giúp mẹ sau sinh mau khỏe mà còn tăng cường tiết sữa. Tuy vậy nếu như ăn quá nhiều măng tây, chị em có thể bị chướng bụng, đầy hơi. Vì thế tốt nhất chỉ nên sử dụng loại rau này mỗi tuần từ 2 – 3 lần và hãy luân phiên với các loại rau khác để đa dạng thực đơn.

Giá đỗ

Thành phần của giá đỗ có chứa khá nhiều protein, vitamin, và cellulose. Những thành phần này sẽ giúp phát triển tế bào mô, hạn chế tình trạng chảy máu ở các mẹ sau sinh. Vì thế đây cũng là gợi ý tốt cho câu hỏi mẹ mới sinh nên ăn gì.

Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa một lượng chất khoáng và vitamin rất có lợi với cơ thể của mẹ sau sinh. Đặc biệt, thành phần protein và carbohydrate có chứa trong cải xanh nhiều hơn so với các loại rau thông thường. Chính vì thế thực phẩm cực kỳ cần thiết với các chị em sau khi sinh con.

Mẹ sau sinh có thể sử dụng thực phẩm này để chế biến bằng cách luộc hoặc xào để có được những bữa ăn ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng.

Mướp

Mướp là loại rau quả có vị mát, tính lành, có thể giúp làm giảm cơn đau co thắt tử cung. Bên cạnh đó đây cũng là loại quả giúp tăng cường lưu thông khí huyết, rất phù hợp với phụ nữ sau sinh con.

Chị em có thể sử dụng mướp để chế biến thành các món ăn thơm ngon và hấp dẫn, giúp tăng tiết sữa và nhanh chóng phục hồi thể lực

Rau dền

Có rất nhiều người thắc mắc bà đẻ ăn rau dền được không. Chuyên gia cho biết rau dền đỏ là thực phẩm được ưu tiên hàng đầu cho các chị em mới sinh nhờ lành tính và bổ máu. Nghiên cứu cũng cho biết trong rau dền có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng dồi dào.

Đặc biệt trong đó là hàm lượng các vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nhờ đó giúp mẹ sau sinh nâng cao hệ miễn dịch. Rau có tính mát, vị ngọt, rất phù hợp để thanh nhiệt, lợi tiểu và sát trùng.

Xem thêm: Mẹ sau sinh 1 tháng nên ăn gì để mẹ khỏe, bé thông minh

3. Phụ nữ sau sinh không nên ăn rau gì?

– Lá lốt

Lá lốt có công dụng chống hàn, giảm đau, giảm đầy hơi, khó tiêu và rất tốt cho những người bị cảm lạnh. Lá lốt có thể chế biến thành nhiều món ngon trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, với các bà mẹ đang có con bú thì đây là loại rau cực kì nguy hại vì nó gây mất sữa. Thậm chí có nhiều mẹ chỉ cần ăn vài chiếc lá lốt mà đã bị mất sữa hoàn toàn.Ngoài ra, lá lốt còn ảnh hưởng đến vị của sữa mẹ, làm cho bé khó chịu, bỏ bú. Chính vì vậy, các mẹ nên tránh lá lốt trong bữa ăn để không ảnh hưởng đến lượng sữa của mình.

– Bạc hà

Bạc hà có công dụng giảm tình trạng đau đầu, căng thẳng và làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ sau sinh sử dụng quá nhiều bạc hà có thể dẫn đến lượng sữa mẹ giảm đột ngột, thậm chí mất sữa hoàn toàn. Mặt khác, bạc hà có tính cay nóng nên mẹ ăn nhiều có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ không nên sử dụng quá 20-30g bạc hà mỗi ngày để tránh bị mất sữa.

– Bắp cải

Bắp cải là một loại rau có tính hàn, có khả năng gây ức chế quá trình tiết sữa ở tuyến vú, khiến mẹ không có đủ sữa cho con. Sử dụng quá nhiều bắp cải có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất sữa. Vì thế mẹ chỉ nên ăn một lượng ít hoặc tốt hơn hết là không nên dùng để đảm bảo lượng sữa cho con.

– Măng

Măng tuy là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là một trong những món ăn giúp kích thích vị giác nhưng cũng là một trong những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị và chất lượng của sữa mẹ. Ngoài ra, trong măng trong măng có hàm lượng cyanide rất cao, chất này đi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), đây là chất cực độc và có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Để đảm bảo nguồn sữa cũng như sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ sau sinh không nên ăn măng.

– Rau muống

Đối với mẹ vừa mới sinh xong, đặc biệt là mẹ sinh mổ, nên hạn chế ăn rau muống trong thời gian này, bởi ăn rau muống sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, để lại sẹo lồi. Thêm vào đó, rau muống có thể gây lạnh bụng hoặc đau bụng do tính hàn, không tốt cho hệ tiêu hóa còn yếu ớt của mẹ mới sinh.

– Mướp đắng

Mướp đắng là loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C thuộc top đầu trong các loại rau, có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Tuy nhiên, trong hạt mướp đắng có thành phần vicine gây đau đầu và có thắt bụng, ảnh hưởng đến việc tổng hợp sữa cho con; thành phần chất xơ và chất béo trong mướp đắng cũng thấp nên không mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ. Sử dụng nhiều mướp đắng có thể tác động đến dạ dày, gây nên tình trạng tiêu chảy. Việc ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ có thể tác động xấu đến chất lượng nguồn sữa, gây mất sữa, ít sữa, thậm chí ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bé nên mẹ tránh ăn mướp đắng để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn.

– Lá dâu tằm

Là dâu tằm bản chất có rất nhiều tác dụng với cơ thể như giúp thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, chữa ho… Mặt khác, lá dâu tằm có tính hàn nên khi ăn hoặc uống nước lá dâu tằm có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc tiêu sữa cho mẹ đó là lấy lá dâu tằm tươi hoặc lá dâu tằm sao thơm hạ thổ sắc lên uống thay nước lọc hằng ngày. Mẹ sau sinh sử dụng dâu tằm sẽ làm giảm lượng sữa.

– Rau mùi tây

Rau mùi tây là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày để gia tăng hương vị cho các món ăn, tăng cảm giác con miệng. Tuy nhiên, dùng nhiều rau mùi tây trong bữa ăn có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa, mất sữa. Mùi vị lạ của rau mùi tây có thể khiến em bé chán bú, bỏ bú. Vì vậy, mẹ sau sinh cần chú ý khi thêm rau mùi tây vào các bữa ăn hàng ngày.

Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh nên ăn gì rồi đúng không nào. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Monkey chuyên mục sau sinh để có được nhiều thông tin chăm sóc mẹ sau sinh hơn nhé.