Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được? 5 Điều mẹ bỉm cần lưu ý

Sau khi sinh em bé, mọi bà mẹ đều mong muốn nhanh chóng lấy lại thân hình thon gọn, tạm biệt vòng eo bánh mì. Một trong những cách được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhất là nịt bụng. Tuy nhiên, với các mẹ Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được? Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1Sinh mổ có được nịt bụng không?

Nịt bụng là một phương pháp tác động vật lý để làm giảm mỡ bụng, giảm vòng eo rất được ưa chuộng của các mẹ bỉm sau khi sinh em bé. Phương pháp này được đánh giá là nhanh có kết quả, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn nhiều so với các phương pháp thông thường khác như ăn kiêng, tập thể thao, uống thuốc giảm cân.

Sau sinh mẹ bỉm vẫn có thể nịt bụng để lấy lại vóc dáng. Nguồn: Internet

Nịt bụng có cấu tạo gồm một miếng đai ôm sát cơ thể, cố định phần bụng dưới cho tới dưới chân ngực. Khi đeo nịt bụng, phần mỡ thừa ở bụng bị ép lại và bị “đốt cháy”, từ đó mẹ bỉm sẽ dần định hình được vòng eo và có cảm giác cơ thể trở nên thon gọn. Bên cạnh đó, đeo nịt bụng còn giúp chỉnh dáng người chuẩn, nâng đỡ cột sống, giảm đau cột sống.

Vì tác dụng bằng phương pháp vật lý vào vùng bụng dưới, nên nhiều mẹ bỉm phân vân có nên dùng nịt bụng sau sinh mổ không? Hoặc sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được?

Về cơ bản, sau sinh mổ, mẹ bỉm có thể sử dụng nịt bụng để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý tới nhiều hơn tới thời gian nịt bụng sau sinh, vì nếu sử dụng nịt bụng không đúng cách sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới vết mổ, thậm chí có thể gây tức ngực, khó thở.

2Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được?

Thời gian có thể sử dụng nịt bụng đối với trường hợp sinh mổ thường được chú ý nhiều hơn vì nếu nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến vết mổ, nhưng nếu sử dụng nịt bụng quá muốn thì hiệu quả đốt cháy mỡ bụng không còn như mong đợi.

Đa số vết mổ sẽ lành sau khoảng 6 tuần. Cơ thể mẹ bỉm lúc này hồi phục khoảng 80% và có thể bắt đầu sử dụng nịt bụng. Tuy nhiên, thời gian nịt bụng cũng nên được kiểm soát chặt chẽ.

Câu trả lời cho thắc mắc sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được như sau:

  • Sau khi sinh 1 tháng: nịt bụng 1h/ngày.
  • Sau khi sinh 3 tháng: nịt bụng 2h/ngày.
  • Sau sinh 6 tháng: 4h – 6h/ngày.

Theo các chuyên gia, các mẹ bỉm sau sinh mổ nếu đeo nịt bụng quá sớm sẽ khiến vùng bụng bị chèn ép, vết mổ sẽ lâu lành hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục sức khỏe.

Trong trường hợp vết mổ của mẹ bỉm có các vấn đề bất thường như ứ dịch, nhiễm trùng, mưng mủ,… thì nên đợi đến khi vết mổ lành hoàn toàn, vùng bụng không còn đau nhức mới sử dụng nịt bụng.

3Hướng dẫn nịt bụng cho mẹ sinh mổ an toàn, hiệu quả

Để đạt được kết quả giảm mỡ như mong muốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, các mẹ bỉm sinh mổ nên lưu ý hướng dẫn nịt bụng dưới đây:

Xác định thời gian nịt bụng an toàn sau sinh mổ

Trước khi quyết định sử dụng nịt bụng, các mẹ cần kiểm tra vết mổ để đảm bảo vết mổ không có các hiện tượng bất thường như nhiễm trùng, ứ dịch, mưng mủ,…

Mỗi mẹ bỉm có cơ địa khác nhau, vì vậy thời gian để xác định sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được cũng khác nhau. Thông thường, thời gian an toàn trung bình để các mẹ có thể sử dụng nịt bụng là 6 tuần sau sinh.

Duy trì đeo đai nịt bụng từ 4 đến 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nguồn: Internet

Nếu có các vấn đề về đau dạ dày, ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi,… thì mẹ bỉm phải đợi đến khi hồi phục hoàn toàn và không còn những triệu chứng này.

Cách nịt bụng sau sinh mổ

Tùy vào vóc dáng cơ thể và nhu cầu của bản thân, các mẹ bỉm hãy lựa chọn nịt bụng có kích thước phù hợp. Trong thời gian đầu sử dụng, các mẹ chỉ nên nịt bụng 1 giờ/ngày, sau đó tăng lên 2h – 3h/ngày để cơ thể có thời gian thích nghi. Để đảm bảo hiệu quả, các mẹ nên đeo duy trì từ 4 – 6 tháng.

Một số mẹ bỉm nóng lòng giảm mỡ vòng 2 nên đeo nịt bụng rất chật, điều này hoàn toàn không nên. Đeo nịt quá chật sẽ khiến vùng da đeo nịt bị cọ xát và tổn thương, thậm chí còn gây ra khó thở. Vì vậy, các mẹ chỉ nên đeo ở mức vừa phải để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi vận động.

45 Lưu ý quan trọng dành cho mẹ bỉm khi nịt bụng

Dưới đây là những lưu ý mẹ bỉm nên ghi nhớ để đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng nịt bụng.

Không nịt bụng quá sớm

Như đã đề cập, thông thường mẹ bỉm có thể sử dụng nịt bụng sau khi sinh mổ khoảng 6 tuần. Do vậy, nếu sử dụng nịt bụng trước thời gian này, vết mổ sẽ lâu lành hơn và có thể giây ra các biến chứng khác như viêm nhiễm, gây ra sẹo lồi.

Chọn chất liệu đai nịt bụng phù hợp

Chất liệu đai nịt bụng cũng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bỉm và hiệu quản làm thon gọn cơ thể. Các mẹ nên chọn các loại nịt bụng làm từ chất liệu dễ thấm hút mồ hồi, thoáng khí, có độ co giãn tốt.

Nịt bụng đúng cách

Mẹ bỉm nên tuân thủ các nịt bụng dành cho các mẹ sinh mổ đã được khuyến cáo, cụ thể:

  • Thời gian đầu, nên sử dụng 1 giờ trên ngày. Khi cơ thể đã dần quen, mẹ bỉm có thể tăng thời gian đeo nịt bụng nhưng không được quá 4 giờ/ngày.
  • Không nịt bụng khi ăn vì sẽ gây cản trở tiêu hóa, dẫn đến coc thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không nịt bụng khi ngủ vì sẽ gây cản trở tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể mẹ bỉm.

Nịt bụng kết hợp với chế độ ăn hợp lý

Nịt bụng kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Nguồn: Canva

Bên cạnh việc sử dụng nịt bụng để lấy lại vóc dáng, mẹ bỉm cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe và góp phần đẩy nhanh quá trình giảm mỡ bụng. Bữa ăn của các mẹ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cẫn thiết bao gồm: tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất, chất xơ.

  • Tinh bột và protein giúp cung cấp năng lượng. Các loại thực phẩm nên ăn: lúa mì, gạo, cá, thịt bò,trứng, sữa chua, thịt nạc, thịt vịt,…
  • Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Mẹ bỉm có thể ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin tự nhiên. Quýt, cam, kiwi, bưởi là những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Táo, việt quất, cà chua chứa nhiều vitain A.
  • Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bỉm, giảm nguy cơ táo bón và trĩ sau sinh. Các loại rau xanh tốt cho mẹ bỉm gồm: rau ngót, rau bina, rau cải, rau chân vịt,…

Nịt bụng kết hợp với chế độ tập luyện khoa học

Nịt bụng kết hợp với chế độ tập luyện khoa học. Nguồn: Canva

  • Ngoài việc ăn uống đúng cách, mẹ bỉm cũng cần kết hợp đeo nịt bụng với chế độ tập luyện khoa học để nhanh chóng lấy lại vòng eo con kiến.
  • Tuy nhiên, mẹ bỉm cũng nên tìm hiểu các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của bản thân sau sinh mổ.
  • Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi sinh mổ vài ngày, mẹ bỉm có thể đi bộ nhẹ nhàng. Sau sinh từ 3 đến 4 tháng, mẹ bầu có thể bắt đầu tập thể dục. Cac bài tập có thể kết hợp với đeo đai nịt bụng như: yoga, đi bộ, kegel, plank.
  • Mẹ bầu không nên quá lạm dụng việc tập luyện, chỉ nên duy trì từ 30 – 45 phút mỗi ngày, tối đa là 1 tiếng đồng hồ.

Những chia sẻ của AVAKids hy vọng đã giúp các mẹ bỏ túi thêm những bí quyết để có thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng. Nếu vẫn còn thắc mắc sinh mổ bao lâu thì nịt bụng đươc, mẹ bỉm có thể đến gặp bác sĩ của mình để được tư vấn thật chi tiết dựa vào tình trạng cá nhân.

Nguyệt Minh tổng hợp

Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được? 5 Điều mẹ bỉm cần lưu ý

Sau khi sinh em bé, mọi bà mẹ đều mong muốn nhanh chóng lấy lại thân hình thon gọn, tạm biệt vòng eo bánh mì. Một trong những cách được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhất là nịt bụng. Tuy nhiên, với các mẹ Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được? Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1Sinh mổ có được nịt bụng không?

Nịt bụng là một phương pháp tác động vật lý để làm giảm mỡ bụng, giảm vòng eo rất được ưa chuộng của các mẹ bỉm sau khi sinh em bé. Phương pháp này được đánh giá là nhanh có kết quả, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn nhiều so với các phương pháp thông thường khác như ăn kiêng, tập thể thao, uống thuốc giảm cân.

Sau sinh mẹ bỉm vẫn có thể nịt bụng để lấy lại vóc dáng. Nguồn: Internet

Nịt bụng có cấu tạo gồm một miếng đai ôm sát cơ thể, cố định phần bụng dưới cho tới dưới chân ngực. Khi đeo nịt bụng, phần mỡ thừa ở bụng bị ép lại và bị “đốt cháy”, từ đó mẹ bỉm sẽ dần định hình được vòng eo và có cảm giác cơ thể trở nên thon gọn. Bên cạnh đó, đeo nịt bụng còn giúp chỉnh dáng người chuẩn, nâng đỡ cột sống, giảm đau cột sống.

Vì tác dụng bằng phương pháp vật lý vào vùng bụng dưới, nên nhiều mẹ bỉm phân vân có nên dùng nịt bụng sau sinh mổ không? Hoặc sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được?

Về cơ bản, sau sinh mổ, mẹ bỉm có thể sử dụng nịt bụng để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý tới nhiều hơn tới thời gian nịt bụng sau sinh, vì nếu sử dụng nịt bụng không đúng cách sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới vết mổ, thậm chí có thể gây tức ngực, khó thở.

2Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được?

Thời gian có thể sử dụng nịt bụng đối với trường hợp sinh mổ thường được chú ý nhiều hơn vì nếu nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến vết mổ, nhưng nếu sử dụng nịt bụng quá muốn thì hiệu quả đốt cháy mỡ bụng không còn như mong đợi.

Đa số vết mổ sẽ lành sau khoảng 6 tuần. Cơ thể mẹ bỉm lúc này hồi phục khoảng 80% và có thể bắt đầu sử dụng nịt bụng. Tuy nhiên, thời gian nịt bụng cũng nên được kiểm soát chặt chẽ.

Câu trả lời cho thắc mắc sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được như sau:

  • Sau khi sinh 1 tháng: nịt bụng 1h/ngày.
  • Sau khi sinh 3 tháng: nịt bụng 2h/ngày.
  • Sau sinh 6 tháng: 4h – 6h/ngày.

Theo các chuyên gia, các mẹ bỉm sau sinh mổ nếu đeo nịt bụng quá sớm sẽ khiến vùng bụng bị chèn ép, vết mổ sẽ lâu lành hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục sức khỏe.

Trong trường hợp vết mổ của mẹ bỉm có các vấn đề bất thường như ứ dịch, nhiễm trùng, mưng mủ,… thì nên đợi đến khi vết mổ lành hoàn toàn, vùng bụng không còn đau nhức mới sử dụng nịt bụng.

3Hướng dẫn nịt bụng cho mẹ sinh mổ an toàn, hiệu quả

Để đạt được kết quả giảm mỡ như mong muốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, các mẹ bỉm sinh mổ nên lưu ý hướng dẫn nịt bụng dưới đây:

Xác định thời gian nịt bụng an toàn sau sinh mổ

Trước khi quyết định sử dụng nịt bụng, các mẹ cần kiểm tra vết mổ để đảm bảo vết mổ không có các hiện tượng bất thường như nhiễm trùng, ứ dịch, mưng mủ,…

Mỗi mẹ bỉm có cơ địa khác nhau, vì vậy thời gian để xác định sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được cũng khác nhau. Thông thường, thời gian an toàn trung bình để các mẹ có thể sử dụng nịt bụng là 6 tuần sau sinh.

Duy trì đeo đai nịt bụng từ 4 đến 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nguồn: Internet

Nếu có các vấn đề về đau dạ dày, ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi,… thì mẹ bỉm phải đợi đến khi hồi phục hoàn toàn và không còn những triệu chứng này.

Cách nịt bụng sau sinh mổ

Tùy vào vóc dáng cơ thể và nhu cầu của bản thân, các mẹ bỉm hãy lựa chọn nịt bụng có kích thước phù hợp. Trong thời gian đầu sử dụng, các mẹ chỉ nên nịt bụng 1 giờ/ngày, sau đó tăng lên 2h – 3h/ngày để cơ thể có thời gian thích nghi. Để đảm bảo hiệu quả, các mẹ nên đeo duy trì từ 4 – 6 tháng.

Một số mẹ bỉm nóng lòng giảm mỡ vòng 2 nên đeo nịt bụng rất chật, điều này hoàn toàn không nên. Đeo nịt quá chật sẽ khiến vùng da đeo nịt bị cọ xát và tổn thương, thậm chí còn gây ra khó thở. Vì vậy, các mẹ chỉ nên đeo ở mức vừa phải để tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi vận động.

45 Lưu ý quan trọng dành cho mẹ bỉm khi nịt bụng

Dưới đây là những lưu ý mẹ bỉm nên ghi nhớ để đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng nịt bụng.

Không nịt bụng quá sớm

Như đã đề cập, thông thường mẹ bỉm có thể sử dụng nịt bụng sau khi sinh mổ khoảng 6 tuần. Do vậy, nếu sử dụng nịt bụng trước thời gian này, vết mổ sẽ lâu lành hơn và có thể giây ra các biến chứng khác như viêm nhiễm, gây ra sẹo lồi.

Chọn chất liệu đai nịt bụng phù hợp

Chất liệu đai nịt bụng cũng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bỉm và hiệu quản làm thon gọn cơ thể. Các mẹ nên chọn các loại nịt bụng làm từ chất liệu dễ thấm hút mồ hồi, thoáng khí, có độ co giãn tốt.

Nịt bụng đúng cách

Mẹ bỉm nên tuân thủ các nịt bụng dành cho các mẹ sinh mổ đã được khuyến cáo, cụ thể:

  • Thời gian đầu, nên sử dụng 1 giờ trên ngày. Khi cơ thể đã dần quen, mẹ bỉm có thể tăng thời gian đeo nịt bụng nhưng không được quá 4 giờ/ngày.
  • Không nịt bụng khi ăn vì sẽ gây cản trở tiêu hóa, dẫn đến coc thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không nịt bụng khi ngủ vì sẽ gây cản trở tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể mẹ bỉm.

Nịt bụng kết hợp với chế độ ăn hợp lý

Nịt bụng kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Nguồn: Canva

Bên cạnh việc sử dụng nịt bụng để lấy lại vóc dáng, mẹ bỉm cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe và góp phần đẩy nhanh quá trình giảm mỡ bụng. Bữa ăn của các mẹ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cẫn thiết bao gồm: tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất, chất xơ.

  • Tinh bột và protein giúp cung cấp năng lượng. Các loại thực phẩm nên ăn: lúa mì, gạo, cá, thịt bò,trứng, sữa chua, thịt nạc, thịt vịt,…
  • Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Mẹ bỉm có thể ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin tự nhiên. Quýt, cam, kiwi, bưởi là những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Táo, việt quất, cà chua chứa nhiều vitain A.
  • Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bỉm, giảm nguy cơ táo bón và trĩ sau sinh. Các loại rau xanh tốt cho mẹ bỉm gồm: rau ngót, rau bina, rau cải, rau chân vịt,…

Nịt bụng kết hợp với chế độ tập luyện khoa học

Nịt bụng kết hợp với chế độ tập luyện khoa học. Nguồn: Canva

  • Ngoài việc ăn uống đúng cách, mẹ bỉm cũng cần kết hợp đeo nịt bụng với chế độ tập luyện khoa học để nhanh chóng lấy lại vòng eo con kiến.
  • Tuy nhiên, mẹ bỉm cũng nên tìm hiểu các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của bản thân sau sinh mổ.
  • Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi sinh mổ vài ngày, mẹ bỉm có thể đi bộ nhẹ nhàng. Sau sinh từ 3 đến 4 tháng, mẹ bầu có thể bắt đầu tập thể dục. Cac bài tập có thể kết hợp với đeo đai nịt bụng như: yoga, đi bộ, kegel, plank.
  • Mẹ bầu không nên quá lạm dụng việc tập luyện, chỉ nên duy trì từ 30 – 45 phút mỗi ngày, tối đa là 1 tiếng đồng hồ.

Những chia sẻ của AVAKids hy vọng đã giúp các mẹ bỏ túi thêm những bí quyết để có thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng. Nếu vẫn còn thắc mắc sinh mổ bao lâu thì nịt bụng đươc, mẹ bỉm có thể đến gặp bác sĩ của mình để được tư vấn thật chi tiết dựa vào tình trạng cá nhân.

Nguyệt Minh tổng hợp