Tiểu cầu bao nhiêu là bình thường? Tăng, giảm tiểu cầu

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Chúng giúp hình thành các cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. Vậy tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

1. Tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

Tiểu cầu là tế bào thực hiện chức năng quan trọng trong việc làm cầm máu để ngăn chặn được các vết thương khi chảy máu. Chính vì vậy số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn luôn là vấn đề mà hầu hết chúng ta quan tâm. Con số này sẽ cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang ở tình trạng như thế nào.

Ở những người bình thường, số lượng tiểu cầu được tính trong một đơn vị máu, được gọi là PLC hoặc PLT (còn gọi là platelet cell). Thông thường, trung bình lượng tiểu cầu sẽ vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên 1mm3 máu. Mỗi một lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tiểu cầu.

Các giá trị về số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn trong công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau. Đồng thời chỉ số này có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý, giới tính, lứa tuổi, chủng tộc và thiết bị làm xét nghiệm… Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh thì mỗi người nên thường xuyên đi kiểm tra lại các chỉ số máu của mình và khám tổng quát sức khỏe. Điều này giúp ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh có thể xảy ra, từ đó có biện pháp để điều trị kịp thời.

2. Giảm tiểu cầu nguy hiểm không?

Khi số lượng tiểu cầu của cơ thể xuống ở mức dưới 100.000/mm3 máu thì nguy cơ bị xuất huyết sẽ tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc máu sẽ chảy ra nhiều hơn, gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu số lượng tiểu cầu trung bình ở người lớn mà bị thấp (hay còn gọi là hiện tượng giảm tiểu cầu) thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nhiều. Máu sẽ chảy quá mức hoặc vết thương sẽ bị bầm tím.

3. Tăng tiểu cầu có sao không?

Tăng tiểu cầu là tình trạng lượng máu trong cơ thể có hàm lượng tiểu cầu vượt trên mức bình thường. Nguyên nhân là bởi các tế bào bị lỗi trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Thông thường cơ thể người sẽ có 150.000 – 450.000 tiểu cầu/1 microlit máu. Nếu vượt quá mức này, cơ thể người có thể đang ở tình trạng tăng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu có thể do sự bất thường của những tế bào gốc trong xương. Hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu,…Ngoài ra, vừa trải qua một đợt phẫu thuật cắt bỏ lá lách, sử dụng một số loại thuốc đặc biệt cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Nắm được thông tin tiểu cầu bao nhiêu là bình thường, bạn có thể đọc hiểu chỉ số này trong kết quả xét nghiệm. Hãy lưu ý thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chỉ số tiểu cầu trong máu tại các cơ sở y tế uy tín. Thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo kết quả chính xác. Mặt khác, trong trường hợp chỉ số bất thường, đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ chỉ định hướng điều trị hiệu quả nhất.

Tiểu cầu bao nhiêu là bình thường? Tăng, giảm tiểu cầu

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Chúng giúp hình thành các cục máu đông và bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu. Vậy tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

1. Tiểu cầu bao nhiêu là bình thường?

Tiểu cầu là tế bào thực hiện chức năng quan trọng trong việc làm cầm máu để ngăn chặn được các vết thương khi chảy máu. Chính vì vậy số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn luôn là vấn đề mà hầu hết chúng ta quan tâm. Con số này sẽ cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang ở tình trạng như thế nào.

Ở những người bình thường, số lượng tiểu cầu được tính trong một đơn vị máu, được gọi là PLC hoặc PLT (còn gọi là platelet cell). Thông thường, trung bình lượng tiểu cầu sẽ vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên 1mm3 máu. Mỗi một lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tiểu cầu.

Các giá trị về số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn trong công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau. Đồng thời chỉ số này có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý, giới tính, lứa tuổi, chủng tộc và thiết bị làm xét nghiệm… Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh thì mỗi người nên thường xuyên đi kiểm tra lại các chỉ số máu của mình và khám tổng quát sức khỏe. Điều này giúp ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh có thể xảy ra, từ đó có biện pháp để điều trị kịp thời.

2. Giảm tiểu cầu nguy hiểm không?

Khi số lượng tiểu cầu của cơ thể xuống ở mức dưới 100.000/mm3 máu thì nguy cơ bị xuất huyết sẽ tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc máu sẽ chảy ra nhiều hơn, gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu số lượng tiểu cầu trung bình ở người lớn mà bị thấp (hay còn gọi là hiện tượng giảm tiểu cầu) thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nhiều. Máu sẽ chảy quá mức hoặc vết thương sẽ bị bầm tím.

3. Tăng tiểu cầu có sao không?

Tăng tiểu cầu là tình trạng lượng máu trong cơ thể có hàm lượng tiểu cầu vượt trên mức bình thường. Nguyên nhân là bởi các tế bào bị lỗi trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Thông thường cơ thể người sẽ có 150.000 – 450.000 tiểu cầu/1 microlit máu. Nếu vượt quá mức này, cơ thể người có thể đang ở tình trạng tăng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu có thể do sự bất thường của những tế bào gốc trong xương. Hoặc đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, thiếu máu, nhiễm trùng máu,…Ngoài ra, vừa trải qua một đợt phẫu thuật cắt bỏ lá lách, sử dụng một số loại thuốc đặc biệt cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Nắm được thông tin tiểu cầu bao nhiêu là bình thường, bạn có thể đọc hiểu chỉ số này trong kết quả xét nghiệm. Hãy lưu ý thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chỉ số tiểu cầu trong máu tại các cơ sở y tế uy tín. Thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo kết quả chính xác. Mặt khác, trong trường hợp chỉ số bất thường, đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ chỉ định hướng điều trị hiệu quả nhất.