Sốt phát ban ngứa ở trẻ em là biểu hiện hết sức bình thường và rất hay gặp. Vì vậy, ba mẹ có thể chăm sóc tại nhà, nhưng chăm sóc không đúng cách rất có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của con trẻ. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về sốt phát ban ở trẻ, ba mẹ có thể tham khảo từ đó có thể đưa ra những cách chăm sóc trẻ an toàn.
11/05/2022 | Những yếu tố quan trọng giúp bạn phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết 24/11/2021 | Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ nhỏ và phương pháp điều trị hiệu quả? 07/11/2021 | Mách bạn những cách khắc phục hiệu quả tình trạng sốt phát ban ngứa 06/11/2021 | Sốt phát ban bao lâu thì khỏi? Cách điều trị như thế nào?
1. Các giai đoạn sốt phát ban ngứa ở trẻ
1.1. Nguyên nhân
Để có hướng xử lý phù hợp, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt phát ban và ngứa ở trẻ.
Về cơ bản, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sốt phát ban, ngứa là do 1 số loại virus như là: sởi, rubella, echo,… Nếu như có biểu hiện bất thường như trẻ sốt cao không dứt, tiêu chảy kéo dài mất nước đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Các nốt phát ban nhỏ
1.2. Các giai đoạn
Ở giai đoạn trước khi phát ban: Trẻ thường sốt và quấy khóc thế nhưng cha mẹ cũng cần phải phân biệt các biểu hiện, triệu chứng kèm theo để phán đoán được chính xác hơn cụ thể là:
-
Nếu trẻ sốt phát ban do virus sởi gây ra thì sẽ sốt cao đi kèm với đó là hắt hơi sổ mũi (nước mũi chảy nhiều), mắt đỏ.
-
Nếu trẻ sốt phát ban do virus rubella gây ra sẽ có biểu hiện như là sốt nhẹ hoặc không sốt.
Nhận biết sốt phát ban do virus sởi và sốt phát ban khác
Trong giai đoạn phát ban: Các nốt phát ban đỏ sẽ nổi lên sau một vài ngày trẻ bị sốt, các nốt ban đỏ sẽ lan từ mặt xuống cổ, bụng và đến các chi sau đó tự bay hết. Đi kèm với biểu hiện phát ban thì có thể trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy nhẹ tùy theo từng thể trạng của trẻ mà có biểu hiện khác nhau, tình trạng phát ban chỉ kéo dài khoảng vài ngày, các bậc cha mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ đúng cách, các nốt phát ban đó sẽ tự hết.
Sau khi phát ban: Hầu hết trẻ em bị sốt phát ban sau khi khỏi đều không để lại sẹo hay vết thâm trên da, chỉ trừ 1 số trường hợp trẻ bị sốt do bị sởi hoặc nhiễm khuẩn sẽ có thể để lại sẹo trên da của trẻ.
2. Cách xử lý khi con trẻ bị sốt phát ban
Khi trẻ có biểu hiện của sốt phát ban cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu các phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà và theo dõi cẩn thận.
Biểu hiện sốt phát ban ngứa ở trẻ em
2.1. Cha mẹ nên làm
-
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát rộng rãi, loại vải nên là loại có thể thấm hút mồ hôi tốt nhất.
-
Giữ gìn vùng da đang nổi ban cẩn thận, không cho gãi lên vùng da đang bị tổn thương, các vùng da nổi ban đỏ khi bị tổn thương sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
-
Nếu trẻ bị sốt cao hãy hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng khăn ấm lau vùng cổ, nách, bẹn và đắp lên trán cho trẻ giảm nhiệt độ. Lưu ý chỉ để khăn ấm trong khoảng thời gian ngắn, khi sờ vào thấy khăn lạnh hãy thay khăn luôn nhé.
-
Thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt của trẻ, khi con trẻ đang bị sốt cơ thể còn đang rất yếu nên cha mẹ không nên tắm cho con mà hãy vệ sinh cơ thể con bằng cách lau bằng khăn ấm.
-
Nếu như có tắm cho con, hãy đóng kín cửa phòng và tắm bằng nước ấm, cha mẹ phải thật cẩn thận bởi cơ thể trẻ đang yếu mà gặp lạnh rất có thể sẽ sẽ bị cúm và mắc phải 1 số loại bệnh nghiêm trọng khác.
2.2. Lưu ý khi chăm sóc
Quá trình chăm sóc con khi bị sốt phát ban tưởng đơn giản, nhưng nếu cha mẹ không cẩn thận sẽ rất dễ xảy ra biến chứng khó lường. Khi chăm sóc trẻ cha mẹ cần lưu ý một vài điều sau:
-
Cho trẻ nghỉ ngơi tại nơi thông thoáng, vệ sinh phòng ốc sạch sẽ thoáng khí
-
Cho trẻ ăn mặc thoáng mát, tránh các loại trang phục bó sát người và không thể thấm hút mồ hôi và không mặc quá nhiều quần áo khi trẻ sốt.
-
Hạn chế cho trẻ ra ngoài đặc biệt là nơi có gió
-
Về dinh dưỡng: Nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhẹ, đồ ăn mềm dễ tiêu hóa
-
Không sử dụng sữa tắm khi trẻ mới khỏi sốt phát ban, các thành phần có trong sữa tắm có thể sẽ làm tình trạng các nốt phát ban nghiêm trọng hơn.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày bằng cách lau ấm
2.3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Sốt phát ban ngứa ở trẻ em cha mẹ cần hết sức lưu ý và quan sát trẻ cẩn thận tỉ mỉ, nếu như trẻ gặp những biểu hiện sau đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
-
Trẻ bị sốt cao từng cơn và trên 39 độ ko dứt mặc dù cha mẹ đã cho uống hạ sốt và bù điện giải.
-
Trẻ đi tiêu chảy không dứt và có kèm theo biểu hiện mất nước khô môi.
-
Các nốt phát ban của trẻ không giảm sau 3 ngày cắt sốt và quấy khóc, cơ thể mệt mỏi.
-
Trẻ em có bệnh lý nền, hệ miễn dịch kém.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị
3. Một số lưu ý khi sốt phát ban ngứa ở trẻ em
Sốt phát ban ngứa ở trẻ em không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng trong quá trình trẻ bị sốt phát ban cha mẹ cần lưu ý một vài điều sau đây:
-
Sốt phát ban ở trẻ em có thể lây nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc các đồ dùng của người bệnh.
-
Trong môi trường lớp học, khu vui chơi đông đúc sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
-
Cho con nghỉ học ngay nếu như thấy con có 1 số biểu hiện sốt phát ban
-
Không cho con đến những nơi đông người đặc biệt là nơi có đông trẻ em, tránh tình trạng lây nhiễm chéo cho nhiều trẻ khác.
Nếu nhận thấy tình trạng sốt phát ban ngứa ở trẻ không thuyên giảm, ba mẹ hãy đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ khám chữa bệnh, ba mẹ có thể liên hệ hotline tổng đài là 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Như vậy, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa chia sẻ với ba mẹ tất cả các kiến thức cũng như là nguyên nhân, biểu hiện, cách lưu ý về tình trạng sốt phát ban ngứa ở trẻ em. Qua những thông tin này, hy vọng các bậc cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con mạnh khỏe.