Giải đáp thắc mắc: Sốt siêu vi phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi phát ban là bệnh phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi bị sốt siêu vi sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân của bệnh từ đâu, dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì? Sốt siêu phát ban có nguy hiểm không? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp nhé.

1. Sốt siêu vi phát ban là gì?

Sốt siêu vi hay còn có tên gọi khác là sốt virus phát ban. Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus và lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sau khi mắc bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt sau đó xuất hiện các ban đỏ nên cha mẹ rất hay dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết hoặc bệnh sởi.

Nếu các bệnh nhuẫn khuẩn khác do vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng kháng sinh thì sốt siêu vi chủ yếu là điều trị bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, kháng sinh hầu như không có tác dụng với bệnh lý này.

2. Trẻ bị sốt siêu vi nguyên nhân do đâu?

Theo nghiên cứu, có nhiều tác nhân siêu vi gây ra những hội chứng hô hấp cho trẻ nhỏ. Có thể có kể đến là:

– Virus Rhinovirus: Đây là tác nhân gây cho trẻ bị cảm lạnh, nặng hơn có gây ra biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phổi. Đặc biệt, virus này còn khiến trẻ gặp phải các cơn hen suyễn, viêm phế quản.

– Virus Adenovirus: Nguyên nhân gây ra cho trẻ bị viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản.

– Virus cúm A, virus cúm B: Đây là virus gây nên bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm họng, cảm lạnh…

– Phó cúm: Virus gây bệnh có thể khiến trẻ bị viêm thanh quản, viêm phổi và cảm lạnh, viêm họng.

– Virus RSV: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

– Virus Enterovirus: Đây là virus gây ra bệnh sốt phát ban, bệnh tay – chân – miệng và sốt cấp tính.

Đây là những virus có khả năng lây lan nhanh khi trẻ bị ho và hắt hơi. Chúng lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc với tay của trẻ bị nhiễm bệnh virus. Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ dễ mắc bệnh nhất.

Sau khoảng thời gian từ 10 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng sốt siêu vi. Các biến chứng của bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần mới dứt.

3. Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt siêu vi nổi phát ban?

Những dấu hiệu của sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh thông thường. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu dưới đây để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và kiểm tra kịp thời.

3.1 Trẻ bị sốt cao

Sốt cao là biểu hiện rất thường gặp ở những trường hợp trẻ bị sốt siêu vi. Nhiệt độ cơ thể của trẻ thường dao động từ 38 đến 39 độ C, thậm chí có những trường hợp trẻ sốt cao lên đến 40 -41 độ C. Trong thời gian trẻ bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ, sốt cao, hoặc sốt rất cao, liên tục hoặc ngắt quãng.

3.2 Trẻ bị nổi phát ban

Những nốt phát ban thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày khi trẻ bị sốt siêu vi. Phát ban là dấu hiệu cho thấy tình trạng sốt của trẻ sẽ thuyên giảm bởi lúc này bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

3.3 Sốt siêu vi phát ban sẽ có dấu hiệu đau đầu

Trẻ bị sốt siêu vi sẽ có dấu hiệu nhức đầu dữ dội và quay cuồng. Nguyên nhân được cho là do tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.

Ở một vài trường hợp, trẻ bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo và kèm theo đó là dấu hiệu chảy nước mũi, tai xuất hiện nhầy và ngứa hơn bình thường. Điều này khiến trẻ khó chịu, đau đớn và quấy khóc.

3.4 Trẻ bị viêm đường hô hấp khi sốt siêu vi phát ban

Cùng với các dấu hiệu sốt, đau đầu thì bệnh còn có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như: trẻ bị viêm họng, rát họng, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi…

3.5 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi là do virus đường tiêu hóa gây ra. Tuy nhiên, cũng có những trẻ xuất hiện triệu chứng này muộn hơn vài ngày sau khi sót. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là: tiêu chảy, không có máu và chất nhầy.

3.6 Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu kể trên thì trẻ còn các biểu hiện khác như:

– Viêm hạch: Hạch có thể xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ và sưng to gây đau. Những hạch này rất dễ nhận biết nên cha mẹ có thể sờ là thấy được.

– Trẻ bị viêm kết mạc: Lúc này, kết mạc của trẻ có thể bị đỏ, chảy nước mắt và mắt lờ đờ.

– Nôn ọe: Khi bị sốt siêu vi trẻ rất dễ bị nôn ọe sau ăn do viêm họng và kích thích chất nhầy.

4. Trẻ sốt siêu vi phát ban có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát và gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Sốt cao theo từng cơn, co giật, gây hôn mê và đe dọa tới tính mạng.

Do vậy, cha mẹ cần phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ khi bị sốt siêu vi, đặc biệt, lập tức đưa trẻ tới bệnh viện nếu trẻ có các triệu chứng sau:

– Sốt cao liên tục trên 2 ngày và tay chân lạnh, run rẩy bất thường.

– Nổi nốt phát ban toàn thân.

– Trẻ đau bụng dữ dội và nôn ói.

– Đi vệ sinh kèm máu và phân đen.

– Trẻ suy nhược cơ thể và hay giật mình.

Tóm lại, sốt siêu vi nổi phát ban ở trẻ sẽ không nguy hiểm nếu cha mẹ có phương pháp xử lý và giúp trẻ giảm các triệu chứng kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng nặng nề đến hô hấp, thần kinh và hô hấp của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt siêu vi hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám, theo dõi.

Giải đáp thắc mắc: Sốt siêu vi phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi phát ban là bệnh phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi bị sốt siêu vi sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân của bệnh từ đâu, dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì? Sốt siêu phát ban có nguy hiểm không? Cha mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp nhé.

1. Sốt siêu vi phát ban là gì?

Sốt siêu vi hay còn có tên gọi khác là sốt virus phát ban. Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus và lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sau khi mắc bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt sau đó xuất hiện các ban đỏ nên cha mẹ rất hay dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết hoặc bệnh sởi.

Nếu các bệnh nhuẫn khuẩn khác do vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng kháng sinh thì sốt siêu vi chủ yếu là điều trị bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, kháng sinh hầu như không có tác dụng với bệnh lý này.

2. Trẻ bị sốt siêu vi nguyên nhân do đâu?

Theo nghiên cứu, có nhiều tác nhân siêu vi gây ra những hội chứng hô hấp cho trẻ nhỏ. Có thể có kể đến là:

– Virus Rhinovirus: Đây là tác nhân gây cho trẻ bị cảm lạnh, nặng hơn có gây ra biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phổi. Đặc biệt, virus này còn khiến trẻ gặp phải các cơn hen suyễn, viêm phế quản.

– Virus Adenovirus: Nguyên nhân gây ra cho trẻ bị viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản.

– Virus cúm A, virus cúm B: Đây là virus gây nên bệnh cúm và các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi, viêm họng, cảm lạnh…

– Phó cúm: Virus gây bệnh có thể khiến trẻ bị viêm thanh quản, viêm phổi và cảm lạnh, viêm họng.

– Virus RSV: Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

– Virus Enterovirus: Đây là virus gây ra bệnh sốt phát ban, bệnh tay – chân – miệng và sốt cấp tính.

Đây là những virus có khả năng lây lan nhanh khi trẻ bị ho và hắt hơi. Chúng lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc với tay của trẻ bị nhiễm bệnh virus. Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ dễ mắc bệnh nhất.

Sau khoảng thời gian từ 10 ngày sau khi bị nhiễm bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng sốt siêu vi. Các biến chứng của bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần mới dứt.

3. Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị sốt siêu vi nổi phát ban?

Những dấu hiệu của sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh thông thường. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu dưới đây để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và kiểm tra kịp thời.

3.1 Trẻ bị sốt cao

Sốt cao là biểu hiện rất thường gặp ở những trường hợp trẻ bị sốt siêu vi. Nhiệt độ cơ thể của trẻ thường dao động từ 38 đến 39 độ C, thậm chí có những trường hợp trẻ sốt cao lên đến 40 -41 độ C. Trong thời gian trẻ bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ, sốt cao, hoặc sốt rất cao, liên tục hoặc ngắt quãng.

3.2 Trẻ bị nổi phát ban

Những nốt phát ban thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày khi trẻ bị sốt siêu vi. Phát ban là dấu hiệu cho thấy tình trạng sốt của trẻ sẽ thuyên giảm bởi lúc này bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

3.3 Sốt siêu vi phát ban sẽ có dấu hiệu đau đầu

Trẻ bị sốt siêu vi sẽ có dấu hiệu nhức đầu dữ dội và quay cuồng. Nguyên nhân được cho là do tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.

Ở một vài trường hợp, trẻ bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo và kèm theo đó là dấu hiệu chảy nước mũi, tai xuất hiện nhầy và ngứa hơn bình thường. Điều này khiến trẻ khó chịu, đau đớn và quấy khóc.

3.4 Trẻ bị viêm đường hô hấp khi sốt siêu vi phát ban

Cùng với các dấu hiệu sốt, đau đầu thì bệnh còn có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như: trẻ bị viêm họng, rát họng, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi…

3.5 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi là do virus đường tiêu hóa gây ra. Tuy nhiên, cũng có những trẻ xuất hiện triệu chứng này muộn hơn vài ngày sau khi sót. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là: tiêu chảy, không có máu và chất nhầy.

3.6 Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu kể trên thì trẻ còn các biểu hiện khác như:

– Viêm hạch: Hạch có thể xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ và sưng to gây đau. Những hạch này rất dễ nhận biết nên cha mẹ có thể sờ là thấy được.

– Trẻ bị viêm kết mạc: Lúc này, kết mạc của trẻ có thể bị đỏ, chảy nước mắt và mắt lờ đờ.

– Nôn ọe: Khi bị sốt siêu vi trẻ rất dễ bị nôn ọe sau ăn do viêm họng và kích thích chất nhầy.

4. Trẻ sốt siêu vi phát ban có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát và gây nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Sốt cao theo từng cơn, co giật, gây hôn mê và đe dọa tới tính mạng.

Do vậy, cha mẹ cần phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ khi bị sốt siêu vi, đặc biệt, lập tức đưa trẻ tới bệnh viện nếu trẻ có các triệu chứng sau:

– Sốt cao liên tục trên 2 ngày và tay chân lạnh, run rẩy bất thường.

– Nổi nốt phát ban toàn thân.

– Trẻ đau bụng dữ dội và nôn ói.

– Đi vệ sinh kèm máu và phân đen.

– Trẻ suy nhược cơ thể và hay giật mình.

Tóm lại, sốt siêu vi nổi phát ban ở trẻ sẽ không nguy hiểm nếu cha mẹ có phương pháp xử lý và giúp trẻ giảm các triệu chứng kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng nặng nề đến hô hấp, thần kinh và hô hấp của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt siêu vi hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám, theo dõi.