Khi sữa mẹ màu vàng có cho con bú được không? | Medlatec

Nuôi con nhỏ, đặc biệt là trong lần đầu tiên, người mẹ có thể có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, trong đó, vấn đề về sữa thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Trong khi đó, sữa mẹ lại rất dễ bị đổi màu, vậy, nếu sữa mẹ màu vàng thì con có bú được không?

18/07/2022 | Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đạt chuẩn, giữ trọn vẹn dinh dưỡng 31/03/2022 | Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ – 5 nguyên nhân hàng đầu 12/12/2021 | Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào?

1. Sữa mẹ màu vàng thường gặp trong những trường hợp nào?

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất là sữa mẹ. Khi nói tới màu của sữa mẹ, thông thường, chúng ta hay nghĩ ngay tới màu trắng, hơi trong hoặc đục. Tuy nhiên, trên thực tế thì nó rất dễ thay đổi tùy theo một số điều kiện khách quan, chẳng hạn như thực phẩm, các loại thuốc hoặc từng giai đoạn nuôi con khác nhau.

Nguồn sữa từ mẹ rất cần cho sự khôn lớn của trẻ

Nguồn sữa từ mẹ rất cần cho sự khôn lớn của trẻ

Những ngày đầu sau khi sinh, sữa của mẹ thường có độ đặc cao. Lúc này, màu sắc của nó có thể chuyển sang vàng, tùy mức độ khác nhau mà nhạt, ngả cam hoặc vàng đục.

Ngoài thời kỳ này thì trong những đợt cuối, các chất béo trong sữa của mẹ cũng được tăng lên khiến nó chuyển sang màu vàng sậm. Trong trường hợp người mẹ ăn nhiều loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, cà chua, nghệ, cam, quýt,… thì sữa cũng có thể xuất hiện màu này.

2. Sữa mẹ màu vàng có tốt không?

Bởi sữa màu vàng chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn và khác với những gì chúng ta thường liên tưởng nên khiến cho có thể nhiều người sẽ băn khoăn không biết nên cho con bú hay bỏ đi. Tuy nhiên, thực tế thì đây mới là khi sữa đạt được chất lượng cao nhất.

Loại sữa này thường được gọi là sữa non, hình thành và xuất hiện nhiều nhất trong thời gian từ cuối thai kỳ cho tới những ngày đầu tiên sau sinh. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng, điển hình như beta-carotene và các loại kháng thể tự nhiên IgG, IgA, IgF,… lại rất cao. Và, chính thành phần beta-carotene đã tạo nên màu sắc này ở sữa.

Màu vàng và đặc là một trong những dấu hiệu thể hiện sữa mẹ rất tốt

Màu vàng và đặc là một trong những dấu hiệu thể hiện sữa mẹ rất tốt

Nếu so về giá trị dinh dưỡng thì lượng đạm của sữa non so với sữa trưởng thành gấp tới 10 lần, so với sữa khác gấp tới 20 lần.

Chính vì vậy, trường hợp này mẹ nên cho con bú ngay để con có thể được hấp thụ toàn bộ những gì tốt nhất, đáp ứng sự phát triển toàn diện của cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao các sản phẩm sữa công thức thường được bổ sung thành phần là sữa non.

Khi mới ra đời, trong thời gian một giờ đầu ngay sau khi sinh, mẹ có thể cho con bú ngay. Điều này không chỉ giúp cung cấp cho trẻ dinh dưỡng cần thiết mà còn rất tốt cho mẹ trong việc tạo điều kiện để tử cung được co hồi, hạn chế tình trạng mất máu va còn tạo kích thích cho sự bài tiết sữa.

Khi cho con bú, mẹ nên bế thẳng người bé, sao cho ba điểm Tai – vai – hông của bé nằm trên một đường thẳng, bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ. Khi môi của bé chạm vào vú mẹ, mẹ có thể đợi cho bé mở miệng rộng rồi lựa đưa núm vú để con có thể ngậm một cách thoải mái và dễ dàng.

Cho bú ngay khi vừa ra đời, đặc biệt với những mẹ sinh lần đầu có thể còn đôi chút lúng túng, khó khăn, song mẹ chỉ cần giữ cho tâm trạng và tư thế của hai mẹ con thoải mái và thao tác chậm rãi, từ từ.

3. Sữa mẹ còn có thể mang những màu sắc nào nữa?

Ngoài màu trắng phổ biến và màu vàng trong một số trường hợp, sữa mẹ còn có thể mang những màu sắc khác, chẳng hạn như:

Hơi ngả xanh lá cây

Khi mẹ ăn nhiều các loại rau xanh đậm hoặc sử dụng một số loại thảo mộc, có thể ảnh hưởng gây thay đổi màu sắc của sữa mẹ, khiến nó trở nên màu này.

Màu đỏ, hồng hoặc cam

Khi bạn ăn một số loại rau củ hoặc trái cây, nước uống có các màu đậm, chẳng hạn như: cà rốt, củ dền, gấc,… có thể khiến cho sữa mẹ ngả sang các màu này.

Một số loại thực phẩm có thể dẫn tới sự thay đổi về màu sắc sữa mẹ

Một số loại thực phẩm có thể dẫn tới sự thay đổi về màu sắc sữa mẹ

Màu rỉ sét hoặc nâu, cam sẫm

Khi thấy những màu này, có thể nhiều người sẽ lo lắng. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoảng sợ bởi đây có thể là dấu hiệu của việc núm vú bị nứt hoặc một số lý do nào đó khiến cho máu lẫn vào trong sữa.

Nếu chỉ là số lượng ít, màu sắc không quá đậm, bạn có thể vẫn dùng sữa này để cho con bú được. Tuy nhiên, khi hiện tượng này không thuyên giảm qua thời gian, bạn cần đi khám.

Màu sậm đen

Điều này thường xuất hiện trong trường hợp người mẹ có sử dụng kháng sinh. Dùng kháng sinh khi còn đang cho con bú là điều không nên, tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc có thể tạm thời thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức trong thời gian đang thực hiện điều trị bệnh.

4. Một số cách mà mẹ bầu có thể áp dụng để tăng cả chất và lượng sữa cho con

Có thể nói, sữa phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe cũng như dinh dưỡng của người mẹ. Chính vì vậy, với những mẹ đang nuôi con nhỏ, có thể thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho sữa như:

Ăn các thực phẩm tốt cho việc tiết sữa cũng như chất sữa

Dinh dưỡng của người mẹ cần đảm bảo: năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất, có trong các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá béo, trứng, sữa, dầu thực vật, các loại hạt, rau màu đậm,… Cùng với đó, mẹ nên duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể, có thể uống thêm sữa.

Cho con bú đúng cách

Bằng cách thực hiện thường xuyên, mỗi lần đều cạn hết. Ngay cả khi sữa mẹ ít cũng vẫn nên duy trì điều này để cho tuyến sữa được kích thích. Nếu mẹ phải xa con trong khoảng thời gian dài, từ 6 tiếng trở lên thì nên dùng máy để hút sữa ra.

Mẹ sinh hoạt khoa học

Không nên thức khuya, không tiêu thụ các loại đồ ăn chứa lượng dầu mỡ nhiều, đường cao, gây kích thích thần kinh. Đồng thời, giữ cho tâm lý luôn được thoải mái, vui vẻ và duy trì luyện tập thể dục thể thao đúng cách, vừa sức.

Việc dùng thuốc đối với mẹ cần được hạn chế. Tuy nhiên, trong những trường hợp không thể tránh khỏi, mẹ cần được chuyên gia y tế tư vấn và chỉ định để tìm được giải pháp hạn chế ảnh hưởng có thể gây ra cho con.

Mẹ nên giữ một tâm lý thoải mái, vui vẻ khi nuôi và chăm con

Mẹ nên giữ một tâm lý thoải mái, vui vẻ khi nuôi và chăm con

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ có thể nhận biết được một số nét chính về vai trò của sữa mẹ, đặc điểm của thời kỳ của sữa mẹ màu vàng. Nếu mẹ còn băn khoăn hay thắc mắc gì trong quá trình chăm sóc bé, hãy gọi cho MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Khi sữa mẹ màu vàng có cho con bú được không? | Medlatec

Nuôi con nhỏ, đặc biệt là trong lần đầu tiên, người mẹ có thể có rất nhiều băn khoăn, lo lắng, trong đó, vấn đề về sữa thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Trong khi đó, sữa mẹ lại rất dễ bị đổi màu, vậy, nếu sữa mẹ màu vàng thì con có bú được không?

18/07/2022 | Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ đạt chuẩn, giữ trọn vẹn dinh dưỡng 31/03/2022 | Các yếu tố làm giảm tiết sữa mẹ – 5 nguyên nhân hàng đầu 12/12/2021 | Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào?

1. Sữa mẹ màu vàng thường gặp trong những trường hợp nào?

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất là sữa mẹ. Khi nói tới màu của sữa mẹ, thông thường, chúng ta hay nghĩ ngay tới màu trắng, hơi trong hoặc đục. Tuy nhiên, trên thực tế thì nó rất dễ thay đổi tùy theo một số điều kiện khách quan, chẳng hạn như thực phẩm, các loại thuốc hoặc từng giai đoạn nuôi con khác nhau.

Nguồn sữa từ mẹ rất cần cho sự khôn lớn của trẻ

Nguồn sữa từ mẹ rất cần cho sự khôn lớn của trẻ

Những ngày đầu sau khi sinh, sữa của mẹ thường có độ đặc cao. Lúc này, màu sắc của nó có thể chuyển sang vàng, tùy mức độ khác nhau mà nhạt, ngả cam hoặc vàng đục.

Ngoài thời kỳ này thì trong những đợt cuối, các chất béo trong sữa của mẹ cũng được tăng lên khiến nó chuyển sang màu vàng sậm. Trong trường hợp người mẹ ăn nhiều loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, cà chua, nghệ, cam, quýt,… thì sữa cũng có thể xuất hiện màu này.

2. Sữa mẹ màu vàng có tốt không?

Bởi sữa màu vàng chỉ tồn tại trong những khoảng thời gian ngắn và khác với những gì chúng ta thường liên tưởng nên khiến cho có thể nhiều người sẽ băn khoăn không biết nên cho con bú hay bỏ đi. Tuy nhiên, thực tế thì đây mới là khi sữa đạt được chất lượng cao nhất.

Loại sữa này thường được gọi là sữa non, hình thành và xuất hiện nhiều nhất trong thời gian từ cuối thai kỳ cho tới những ngày đầu tiên sau sinh. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng, điển hình như beta-carotene và các loại kháng thể tự nhiên IgG, IgA, IgF,… lại rất cao. Và, chính thành phần beta-carotene đã tạo nên màu sắc này ở sữa.

Màu vàng và đặc là một trong những dấu hiệu thể hiện sữa mẹ rất tốt

Màu vàng và đặc là một trong những dấu hiệu thể hiện sữa mẹ rất tốt

Nếu so về giá trị dinh dưỡng thì lượng đạm của sữa non so với sữa trưởng thành gấp tới 10 lần, so với sữa khác gấp tới 20 lần.

Chính vì vậy, trường hợp này mẹ nên cho con bú ngay để con có thể được hấp thụ toàn bộ những gì tốt nhất, đáp ứng sự phát triển toàn diện của cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao các sản phẩm sữa công thức thường được bổ sung thành phần là sữa non.

Khi mới ra đời, trong thời gian một giờ đầu ngay sau khi sinh, mẹ có thể cho con bú ngay. Điều này không chỉ giúp cung cấp cho trẻ dinh dưỡng cần thiết mà còn rất tốt cho mẹ trong việc tạo điều kiện để tử cung được co hồi, hạn chế tình trạng mất máu va còn tạo kích thích cho sự bài tiết sữa.

Khi cho con bú, mẹ nên bế thẳng người bé, sao cho ba điểm Tai – vai – hông của bé nằm trên một đường thẳng, bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ. Khi môi của bé chạm vào vú mẹ, mẹ có thể đợi cho bé mở miệng rộng rồi lựa đưa núm vú để con có thể ngậm một cách thoải mái và dễ dàng.

Cho bú ngay khi vừa ra đời, đặc biệt với những mẹ sinh lần đầu có thể còn đôi chút lúng túng, khó khăn, song mẹ chỉ cần giữ cho tâm trạng và tư thế của hai mẹ con thoải mái và thao tác chậm rãi, từ từ.

3. Sữa mẹ còn có thể mang những màu sắc nào nữa?

Ngoài màu trắng phổ biến và màu vàng trong một số trường hợp, sữa mẹ còn có thể mang những màu sắc khác, chẳng hạn như:

Hơi ngả xanh lá cây

Khi mẹ ăn nhiều các loại rau xanh đậm hoặc sử dụng một số loại thảo mộc, có thể ảnh hưởng gây thay đổi màu sắc của sữa mẹ, khiến nó trở nên màu này.

Màu đỏ, hồng hoặc cam

Khi bạn ăn một số loại rau củ hoặc trái cây, nước uống có các màu đậm, chẳng hạn như: cà rốt, củ dền, gấc,… có thể khiến cho sữa mẹ ngả sang các màu này.

Một số loại thực phẩm có thể dẫn tới sự thay đổi về màu sắc sữa mẹ

Một số loại thực phẩm có thể dẫn tới sự thay đổi về màu sắc sữa mẹ

Màu rỉ sét hoặc nâu, cam sẫm

Khi thấy những màu này, có thể nhiều người sẽ lo lắng. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoảng sợ bởi đây có thể là dấu hiệu của việc núm vú bị nứt hoặc một số lý do nào đó khiến cho máu lẫn vào trong sữa.

Nếu chỉ là số lượng ít, màu sắc không quá đậm, bạn có thể vẫn dùng sữa này để cho con bú được. Tuy nhiên, khi hiện tượng này không thuyên giảm qua thời gian, bạn cần đi khám.

Màu sậm đen

Điều này thường xuất hiện trong trường hợp người mẹ có sử dụng kháng sinh. Dùng kháng sinh khi còn đang cho con bú là điều không nên, tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc có thể tạm thời thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức trong thời gian đang thực hiện điều trị bệnh.

4. Một số cách mà mẹ bầu có thể áp dụng để tăng cả chất và lượng sữa cho con

Có thể nói, sữa phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe cũng như dinh dưỡng của người mẹ. Chính vì vậy, với những mẹ đang nuôi con nhỏ, có thể thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho sữa như:

Ăn các thực phẩm tốt cho việc tiết sữa cũng như chất sữa

Dinh dưỡng của người mẹ cần đảm bảo: năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất, có trong các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá béo, trứng, sữa, dầu thực vật, các loại hạt, rau màu đậm,… Cùng với đó, mẹ nên duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể, có thể uống thêm sữa.

Cho con bú đúng cách

Bằng cách thực hiện thường xuyên, mỗi lần đều cạn hết. Ngay cả khi sữa mẹ ít cũng vẫn nên duy trì điều này để cho tuyến sữa được kích thích. Nếu mẹ phải xa con trong khoảng thời gian dài, từ 6 tiếng trở lên thì nên dùng máy để hút sữa ra.

Mẹ sinh hoạt khoa học

Không nên thức khuya, không tiêu thụ các loại đồ ăn chứa lượng dầu mỡ nhiều, đường cao, gây kích thích thần kinh. Đồng thời, giữ cho tâm lý luôn được thoải mái, vui vẻ và duy trì luyện tập thể dục thể thao đúng cách, vừa sức.

Việc dùng thuốc đối với mẹ cần được hạn chế. Tuy nhiên, trong những trường hợp không thể tránh khỏi, mẹ cần được chuyên gia y tế tư vấn và chỉ định để tìm được giải pháp hạn chế ảnh hưởng có thể gây ra cho con.

Mẹ nên giữ một tâm lý thoải mái, vui vẻ khi nuôi và chăm con

Mẹ nên giữ một tâm lý thoải mái, vui vẻ khi nuôi và chăm con

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ có thể nhận biết được một số nét chính về vai trò của sữa mẹ, đặc điểm của thời kỳ của sữa mẹ màu vàng. Nếu mẹ còn băn khoăn hay thắc mắc gì trong quá trình chăm sóc bé, hãy gọi cho MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.