Cây thằn lằn là một loài cây thân dây leo, thường thấy trên các mảng tường nhà ở cả đồng bằng và miền núi ở nước ta. Ngoài công dụng để tạo không gian xanh, trang trí cho ngôi nhà, cây thằn lằn còn có tác dụng về y học. Theo Đông y, quả của loài cây này được coi là một loại dược liệu quý, có nhiều lợi ích cho sức khỏe ở cả nam và nữ giới. Vậy đó là những lợi ích gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về cây thằn lằn
Cây thằn lằn thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được biết đến với nhiều tên gọi như cây vẩy ốc, cây trâu cổ, cây sộp, cây sung thằn lằn. Đây là một loài cây thân dây leo, được trồng để làm cảnh, phủ xanh tường rào, bê tông. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc.
Tác dụng chữa bệnh của cây sung thằn lằn chủ yếu đến từ bộ phận quả. Theo Đông y, thân lá thằn lằn có vị chua, tính mát. Quả thằn lằn có vị ngọt, hơi chát và mát. Thời gian thu hoạch quả thằn lằn thường vào tháng 5 – 10 hàng năm.
Quả thằn lằn có tên khoa học là Ficus Pumila, dạng quả hạch có chiều dài khoảng 15cm, hình trứng và có một hạch cứng hình trái xoan. Quả thằn lằn chín có màu đen, chứa nhiều loại đường đơn như glucose, fructose, arabinose nên rất ngọt. Hạt của quả giàu chất xơ polysaccharide.
Quả thằn lằn được biết đến như một loại thức ăn bổ dưỡng vì cung cấp nhiều protein, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vỏ của quả này còn có tác dụng nhuận tràng rất tốt cho đường tiêu hóa. Người ta thường ăn quả thằn lằn hoặc làm thuốc theo dạng quả tươi, phơi khô hoặc ngâm rượu.
Công dụng của cây thằn lằn
Trong cả thân và quả thằn lằn đều giàu chất rutin, một chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong tế bào. Ngoài ra, quả của loài cây này còn có các công dụng lợi ích cho sức khỏe sau:
- Đối với nam giới, dùng quả thằn lằn giúp bổ thận, tráng dương, cố tinh, trị chứng di tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn, tăng cường hóc môn nam giới, kích thích ham muốn.
- Đối với nữ giới, quả thằn lằn giúp điều hòa kinh nguyệt không đều, thông tắc tia sữa, lợi sữa, co dạ con. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng loại quả này.
- Đối với người cao tuổi, ăn quả thằn lằn giúp chữa đau lưng, viêm khớp và phong thấp tốt.
- Ngoài ra, loài cây quả này giúp hoạt huyết, chữa đái dầm, tiểu khó, tiểu ra máu, kiết lỵ, bong gân, thoát vị bẹn, chống xơ vữa động mạch, ngừa tăng huyết áp, kiềm chế các cơn đau tim, phòng chống ung thư.
Bài thuốc trị bệnh bằng cây thằn lằn
Với những công dụng từ cây và quả thằn lằn, có một số bài thuốc trong Đông y sử dụng loài cây này được phổ biến sau đây.
Ngâm rượu thuốc thằn lằn chữa liệt dương, di tinh
Phơi khô 100g cành, lá và quả thằn lằn non. Sau đó, xay nát cùng 50g đậu đen, rồi ngâm trong rượu trắng 10 ngày thì lọc lấy rượu uống. Nếu để chữa bệnh liệt dương, di tinh thì uống 10ml, 3 lần mỗi ngày. Nếu để làm thuốc bổ thì có thể thêm đường cho dễ uống.
Chữa tắc tia sữa, lợi sữa cho sản phụ
Dùng 40g quả thằn lằn, 15g bồ công anh và 15g lá nấu với nhau, bỏ bã và lấy nước uống. Hoặc pha cao quả thằn lằn với nước để uống từ 5 – 10g mỗi ngày.
Để giảm sưng vú do tắc tia sữa, giã nhỏ quả thằn lằn và lá bồ công anh rồi đắp lên phần vú bị sưng, kết hợp với massage vú nhẹ nhàng để tuyến sữa được thông.
Làm nước uống thanh nhiệt, giải khát
Quả thằn lằn rửa sạch, xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt để ngoài một thời gian. Chất nhầy trong quả thằn lằn sẽ đông lại giống như thạch. Sau đó, đem thạch này cắt thành sợi, pha cùng nước đường để thưởng thức như một món giải khát, thanh nhiệt rất tốt.
Cao thằn lằn trị đau nhức xương khớp, điều kinh, hỗ trợ tiêu hóa
Cắt nhỏ quả thằn lằn chín cho vào nấu với nước. Vớt bỏ bã và nấu tiếp cho đến khi cô đặc thành cao. Pha 5 – 10g cao thằn lằn với nước ấm để uống mỗi ngày giúp chữa đau xương khớp ở người già, điều kinh và hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý khi dùng quả thằn lằn để chữa bệnh
Để đảm bảo an toàn với dược tính của quả thằn lằn, chỉ nên dùng từ 5 – 10g mỗi ngày. Quả thằn lằn rất ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ Đông y. Trước khi dùng quả thằn lằn, phải rửa thật sạch quả với nước để hạn chế bụi bẩn và dị ứng với côn trùng bám trên quả.
Mặc dù có nhiều công dụng đối với sản phụ vừa sinh con, nhưng cần tìm hiểu kỹ về loại dược liệu này để không làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, nam giới cũng không nên sử dụng quá nhiều các loại thảo dược, cây cỏ thiên nhiên có công dụng tăng cường sinh lực nam. Việc dùng nhiều các loại thảo dược tăng nam muốn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó, nam giới nên tập trung chế độ ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sinh lực.
Mách cách trồng và chăm sóc cây thằn lằn
Thằn lằn leo là loài cây có tốc độ phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Do đó, có thể thoải mái trồng loài cây này ở nhà. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cần biết cách trồng và chăm sóc cây để đạt hiệu quả cao nhất.
Trồng cây ở nơi nhiều nắng và ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh và lá xanh hơn. Loài cây này chịu được nắng nóng và mưa dài ngày mà không cần tưới nhiều nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn giâm cành và mới trồng thì nên đảm bảo tưới đủ nước để cây phát triển.
Trên đây là những công dụng về cây thằn lằn đối với sức khỏe nam và nữ giới. Ngoài những phương pháp điều chế thuốc từ quả thằn lằn, bạn có thể tham khảo các sản phẩm trà thảo dược, thuốc có thành phần từ loài cây dây leo thằn lằn đang có tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Cây thằn lằn là một loài cây thân dây leo, thường thấy trên các mảng tường nhà ở cả đồng bằng và miền núi ở nước ta. Ngoài công dụng để tạo không gian xanh, trang trí cho ngôi nhà, cây thằn lằn còn có tác dụng về y học. Theo Đông y, quả của loài cây này được coi là một loại dược liệu quý, có nhiều lợi ích cho sức khỏe ở cả nam và nữ giới. Vậy đó là những lợi ích gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về cây thằn lằn
Cây thằn lằn thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được biết đến với nhiều tên gọi như cây vẩy ốc, cây trâu cổ, cây sộp, cây sung thằn lằn. Đây là một loài cây thân dây leo, được trồng để làm cảnh, phủ xanh tường rào, bê tông. Loài cây này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc.
Tác dụng chữa bệnh của cây sung thằn lằn chủ yếu đến từ bộ phận quả. Theo Đông y, thân lá thằn lằn có vị chua, tính mát. Quả thằn lằn có vị ngọt, hơi chát và mát. Thời gian thu hoạch quả thằn lằn thường vào tháng 5 – 10 hàng năm.
Quả thằn lằn có tên khoa học là Ficus Pumila, dạng quả hạch có chiều dài khoảng 15cm, hình trứng và có một hạch cứng hình trái xoan. Quả thằn lằn chín có màu đen, chứa nhiều loại đường đơn như glucose, fructose, arabinose nên rất ngọt. Hạt của quả giàu chất xơ polysaccharide.
Quả thằn lằn được biết đến như một loại thức ăn bổ dưỡng vì cung cấp nhiều protein, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vỏ của quả này còn có tác dụng nhuận tràng rất tốt cho đường tiêu hóa. Người ta thường ăn quả thằn lằn hoặc làm thuốc theo dạng quả tươi, phơi khô hoặc ngâm rượu.
Công dụng của cây thằn lằn
Trong cả thân và quả thằn lằn đều giàu chất rutin, một chất chống oxy hóa có cấu trúc flavonoid có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong tế bào. Ngoài ra, quả của loài cây này còn có các công dụng lợi ích cho sức khỏe sau:
- Đối với nam giới, dùng quả thằn lằn giúp bổ thận, tráng dương, cố tinh, trị chứng di tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn, tăng cường hóc môn nam giới, kích thích ham muốn.
- Đối với nữ giới, quả thằn lằn giúp điều hòa kinh nguyệt không đều, thông tắc tia sữa, lợi sữa, co dạ con. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng loại quả này.
- Đối với người cao tuổi, ăn quả thằn lằn giúp chữa đau lưng, viêm khớp và phong thấp tốt.
- Ngoài ra, loài cây quả này giúp hoạt huyết, chữa đái dầm, tiểu khó, tiểu ra máu, kiết lỵ, bong gân, thoát vị bẹn, chống xơ vữa động mạch, ngừa tăng huyết áp, kiềm chế các cơn đau tim, phòng chống ung thư.
Bài thuốc trị bệnh bằng cây thằn lằn
Với những công dụng từ cây và quả thằn lằn, có một số bài thuốc trong Đông y sử dụng loài cây này được phổ biến sau đây.
Ngâm rượu thuốc thằn lằn chữa liệt dương, di tinh
Phơi khô 100g cành, lá và quả thằn lằn non. Sau đó, xay nát cùng 50g đậu đen, rồi ngâm trong rượu trắng 10 ngày thì lọc lấy rượu uống. Nếu để chữa bệnh liệt dương, di tinh thì uống 10ml, 3 lần mỗi ngày. Nếu để làm thuốc bổ thì có thể thêm đường cho dễ uống.
Chữa tắc tia sữa, lợi sữa cho sản phụ
Dùng 40g quả thằn lằn, 15g bồ công anh và 15g lá nấu với nhau, bỏ bã và lấy nước uống. Hoặc pha cao quả thằn lằn với nước để uống từ 5 – 10g mỗi ngày.
Để giảm sưng vú do tắc tia sữa, giã nhỏ quả thằn lằn và lá bồ công anh rồi đắp lên phần vú bị sưng, kết hợp với massage vú nhẹ nhàng để tuyến sữa được thông.
Làm nước uống thanh nhiệt, giải khát
Quả thằn lằn rửa sạch, xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt để ngoài một thời gian. Chất nhầy trong quả thằn lằn sẽ đông lại giống như thạch. Sau đó, đem thạch này cắt thành sợi, pha cùng nước đường để thưởng thức như một món giải khát, thanh nhiệt rất tốt.
Cao thằn lằn trị đau nhức xương khớp, điều kinh, hỗ trợ tiêu hóa
Cắt nhỏ quả thằn lằn chín cho vào nấu với nước. Vớt bỏ bã và nấu tiếp cho đến khi cô đặc thành cao. Pha 5 – 10g cao thằn lằn với nước ấm để uống mỗi ngày giúp chữa đau xương khớp ở người già, điều kinh và hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý khi dùng quả thằn lằn để chữa bệnh
Để đảm bảo an toàn với dược tính của quả thằn lằn, chỉ nên dùng từ 5 – 10g mỗi ngày. Quả thằn lằn rất ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ Đông y. Trước khi dùng quả thằn lằn, phải rửa thật sạch quả với nước để hạn chế bụi bẩn và dị ứng với côn trùng bám trên quả.
Mặc dù có nhiều công dụng đối với sản phụ vừa sinh con, nhưng cần tìm hiểu kỹ về loại dược liệu này để không làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, nam giới cũng không nên sử dụng quá nhiều các loại thảo dược, cây cỏ thiên nhiên có công dụng tăng cường sinh lực nam. Việc dùng nhiều các loại thảo dược tăng nam muốn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó, nam giới nên tập trung chế độ ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sinh lực.
Mách cách trồng và chăm sóc cây thằn lằn
Thằn lằn leo là loài cây có tốc độ phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Do đó, có thể thoải mái trồng loài cây này ở nhà. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cần biết cách trồng và chăm sóc cây để đạt hiệu quả cao nhất.
Trồng cây ở nơi nhiều nắng và ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh và lá xanh hơn. Loài cây này chịu được nắng nóng và mưa dài ngày mà không cần tưới nhiều nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn giâm cành và mới trồng thì nên đảm bảo tưới đủ nước để cây phát triển.
Trên đây là những công dụng về cây thằn lằn đối với sức khỏe nam và nữ giới. Ngoài những phương pháp điều chế thuốc từ quả thằn lằn, bạn có thể tham khảo các sản phẩm trà thảo dược, thuốc có thành phần từ loài cây dây leo thằn lằn đang có tại hệ thống Nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi