Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng gì đối với cơ thể? – Long Châu

Vitamin nhóm B là vitamin tan trong nước, được chia thành nhiều loại khác nhau chẳng hạn như vitamin B1, B6, B12. Mỗi loại đều giữ vai trò riêng nhưng nhìn chung chúng là những thành phần không thể thiếu cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Vậy tác dụng cụ thể của từng loại vitamin này là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của từng loại vitamin B1, B6, B12.

Vitamin B1 B6 B12 có tác dụng gì?

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 là 1 trong 8 loại vitamin nhóm B giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động cơ thể. Vitamin B1 chịu trách nhiệm chuyển hóa thực phẩm, chủ yếu là carbohydrate, thành năng lượng cung cấp cho hầu hết các tế bào trong cơ thể. Giúp tăng hoạt động của cơ bắp, tăng nuôi dưỡng thần kinh và tim.

Thiếu vitamin B1 có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề như:

  • Giảm cân nhanh
  • Chán ăn
  • Viêm đại tràng
  • Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy
  • Tổn thương thần kinh
  • Nóng rát ở bàn chân (đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm)
  • Viêm dây thần kinh
  • Mệt mỏi và năng lượng thấp
  • Giảm trí nhớ tạm thời
  • Lẫn lộn
  • Khó chịu
  • Cơ yếu, mòn cơ, chuột rút, đau ở chân và co cứng
  • Mệt mỏi, thiếu tập trung, trầm cảm
  • Các ảnh hưởng tim mạch như tim to.

Ngoài các triệu chứng trên, não, tim và các mô cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu bạn không cung cấp đủ vitamin B1. Điển hình như thoái hóa các dây thần kinh ngoại vi và các bộ phận của não, bao gồm đồi não và tiểu não; giảm lưu lượng máu, gây lực cản mạch máu, phù và làm giãn cơ tim.

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 giúp duy trì hoạt động trao đổi chất hiệu quả, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo tốt hơn, đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan khác. Vitamin B6 còn sản xuất kháng thể nhằm hỗ trợ miễn dịch, điều trị một loại bệnh thiếu máu di truyền là thiếu máu nguyên bào sắt, nồng độ homocysteine trong máu cao, một số tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.

Theo National Institutes of Health, đối với người lớn mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1.3 mcg vitamin B6. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như:

  • Mệt mỏi, mất ngủ
  • Rối loạn tâm thần
  • Môi khô nứt nẻ, vết thương lâu lành
  • Mụn trứng cá
  • Rụng tóc
  • Mắt mờ, mắt đỏ.

Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất DNA và tế bào máu, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh cũng như duy trì chức năng não bộ hoạt động bình thường.

Hầu hết chúng ta đều có thể hấp thụ vitamin B12 thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có thể thiếu vitamin này, chẳng hạn như người có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, người bệnh HIV, ung thư, nghiện rượu, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người lớn tuổi và những người có chế độ ăn thuần chay.

Việc để thiếu vitamin B12 trầm trọng có thể làm giảm tế bào hồng cầu gây bệnh thiếu máu, các vấn đề ở hệ tiêu hóa và tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Những triệu chứng cho thấy bạn có thể bị thiếu vitamin B12 là:

  • Suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi
  • Khó thở
  • Tổn thương thần kinh, tê bì chân tay
  • Da tái nhợt, vàng da
  • Sưng, viêm lưỡi
  • Táo bón, đầy hơi, chán ăn
  • Giảm thị lực
  • Trầm cảm, tâm trạng thay đổi thất thường.

Những thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12

Một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bạn cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu lo ngại thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, bạn có thể tham khảo những nhóm thực phẩm sau đây:

Vitamin B1: Vì cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh vitamin B1 nên cần được cung cấp thông qua thực phẩm dùng hằng ngày. Bạn có thể tìm thấy vitamin B1 trong các thực phẩm điển hình như nấm mỡ, cá trích, trứng, quả hạch, các loại hạt (hạt lanh, hạt vừng, hạt hướng dương), yến mạch, măng tây, cải bó xôi, đậu xanh,…

Vitamin B6: Có nhiều trong phô mai, thịt gà, cá ngừ, cá hồi, gan, các loại rau củ như bó xôi, ớt chuông, đậu Hà Lan, bông cải, cà rốt, chuối, măng tây, khoai tây nướng nguyên vỏ,…

Vitamin B12: Nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào là thịt bò, các loại hải sản (cua, tôm, ngao, hàu, trai), cá biển (cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi), thịt bò, phô mai, men dinh dưỡng, sữa và sữa chua.

Với nhiều chức năng quan trọng nói trên, vitamin nhóm B, đặc biệt là 3 loại B1, B6, B12 thường được bổ sung sản xuất dưới dạng viên uống bổ sung theo từng loại, viên uống vitamin tổng hợp, hay viên vitamin 3B (B1 – B6 – B12).

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng gì đối với cơ thể? – Long Châu

Vitamin nhóm B là vitamin tan trong nước, được chia thành nhiều loại khác nhau chẳng hạn như vitamin B1, B6, B12. Mỗi loại đều giữ vai trò riêng nhưng nhìn chung chúng là những thành phần không thể thiếu cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Vậy tác dụng cụ thể của từng loại vitamin này là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của từng loại vitamin B1, B6, B12.

Vitamin B1 B6 B12 có tác dụng gì?

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 là 1 trong 8 loại vitamin nhóm B giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động cơ thể. Vitamin B1 chịu trách nhiệm chuyển hóa thực phẩm, chủ yếu là carbohydrate, thành năng lượng cung cấp cho hầu hết các tế bào trong cơ thể. Giúp tăng hoạt động của cơ bắp, tăng nuôi dưỡng thần kinh và tim.

Thiếu vitamin B1 có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề như:

  • Giảm cân nhanh
  • Chán ăn
  • Viêm đại tràng
  • Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy
  • Tổn thương thần kinh
  • Nóng rát ở bàn chân (đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm)
  • Viêm dây thần kinh
  • Mệt mỏi và năng lượng thấp
  • Giảm trí nhớ tạm thời
  • Lẫn lộn
  • Khó chịu
  • Cơ yếu, mòn cơ, chuột rút, đau ở chân và co cứng
  • Mệt mỏi, thiếu tập trung, trầm cảm
  • Các ảnh hưởng tim mạch như tim to.

Ngoài các triệu chứng trên, não, tim và các mô cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nếu bạn không cung cấp đủ vitamin B1. Điển hình như thoái hóa các dây thần kinh ngoại vi và các bộ phận của não, bao gồm đồi não và tiểu não; giảm lưu lượng máu, gây lực cản mạch máu, phù và làm giãn cơ tim.

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 giúp duy trì hoạt động trao đổi chất hiệu quả, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất béo tốt hơn, đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan khác. Vitamin B6 còn sản xuất kháng thể nhằm hỗ trợ miễn dịch, điều trị một loại bệnh thiếu máu di truyền là thiếu máu nguyên bào sắt, nồng độ homocysteine trong máu cao, một số tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh.

Theo National Institutes of Health, đối với người lớn mỗi ngày cần cung cấp khoảng 1.3 mcg vitamin B6. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như:

  • Mệt mỏi, mất ngủ
  • Rối loạn tâm thần
  • Môi khô nứt nẻ, vết thương lâu lành
  • Mụn trứng cá
  • Rụng tóc
  • Mắt mờ, mắt đỏ.

Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất DNA và tế bào máu, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh cũng như duy trì chức năng não bộ hoạt động bình thường.

Hầu hết chúng ta đều có thể hấp thụ vitamin B12 thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có thể thiếu vitamin này, chẳng hạn như người có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, người bệnh HIV, ung thư, nghiện rượu, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người lớn tuổi và những người có chế độ ăn thuần chay.

Việc để thiếu vitamin B12 trầm trọng có thể làm giảm tế bào hồng cầu gây bệnh thiếu máu, các vấn đề ở hệ tiêu hóa và tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Những triệu chứng cho thấy bạn có thể bị thiếu vitamin B12 là:

  • Suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi
  • Khó thở
  • Tổn thương thần kinh, tê bì chân tay
  • Da tái nhợt, vàng da
  • Sưng, viêm lưỡi
  • Táo bón, đầy hơi, chán ăn
  • Giảm thị lực
  • Trầm cảm, tâm trạng thay đổi thất thường.

Những thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12

Một chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bạn cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Nếu lo ngại thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, bạn có thể tham khảo những nhóm thực phẩm sau đây:

Vitamin B1: Vì cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh vitamin B1 nên cần được cung cấp thông qua thực phẩm dùng hằng ngày. Bạn có thể tìm thấy vitamin B1 trong các thực phẩm điển hình như nấm mỡ, cá trích, trứng, quả hạch, các loại hạt (hạt lanh, hạt vừng, hạt hướng dương), yến mạch, măng tây, cải bó xôi, đậu xanh,…

Vitamin B6: Có nhiều trong phô mai, thịt gà, cá ngừ, cá hồi, gan, các loại rau củ như bó xôi, ớt chuông, đậu Hà Lan, bông cải, cà rốt, chuối, măng tây, khoai tây nướng nguyên vỏ,…

Vitamin B12: Nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào là thịt bò, các loại hải sản (cua, tôm, ngao, hàu, trai), cá biển (cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá hồi), thịt bò, phô mai, men dinh dưỡng, sữa và sữa chua.

Với nhiều chức năng quan trọng nói trên, vitamin nhóm B, đặc biệt là 3 loại B1, B6, B12 thường được bổ sung sản xuất dưới dạng viên uống bổ sung theo từng loại, viên uống vitamin tổng hợp, hay viên vitamin 3B (B1 – B6 – B12).

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp