Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản ngay tại nhà

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách thú vị cho những người lần đầu làm bố, mẹ. Tuy nhiên, làm thế nào để tắm cho trẻ sơ sinh mà bé cảm thấy dễ chịu nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng và chuẩn nhất, mang đến những khoảng thời gian thư giãn vui vẻ cho cả mẹ và bé.

cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản

Ích lợi của việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, không chỉ giúp bé loại bỏ được những bụi bẩn trên cơ thể mà còn kích thích sự lưu thông máu, giúp cho các cơ quan trong hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ thống tuần hoàn hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nó còn mang đến một số lợi ích khác cho cả mẹ và bé như:

1. Giúp bé ngủ ngon hơn

Lợi ích đầu tiên của việc tắm cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể dễ nhận thấy nhất là giúp bé ngủ ngon hơn. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Tuy nhiên, trẻ sẽ thức và tỉnh táo nhất trong suốt quá trình tắm cho bé. Việc tắm rửa và vệ sinh đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ chịu hơn, từ đó giúp bé dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

2. Giúp bé khai phá các giác quan tốt hơn

Một số nghiên cứu cho thấy, nước là một trong những công cụ giúp trẻ sơ sinh đánh thức và luyện tập các giác quan một cách hiệu quả nhất. Bởi vì hầu hết thời gian trong ngày bé luôn ở trạng thái khô ráo nên khi được tiếp xúc với nước, bé sẽ cảm thấy vô cùng kích thích và thích thú.

Thông qua việc tắm và chơi đùa trong nước, bé có thể làm quen với việc cảm nhận chất lỏng, cảm nhận nhiệt độ nước, nghe được âm thanh của nước, nhìn thấy đồ vật nổi lên trên mặt nước, thấy được trạng thái trong suốt của nước,….

tắm giúp bé khau phá các giác quan tốt hơn
Tắm là một trong những công cụ giúp trẻ khai phá các giác quan một cách dễ dàng và hiệu quả nhất

3. Tạo sự gần gũi giữa mẹ và bé

Khoảng thời gian tắm cho trẻ được xem là thời điểm xây dựng, vun vén và tạo sự gần gũi giữa bố mẹ và con cái một cách hiệu quả nhất. Bố mẹ thường sẽ bận rộn suốt ngày với công việc, dọn dẹp, nấu nướng…, và điều này khiến bạn bỏ lỡ khá nhiều thời gian tuyệt vời để bên cạnh con cái. Tuy nhiên khi tắm cho bé, bố mẹ sẽ phải chú ý và tập trung hoàn toàn vào bé để đảm bảo sự an toàn và tắm cho bé đúng cách. Lúc này, bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương của mình dành cho bé, thường xuyên trò chuyện và vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển vốn từ vựng, cảm xúc và cảm thấy gắn bó, tin tưởng bố mẹ hơn.

Tắm cho bé là khoảng thời gian gắn kết tình cảm của mẹ và bé
Tắm cho bé là khoảng thời gian gắn kết tình cảm của mẹ và bé

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản

Nếu bố mẹ nắm rõ và xử lý tốt các thao tác trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh thì đây sẽ là một khoảng thời gian vui vẻ và thích thú nhất của bé. Ngược lại, nếu bạn tắm cho bé sai kỹ thuật thì đây lại là khoảng thời gian khiến bé ám ảnh và sợ hãi nhất, có thể gây nhiễm trùng và các tổn thương đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đơn giản nhất:

1. Chuẩn bị trước khi tắm

Trước khi tắm cho bé, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau:

  • Dụng cụ tắm cho bé: 2 thau tắm, sữa tắm gội sơ sinh, bông tắm, dưỡng da dành cho em bé.
  • Quần áo của bé, tã, 2 khăn xô nhỏ, tất, bao tay, mũ.
  • Bông gòn/tăm bông, gạc y tế và dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh vùng rốn và những vết thương (nếu có) cho bé.
  • Thau tắm đã chứa nước ấm khoảng 36-37℃. Nếu có thể mẹ nên có một chiếc nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước tránh để nước quá nóng hay quá lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé; nếu không dùng khuỷu tay cảm nhận độ nóng vừa đủ để tránh làm bỏng da bé. (1)
  • Phòng tắm sạch sẽ, kín gió, đủ ánh sáng và có nhiệt độ khoảng 29-30℃.

2. Hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết

Sau khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết, quá trình tắm chỉ nên kéo dài từ khoảng 5 phút, bố mẹ có thể tắm cho bé theo thứ tự các bước sau:

  • Đối với hình thức tắm thả: Mẹ bắt đầu tắm cho trẻ theo thứ tự từ trên xuống, từ mặt, cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, hai bên đùi, mông và bàn chân, tránh bỏ sót phần hõm nách, các nếp lằn ở mông, đùi, cánh tay, cổ. Sau đó, mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục và phần hậu môn cho bé. Cuối cùng mẹ tráng lại người cho bé bằng chậu nước sạch bên cạnh (đã chuẩn bị trước đó). Sau khi tắm xong, mẹ lau khô người cho bé, vệ sinh lại vùng rốn bằng nước muối sinh lí (nếu rốn bị ướt), cho bé mặc quần áo, quấn tã giữ ấm. Tiếp đến mẹ bắt đầu gội đầu và vệ sinh vùng tai cho bé;
  • Đối với hình thức tắm từng phần: Mẹ nên tắm cho trẻ theo hình thức này nếu trẻ đang bị ốm hay thời tiết quá lạnh. Khi tắm, mẹ sẽ lau người bé theo thứ tự từ khóe mắt vòng ra vành tai, tiếp đến là cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông (chú ý vệ sinh sạch các nếp lằn ở mông, đùi) và bàn chân. Sau đó, mẹ dùng một bông gạc hay khăn mềm vệ sinh bộ phận sinh dụng và phần hậu môn cho bé. Trong suốt quá trình này, mẹ tránh làm ướt rốn của bé. Sau khi tắm xong, mẹ lau người và mặc quần áo, quấn tã cho bé. Sau cùng, mẹ gội đầu cho bé khi đã được ủ ấm.
  • Gội đầu cho bé: Mẹ nên sử dụng dầu gội chuyên dụng cho trẻ trong từng giai đoạn cụ thể. Mẹ có thể xoa dầu gội vào tóc của bé hoặc trực tiếp lên da đầu của bé một cách nhẹ nhàng và sau đó, làm sạch bằng khăn ướt. Tiếp đến, mẹ ngã đầu bé ra sau một cách nhẹ nhàng, giữ một tay trên trán bé và rửa sạch dầu gội bằng cách cho nước ấm chảy nhẹ nhàng từ trán tràn qua hai bên đầu của bé.
Gội đầu là bước cuối cùng khi tắm cho bé
Gội đầu là bước cuối cùng khi tắm cho bé

3. Chăm sóc bé sau khi tắm

Sau khi tắm xong, mẹ lau lại vùng mắt cho bé theo hướng từ khóe mắt đến đuôi mắt bằng bông/gạc thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, mỗi bên mắt, mẹ nên sử dụng một miếng gạc riêng, không dùng chung gạc cho hai bên mắt. Sau đó, mẹ nên nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt và mũi của bé. Quá trình này nên được thực hiện hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn mắt ở trẻ. Cần phải vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn, nếu vệ sinh sai cách có thể vô tình gây ra nhiều phiền toái hơn cho mắt của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ nên dùng tăm bông lau khô vành tai bé (không lau phía bên trong tai) và vệ sinh vùng xung quanh cuống rốn bằng tăm bông đã thấm nước muối sinh lý để tránh tình trạng viêm nhiễm trùng cuống rốn.

Để giữ ấm cho bé, mẹ có thể xoa dầu tràm vào 2 bàn tay rồi chà nhẹ lên người bé, phần ngực, lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Sau đó mẹ đeo bao tay, bao chân vào cho bé, ôm bé để ủ ấm cho bé.

Lưu ý, nếu rốn của trẻ có dấu hiệu sưng tấy, có mủ, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm, tránh kéo dài dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho bé.

Trẻ sau khi tắm cần được giữ ấm
Trẻ sau khi tắm cần được giữ ấm

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất khi nào?

Thực tế, vẫn chưa có câu trả lời chính xác nào về thời gian tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh không nên tắm ngay khi vừa mới được sinh ra, việc này nên được trì hoãn đến 24 giờ sau sinh hoặc tối thiểu 6 giờ sau sinh nếu trẻ sinh sớm do yêu cầu của mẹ. Việc tắm lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể dẫn đến một số tác động xấu đến bé như: (2)

  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể và lượng đường trong máu: Trẻ được tắm ngay sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Ngoài ra, điều này có thể khiến bé cảm thấy căng thẳng từ khi còn quá nhỏ, từ đó, trẻ có nguy cơ tụt đường huyết cao.
  • Ngăn cản mối liên kết giữa mẹ và bé, cản trở quá trình cho con bú: Quá trình chăm sóc da kề da và cho con bú lần đầu tiên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và gắn kết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh được đưa đi tắm quá sớm sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Một nghiên cứu chỉ ra mức độ thành công của việc cho con bú sữa mẹ lần đầu tại bệnh viện tăng đến 166% khi lần tắm đầu tiên của trẻ được trì hoãn 12 giờ so với những trẻ được tắm trong vòng vài giờ đầu tiên.
  • Khiến da trẻ bị khô: Sau sinh, da của trẻ sơ sinh sẽ được bao phủ bởi một lớp Vernix (có màu trắng, dạng như sáp). Lớp phủ này có tác dụng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, giúp da bé không bị khô và bảo vệ bé khỏi các vi khuẩn trong môi trường. Học viên Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên để lớp phủ vernix này trên da của trẻ sơ sinh trong một khoảng thời gian để bảo vệ làn da mong mạnh của chúng, nhất là trẻ được sinh non.

Sau lần tắm đầu tiên, mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh khi có ánh nắng mặt trời, trong khoảng từ 10-11 giờ sáng hay 15-16 giờ. Thời gian cho mỗi lần tắm cho bé không được quá 10 phút, tốt nhất là trong khoảng 4-5 phút đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, mẹ không nên tắm cho bé khi bé đang đói hoặc bé vừa bú xong. Việc tắm cho bé khi đang đói khiến bé cảm thấy khó chịu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé dễ quấy khóc và không chịu hợp tác khi tắm. Ngược lại, việc tắm cho bé sau khi bú xong sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé bị nôn trớ thức ăn ra ngoài.

Khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, bị ốm hay vừa mới hết bệnh, mẹ chỉ nên dùng khăn ấm vệ sinh cho bé.

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Mẹ có thể tắm cho trẻ mỗi ngày một lần. Tuy nhiên việc tắm thường xuyên có thể khiến da bé bị khô, đặc biệt trong trường hợp mẹ không dùng đúng loại xà phòng tắm dành cho trẻ.

Do đó, mẹ chỉ nên tắm có bé khoảng 2 đến 3 lần/tuần, và chú ý giữ vệ sinh tốt các khu vực như mặt, cổ, miệng, tay, chân, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé hằng ngày. Đối với trẻ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho bé 3 lần/tuần

Để biết thêm thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:

Thực tế, những thao tác tắm cho bé khá đơn giản. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên nắm rõ những điều cơ bản về cách tắm cho trẻ sơ sinh để mang đến cho bé cảm giác thoải mái và an toàn nhất khi được tắm. Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, bố mẹ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, tập trung và chú ý giữ ấm cho bé ngay sau khi tắm để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Giản Đơn

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản ngay tại nhà

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách thú vị cho những người lần đầu làm bố, mẹ. Tuy nhiên, làm thế nào để tắm cho trẻ sơ sinh mà bé cảm thấy dễ chịu nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng và chuẩn nhất, mang đến những khoảng thời gian thư giãn vui vẻ cho cả mẹ và bé.

cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản

Ích lợi của việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, không chỉ giúp bé loại bỏ được những bụi bẩn trên cơ thể mà còn kích thích sự lưu thông máu, giúp cho các cơ quan trong hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và hệ thống tuần hoàn hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, nó còn mang đến một số lợi ích khác cho cả mẹ và bé như:

1. Giúp bé ngủ ngon hơn

Lợi ích đầu tiên của việc tắm cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể dễ nhận thấy nhất là giúp bé ngủ ngon hơn. Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Tuy nhiên, trẻ sẽ thức và tỉnh táo nhất trong suốt quá trình tắm cho bé. Việc tắm rửa và vệ sinh đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ chịu hơn, từ đó giúp bé dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

2. Giúp bé khai phá các giác quan tốt hơn

Một số nghiên cứu cho thấy, nước là một trong những công cụ giúp trẻ sơ sinh đánh thức và luyện tập các giác quan một cách hiệu quả nhất. Bởi vì hầu hết thời gian trong ngày bé luôn ở trạng thái khô ráo nên khi được tiếp xúc với nước, bé sẽ cảm thấy vô cùng kích thích và thích thú.

Thông qua việc tắm và chơi đùa trong nước, bé có thể làm quen với việc cảm nhận chất lỏng, cảm nhận nhiệt độ nước, nghe được âm thanh của nước, nhìn thấy đồ vật nổi lên trên mặt nước, thấy được trạng thái trong suốt của nước,….

tắm giúp bé khau phá các giác quan tốt hơn
Tắm là một trong những công cụ giúp trẻ khai phá các giác quan một cách dễ dàng và hiệu quả nhất

3. Tạo sự gần gũi giữa mẹ và bé

Khoảng thời gian tắm cho trẻ được xem là thời điểm xây dựng, vun vén và tạo sự gần gũi giữa bố mẹ và con cái một cách hiệu quả nhất. Bố mẹ thường sẽ bận rộn suốt ngày với công việc, dọn dẹp, nấu nướng…, và điều này khiến bạn bỏ lỡ khá nhiều thời gian tuyệt vời để bên cạnh con cái. Tuy nhiên khi tắm cho bé, bố mẹ sẽ phải chú ý và tập trung hoàn toàn vào bé để đảm bảo sự an toàn và tắm cho bé đúng cách. Lúc này, bố mẹ nên thể hiện tình yêu thương của mình dành cho bé, thường xuyên trò chuyện và vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé phát triển vốn từ vựng, cảm xúc và cảm thấy gắn bó, tin tưởng bố mẹ hơn.

Tắm cho bé là khoảng thời gian gắn kết tình cảm của mẹ và bé
Tắm cho bé là khoảng thời gian gắn kết tình cảm của mẹ và bé

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đơn giản

Nếu bố mẹ nắm rõ và xử lý tốt các thao tác trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh thì đây sẽ là một khoảng thời gian vui vẻ và thích thú nhất của bé. Ngược lại, nếu bạn tắm cho bé sai kỹ thuật thì đây lại là khoảng thời gian khiến bé ám ảnh và sợ hãi nhất, có thể gây nhiễm trùng và các tổn thương đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đơn giản nhất:

1. Chuẩn bị trước khi tắm

Trước khi tắm cho bé, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau:

  • Dụng cụ tắm cho bé: 2 thau tắm, sữa tắm gội sơ sinh, bông tắm, dưỡng da dành cho em bé.
  • Quần áo của bé, tã, 2 khăn xô nhỏ, tất, bao tay, mũ.
  • Bông gòn/tăm bông, gạc y tế và dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh vùng rốn và những vết thương (nếu có) cho bé.
  • Thau tắm đã chứa nước ấm khoảng 36-37℃. Nếu có thể mẹ nên có một chiếc nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước tránh để nước quá nóng hay quá lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé; nếu không dùng khuỷu tay cảm nhận độ nóng vừa đủ để tránh làm bỏng da bé. (1)
  • Phòng tắm sạch sẽ, kín gió, đủ ánh sáng và có nhiệt độ khoảng 29-30℃.

2. Hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết

Sau khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết, quá trình tắm chỉ nên kéo dài từ khoảng 5 phút, bố mẹ có thể tắm cho bé theo thứ tự các bước sau:

  • Đối với hình thức tắm thả: Mẹ bắt đầu tắm cho trẻ theo thứ tự từ trên xuống, từ mặt, cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, hai bên đùi, mông và bàn chân, tránh bỏ sót phần hõm nách, các nếp lằn ở mông, đùi, cánh tay, cổ. Sau đó, mẹ vệ sinh bộ phận sinh dục và phần hậu môn cho bé. Cuối cùng mẹ tráng lại người cho bé bằng chậu nước sạch bên cạnh (đã chuẩn bị trước đó). Sau khi tắm xong, mẹ lau khô người cho bé, vệ sinh lại vùng rốn bằng nước muối sinh lí (nếu rốn bị ướt), cho bé mặc quần áo, quấn tã giữ ấm. Tiếp đến mẹ bắt đầu gội đầu và vệ sinh vùng tai cho bé;
  • Đối với hình thức tắm từng phần: Mẹ nên tắm cho trẻ theo hình thức này nếu trẻ đang bị ốm hay thời tiết quá lạnh. Khi tắm, mẹ sẽ lau người bé theo thứ tự từ khóe mắt vòng ra vành tai, tiếp đến là cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông (chú ý vệ sinh sạch các nếp lằn ở mông, đùi) và bàn chân. Sau đó, mẹ dùng một bông gạc hay khăn mềm vệ sinh bộ phận sinh dụng và phần hậu môn cho bé. Trong suốt quá trình này, mẹ tránh làm ướt rốn của bé. Sau khi tắm xong, mẹ lau người và mặc quần áo, quấn tã cho bé. Sau cùng, mẹ gội đầu cho bé khi đã được ủ ấm.
  • Gội đầu cho bé: Mẹ nên sử dụng dầu gội chuyên dụng cho trẻ trong từng giai đoạn cụ thể. Mẹ có thể xoa dầu gội vào tóc của bé hoặc trực tiếp lên da đầu của bé một cách nhẹ nhàng và sau đó, làm sạch bằng khăn ướt. Tiếp đến, mẹ ngã đầu bé ra sau một cách nhẹ nhàng, giữ một tay trên trán bé và rửa sạch dầu gội bằng cách cho nước ấm chảy nhẹ nhàng từ trán tràn qua hai bên đầu của bé.
Gội đầu là bước cuối cùng khi tắm cho bé
Gội đầu là bước cuối cùng khi tắm cho bé

3. Chăm sóc bé sau khi tắm

Sau khi tắm xong, mẹ lau lại vùng mắt cho bé theo hướng từ khóe mắt đến đuôi mắt bằng bông/gạc thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, mỗi bên mắt, mẹ nên sử dụng một miếng gạc riêng, không dùng chung gạc cho hai bên mắt. Sau đó, mẹ nên nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt và mũi của bé. Quá trình này nên được thực hiện hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn mắt ở trẻ. Cần phải vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn, nếu vệ sinh sai cách có thể vô tình gây ra nhiều phiền toái hơn cho mắt của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ nên dùng tăm bông lau khô vành tai bé (không lau phía bên trong tai) và vệ sinh vùng xung quanh cuống rốn bằng tăm bông đã thấm nước muối sinh lý để tránh tình trạng viêm nhiễm trùng cuống rốn.

Để giữ ấm cho bé, mẹ có thể xoa dầu tràm vào 2 bàn tay rồi chà nhẹ lên người bé, phần ngực, lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Sau đó mẹ đeo bao tay, bao chân vào cho bé, ôm bé để ủ ấm cho bé.

Lưu ý, nếu rốn của trẻ có dấu hiệu sưng tấy, có mủ, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm, tránh kéo dài dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho bé.

Trẻ sau khi tắm cần được giữ ấm
Trẻ sau khi tắm cần được giữ ấm

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất khi nào?

Thực tế, vẫn chưa có câu trả lời chính xác nào về thời gian tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh không nên tắm ngay khi vừa mới được sinh ra, việc này nên được trì hoãn đến 24 giờ sau sinh hoặc tối thiểu 6 giờ sau sinh nếu trẻ sinh sớm do yêu cầu của mẹ. Việc tắm lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh quá sớm có thể dẫn đến một số tác động xấu đến bé như: (2)

  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể và lượng đường trong máu: Trẻ được tắm ngay sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Ngoài ra, điều này có thể khiến bé cảm thấy căng thẳng từ khi còn quá nhỏ, từ đó, trẻ có nguy cơ tụt đường huyết cao.
  • Ngăn cản mối liên kết giữa mẹ và bé, cản trở quá trình cho con bú: Quá trình chăm sóc da kề da và cho con bú lần đầu tiên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và gắn kết giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh được đưa đi tắm quá sớm sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn. Một nghiên cứu chỉ ra mức độ thành công của việc cho con bú sữa mẹ lần đầu tại bệnh viện tăng đến 166% khi lần tắm đầu tiên của trẻ được trì hoãn 12 giờ so với những trẻ được tắm trong vòng vài giờ đầu tiên.
  • Khiến da trẻ bị khô: Sau sinh, da của trẻ sơ sinh sẽ được bao phủ bởi một lớp Vernix (có màu trắng, dạng như sáp). Lớp phủ này có tác dụng như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, giúp da bé không bị khô và bảo vệ bé khỏi các vi khuẩn trong môi trường. Học viên Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên để lớp phủ vernix này trên da của trẻ sơ sinh trong một khoảng thời gian để bảo vệ làn da mong mạnh của chúng, nhất là trẻ được sinh non.

Sau lần tắm đầu tiên, mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh khi có ánh nắng mặt trời, trong khoảng từ 10-11 giờ sáng hay 15-16 giờ. Thời gian cho mỗi lần tắm cho bé không được quá 10 phút, tốt nhất là trong khoảng 4-5 phút đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, mẹ không nên tắm cho bé khi bé đang đói hoặc bé vừa bú xong. Việc tắm cho bé khi đang đói khiến bé cảm thấy khó chịu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé dễ quấy khóc và không chịu hợp tác khi tắm. Ngược lại, việc tắm cho bé sau khi bú xong sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé bị nôn trớ thức ăn ra ngoài.

Khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, bị ốm hay vừa mới hết bệnh, mẹ chỉ nên dùng khăn ấm vệ sinh cho bé.

Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?

Mẹ có thể tắm cho trẻ mỗi ngày một lần. Tuy nhiên việc tắm thường xuyên có thể khiến da bé bị khô, đặc biệt trong trường hợp mẹ không dùng đúng loại xà phòng tắm dành cho trẻ.

Do đó, mẹ chỉ nên tắm có bé khoảng 2 đến 3 lần/tuần, và chú ý giữ vệ sinh tốt các khu vực như mặt, cổ, miệng, tay, chân, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé hằng ngày. Đối với trẻ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho bé 3 lần/tuần

Để biết thêm thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ em và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:

Thực tế, những thao tác tắm cho bé khá đơn giản. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên nắm rõ những điều cơ bản về cách tắm cho trẻ sơ sinh để mang đến cho bé cảm giác thoải mái và an toàn nhất khi được tắm. Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, bố mẹ cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, tập trung và chú ý giữ ấm cho bé ngay sau khi tắm để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Giản Đơn