Sự phát triển của thai nhi tuần 25 | Vinmec

Trong tuần này, mẹ sẽ thấy tăng cân và có khi gặp phải một số triệu chứng mới. Một số triệu chứng của thai kì khiến mẹ mệt mỏi, nhưng mẹ ơi đó chính là dấu hiệu cơ thể mẹ đang cố gắng để bé phát triển khoẻ mạnh!

Tử cung của mẹ hiện đang có kích cỡ của một quả bóng đá. Thường thì mẹ sẽ tăng khoảng 7-8 kg trong suốt thai kì và 11-18 kg nếu mẹ có hai em bé song sinh. Nhiều bà mẹ bắt đầu tăng cân do tích nước trong giai đoạn này, miễn là mẹ đang tăng cân ở mức hợp lí, thì những dao động này là bình thường.

Mẹ cũng sẽ nhận thấy thai nhi đang cử động mạnh hơn với nhiều động tác hơn, nên mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho những cú đá, nhào lộn và đá trong bụng mẹ. Bé cũng bắt đầu phản ứng lại với âm nhạc, giọng nói và âm thanh.

Nhiều phụ nữ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hơn vào giai đoạn cuối quý thứ hai của thai kỳ, bụng mẹ cũng lớn hơn, khiến mẹ cảm giác bụng trệ xuống, kèm một số triệu chứng như:

  • Hội chứng chân không yên: Hội chứng này khiến mẹ cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Hiện chưa rõ nguyên nhân chính của hội chứng này, nhưng cơ chế chính tạo điều kiện cho Hội chứng chân không yên có thể là thay đổi nội tiết, cũng như thiếu hụt sắt và folate. Nhưng mẹ đừng lo lắng, triệu chứng này sẽ tự khỏi khoảng bốn tuần sau sinh. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm trước khi ngủ, uống thuốc bổ chứa Sắt, folate, vitamin B12, Magie và tránh uống cà phê, nhưng hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào mẹ nhé!
  • Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kì ức chế sự rụng tóc như bình thường.
  • Hội chứng ống cổ tay: Sự dao động của mức hóc môn, cơ thể tích nước có xu hướng gây phù, quá mẫn dây thần kinh và sự dao động của đường huyết có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay như tê tay hoặc cảm giác châm chích trong chốc lát. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và không cần lo lắng, cũng như không cần áp dụng điều trị trong hầu hết các trường hợp.
  • Trĩ: Vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, có thể gây trĩ. Trĩ thật khó chịu, nhưng phổ biến lúc mang thai và thường tự khỏi sau sinh, trừ một số trường hợp phải điều trị can thiệp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Thai nhi cũng làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá của mẹ, như đẩy axit trong dạ dày lên thực quản

Đầy hơi: Suốt thai kì, những thay đổi về nội tiết làm quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại, khiến khí ga tích tụ gây chướng bụng và táo bón.

Sự phát triển của thai nhi tuần 25 | Vinmec

Trong tuần này, mẹ sẽ thấy tăng cân và có khi gặp phải một số triệu chứng mới. Một số triệu chứng của thai kì khiến mẹ mệt mỏi, nhưng mẹ ơi đó chính là dấu hiệu cơ thể mẹ đang cố gắng để bé phát triển khoẻ mạnh!

Tử cung của mẹ hiện đang có kích cỡ của một quả bóng đá. Thường thì mẹ sẽ tăng khoảng 7-8 kg trong suốt thai kì và 11-18 kg nếu mẹ có hai em bé song sinh. Nhiều bà mẹ bắt đầu tăng cân do tích nước trong giai đoạn này, miễn là mẹ đang tăng cân ở mức hợp lí, thì những dao động này là bình thường.

Mẹ cũng sẽ nhận thấy thai nhi đang cử động mạnh hơn với nhiều động tác hơn, nên mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho những cú đá, nhào lộn và đá trong bụng mẹ. Bé cũng bắt đầu phản ứng lại với âm nhạc, giọng nói và âm thanh.

Nhiều phụ nữ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hơn vào giai đoạn cuối quý thứ hai của thai kỳ, bụng mẹ cũng lớn hơn, khiến mẹ cảm giác bụng trệ xuống, kèm một số triệu chứng như:

  • Hội chứng chân không yên: Hội chứng này khiến mẹ cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Hiện chưa rõ nguyên nhân chính của hội chứng này, nhưng cơ chế chính tạo điều kiện cho Hội chứng chân không yên có thể là thay đổi nội tiết, cũng như thiếu hụt sắt và folate. Nhưng mẹ đừng lo lắng, triệu chứng này sẽ tự khỏi khoảng bốn tuần sau sinh. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tắm nước ấm trước khi ngủ, uống thuốc bổ chứa Sắt, folate, vitamin B12, Magie và tránh uống cà phê, nhưng hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào mẹ nhé!
  • Tóc dày hơn: Những thay đổi nội tiết trong thai kì ức chế sự rụng tóc như bình thường.
  • Hội chứng ống cổ tay: Sự dao động của mức hóc môn, cơ thể tích nước có xu hướng gây phù, quá mẫn dây thần kinh và sự dao động của đường huyết có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay như tê tay hoặc cảm giác châm chích trong chốc lát. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và không cần lo lắng, cũng như không cần áp dụng điều trị trong hầu hết các trường hợp.
  • Trĩ: Vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, có thể gây trĩ. Trĩ thật khó chịu, nhưng phổ biến lúc mang thai và thường tự khỏi sau sinh, trừ một số trường hợp phải điều trị can thiệp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Thai nhi cũng làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá của mẹ, như đẩy axit trong dạ dày lên thực quản

Đầy hơi: Suốt thai kì, những thay đổi về nội tiết làm quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại, khiến khí ga tích tụ gây chướng bụng và táo bón.