Cân nặng thai nhi theo từng tuần thai là thước đo để các bố mẹ có biết bé đang phát triển bình thường hay không.
Thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai nhi 26 tuần là đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Thai lúc này nặng 960g là bình thường. Chiều dài khoảng 35,1cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
Thai ở tuần 26 đã phát triển rất đầy đủ từ chơ thể, các bộ phận, não bộ.
Hình ảnh siêu âm thai 26 tuần tuổi (Ảnh minh họa)
Sự phát triển của thai nhi 26 tuần
Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển gần như rất đầy đủ các bộ phận.
– Não bộ phát triển
Bộ não của bé đã hình thành, mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động tích cực hơn. Đây là giai đoạn mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là folic, vitamin và các khoáng chất để phát triển não bộ thai nhi.
– Bé biết thức và biết ngủ
Ở tuổi thai tuần 26, mắt của bé tuy vẫn chưa mở nhưng bé đã hình thành được lúc thức và lúc ngủ. Đôi lúc mắt bé sẽ mở và thậm chí bé có thể mút được ngón tay.
– Phổi hoạt động
Phổi của bé chưa hình thành đầy đủ nhưng đã có thể hoạt động. Các mạch máu cũng đang phát triển. Những bé sinh non ở tuần thai này thường gặp các vấn đề về hô hấp.
Thai tuần thứ 26 phát triển mạnh mẽ (Ảnh minh họa)
– Hệ tuần hoàn đã đủ chức năng
Hệ tuần hoàn của bé đã đủ chức năng ở tuần 26, mạch máu đã hoạt động và bơm máu. Hệ tuần hoàn đã thể hiện tốt vai trò của mình.
– Dây rốn dày
Tuần thai thứ 26, dây rốn của bé đã dày và khỏe hơn, có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, lấy máu để nuôi dưỡng cơ thể bé. Do đó, mẹ bầu giai đoạn này cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt nhất.
– Thai máy
Ở tuần thứ 26, mẹ cảm nhận được bé đang chuyển động trong bụng. Bé sẽ có những chuyển động mạnh mẽ hơn mỗi khi mẹ vận động mạnh… Bên cạnh đó, bé cũng sẽ đạp mạnh mẽ hơn mỗi khi mẹ phấn kích, vui vẻ. Mẹ cũng cần chú ý theo dõi thêm về chuyển động của thai nhi để biết được bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không.
Thai 26 tuần mẹ thay đổi thế nào?
Khi thai nhi tuần 26, mẹ bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây được xem như là giai đoạn nước rút để bé phát triển vượt trội hơn. Cơ thể mẹ lúc này có những thay đổi như:
– Đau lưng và chuột rút bắp chân
Thai nhi lúc này đã phát triển lớn dần, chèn ép lên các dây thần kinh. Mẹ bầu sẽ xuất hiện cảm giác đau lưng nhiều hơn, nặng nề hơn. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những biểu hiện chuột rút bắp chân nhiều hơn.
– Rốn lồi ra
Thai nhi tuần 26 đang ở tháng thứ 6, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường. Thai nhi đã lớn dần lên chèn ép lên bụng, tử cung phình ra đẩy rốn lồi lên, rốn của mẹ cũng bắt đầu nhô lên khoảng 1cm so với bình thường.
– Mẹ bị mất ngủ
Ở tháng thứ 6 trở đi, thai nhi đã phát triển mạnh mẽ, mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, chuột rút, tiêu tiện đêm nhiều.
Mẹ bầu cũng bắt đầu nặng nề hơn khi thai ở tháng thứ 6 (Ảnh minh họa)
Thai nhi 26 tuần tuổi là giai đoạn bứt phá nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện.
Cân nặng thai nhi theo từng tuần thai là thước đo để các bố mẹ có biết bé đang phát triển bình thường hay không.
Thai 26 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Thai nhi 26 tuần là đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Thai lúc này nặng 960g là bình thường. Chiều dài khoảng 35,1cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
Thai ở tuần 26 đã phát triển rất đầy đủ từ chơ thể, các bộ phận, não bộ.
Hình ảnh siêu âm thai 26 tuần tuổi (Ảnh minh họa)
Sự phát triển của thai nhi 26 tuần
Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển gần như rất đầy đủ các bộ phận.
– Não bộ phát triển
Bộ não của bé đã hình thành, mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động tích cực hơn. Đây là giai đoạn mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là folic, vitamin và các khoáng chất để phát triển não bộ thai nhi.
– Bé biết thức và biết ngủ
Ở tuổi thai tuần 26, mắt của bé tuy vẫn chưa mở nhưng bé đã hình thành được lúc thức và lúc ngủ. Đôi lúc mắt bé sẽ mở và thậm chí bé có thể mút được ngón tay.
– Phổi hoạt động
Phổi của bé chưa hình thành đầy đủ nhưng đã có thể hoạt động. Các mạch máu cũng đang phát triển. Những bé sinh non ở tuần thai này thường gặp các vấn đề về hô hấp.
Thai tuần thứ 26 phát triển mạnh mẽ (Ảnh minh họa)
– Hệ tuần hoàn đã đủ chức năng
Hệ tuần hoàn của bé đã đủ chức năng ở tuần 26, mạch máu đã hoạt động và bơm máu. Hệ tuần hoàn đã thể hiện tốt vai trò của mình.
– Dây rốn dày
Tuần thai thứ 26, dây rốn của bé đã dày và khỏe hơn, có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, lấy máu để nuôi dưỡng cơ thể bé. Do đó, mẹ bầu giai đoạn này cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt nhất.
– Thai máy
Ở tuần thứ 26, mẹ cảm nhận được bé đang chuyển động trong bụng. Bé sẽ có những chuyển động mạnh mẽ hơn mỗi khi mẹ vận động mạnh… Bên cạnh đó, bé cũng sẽ đạp mạnh mẽ hơn mỗi khi mẹ phấn kích, vui vẻ. Mẹ cũng cần chú ý theo dõi thêm về chuyển động của thai nhi để biết được bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không.
Thai 26 tuần mẹ thay đổi thế nào?
Khi thai nhi tuần 26, mẹ bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây được xem như là giai đoạn nước rút để bé phát triển vượt trội hơn. Cơ thể mẹ lúc này có những thay đổi như:
– Đau lưng và chuột rút bắp chân
Thai nhi lúc này đã phát triển lớn dần, chèn ép lên các dây thần kinh. Mẹ bầu sẽ xuất hiện cảm giác đau lưng nhiều hơn, nặng nề hơn. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những biểu hiện chuột rút bắp chân nhiều hơn.
– Rốn lồi ra
Thai nhi tuần 26 đang ở tháng thứ 6, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường. Thai nhi đã lớn dần lên chèn ép lên bụng, tử cung phình ra đẩy rốn lồi lên, rốn của mẹ cũng bắt đầu nhô lên khoảng 1cm so với bình thường.
– Mẹ bị mất ngủ
Ở tháng thứ 6 trở đi, thai nhi đã phát triển mạnh mẽ, mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, chuột rút, tiêu tiện đêm nhiều.
Mẹ bầu cũng bắt đầu nặng nề hơn khi thai ở tháng thứ 6 (Ảnh minh họa)
Thai nhi 26 tuần tuổi là giai đoạn bứt phá nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển toàn diện.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi