Thai nhi 34 tuần: Bé phát triển thế nào, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

1. Cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Nhưng nếu thai 34 tuần gò cứng bụng và đau liên tục, đau thành từng cơn, dồn dập và đi kèm rỉ ối thì có thể là cơn co thắt chuyển dạ sinh non, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mặc dù bác sĩ là người tốt nhất để đánh giá các triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về việc phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ để giúp bạn yên tâm hơn.

2. Ngực nở nang

Ngực của bạn khi mang thai tuần 34 có thể trở nên đầy đặn hơn gây ra một số khó chịu vì da bị căng ra và trở nên ngứa. Để khắc phục, mẹ bầu hãy ưu tiên chọn lựa áo ngực có chất liệu thoải mái cũng như sử dụng kem dưỡng ẩm nhé.

3. Đau xương chậu

Mang thai 34 tuần bụng tụt dần, hạ thấp xuống khung xương chậu để bé chuẩn bị chào đời. Do vậy, bạn có thể gặp triệu chứng đau xương chậu, khó chịu ở lưng dưới hoặc cảm giác như có gì đó đang đè nặng khu vực bàng quang.

Để giúp giảm đau vùng chậu, bạn hãy cố gắng ngồi hoặc nằm xuống cũng như hạn chế việc đứng quá lâu. Ngoài ra, ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

4. Sưng mắt cá chân và bàn chân

Không hiếm phụ nữ bị phù ở mắt cá chân và bàn chân khi mang thai tuần 34. Một cách để giúp giảm sưng là giảm thời gian đứng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, khi ngồi xuống, bạn có thể kê chân lên gối.

5. Táo bón

Mẹ bầu mang thai tuần 34 rất dễ bị táo bón, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do vậy, bạn có thể uống nhiều nước, nước ép mận hoặc các loại nước trái cây khác, cũng như ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc nguyên hạt.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

thai 34 tuần

Thai 34 tuần sinh được chưa là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Nếu bé chào đời ở tuần 34 thì sẽ được xem là sinh non. Dù tỷ lệ sống sốt khi sinh ở tuần 34 khá cao nhưng vẫn đi kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm bởi những tuần cuối thai kỳ là lúc các cơ quan trọng như não, phổi, gan sẽ phát triển mạnh.

Thai 34 tuần đạp nhiều có nguy hiểm không? Ở tuần 34, việc bé liên tục cử động và đạp nhiều trong bụng mẹ là điều khá bình thường. Bởi lúc này bé đã lớn và có sức hơn nên những cú đạp của bé cũng mạnh và dễ cảm nhận hơn.

Đa phần, tần suất đạp của bé sẽ ổn định từ ngày này qua ngày khác. Nếu bé bỗng nhiên đạp nhiều hoặc đạp ít bất thường mà bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy đi khám ngay.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết khi mang thai 34 tuần?

Khi chạm mốc thai nhi tuần 34, mẹ có thể sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ để quan sát sự phát triển của thai nhi vào thời gian này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn, bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng của mẹ (thường tăng chậm lại hoặc dừng)
  • Đo huyết áp của mẹ (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch
  • Tử cung (cổ tử cung của mẹ), bằng cách kiểm tra bên trong, để xem sự lu mờ (mỏng nong dần) và sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này, mẹ có thể biết được tương đối chính xác kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.

Thai nhi 34 tuần: Bé phát triển thế nào, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

1. Cơn gò Braxton-Hicks (cơn gò sinh lý)

Nhưng nếu thai 34 tuần gò cứng bụng và đau liên tục, đau thành từng cơn, dồn dập và đi kèm rỉ ối thì có thể là cơn co thắt chuyển dạ sinh non, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mặc dù bác sĩ là người tốt nhất để đánh giá các triệu chứng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về việc phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ để giúp bạn yên tâm hơn.

2. Ngực nở nang

Ngực của bạn khi mang thai tuần 34 có thể trở nên đầy đặn hơn gây ra một số khó chịu vì da bị căng ra và trở nên ngứa. Để khắc phục, mẹ bầu hãy ưu tiên chọn lựa áo ngực có chất liệu thoải mái cũng như sử dụng kem dưỡng ẩm nhé.

3. Đau xương chậu

Mang thai 34 tuần bụng tụt dần, hạ thấp xuống khung xương chậu để bé chuẩn bị chào đời. Do vậy, bạn có thể gặp triệu chứng đau xương chậu, khó chịu ở lưng dưới hoặc cảm giác như có gì đó đang đè nặng khu vực bàng quang.

Để giúp giảm đau vùng chậu, bạn hãy cố gắng ngồi hoặc nằm xuống cũng như hạn chế việc đứng quá lâu. Ngoài ra, ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

4. Sưng mắt cá chân và bàn chân

Không hiếm phụ nữ bị phù ở mắt cá chân và bàn chân khi mang thai tuần 34. Một cách để giúp giảm sưng là giảm thời gian đứng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, khi ngồi xuống, bạn có thể kê chân lên gối.

5. Táo bón

Mẹ bầu mang thai tuần 34 rất dễ bị táo bón, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Do vậy, bạn có thể uống nhiều nước, nước ép mận hoặc các loại nước trái cây khác, cũng như ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc nguyên hạt.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

thai 34 tuần

Thai 34 tuần sinh được chưa là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Nếu bé chào đời ở tuần 34 thì sẽ được xem là sinh non. Dù tỷ lệ sống sốt khi sinh ở tuần 34 khá cao nhưng vẫn đi kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm bởi những tuần cuối thai kỳ là lúc các cơ quan trọng như não, phổi, gan sẽ phát triển mạnh.

Thai 34 tuần đạp nhiều có nguy hiểm không? Ở tuần 34, việc bé liên tục cử động và đạp nhiều trong bụng mẹ là điều khá bình thường. Bởi lúc này bé đã lớn và có sức hơn nên những cú đạp của bé cũng mạnh và dễ cảm nhận hơn.

Đa phần, tần suất đạp của bé sẽ ổn định từ ngày này qua ngày khác. Nếu bé bỗng nhiên đạp nhiều hoặc đạp ít bất thường mà bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy đi khám ngay.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết khi mang thai 34 tuần?

Khi chạm mốc thai nhi tuần 34, mẹ có thể sẽ dành hầu hết thời gian tại phòng khám bác sĩ để quan sát sự phát triển của thai nhi vào thời gian này. Những lần khám trong thời gian này sẽ có nhiều điều thú vị hơn, bác sĩ sẽ ước tính kích thước của em bé và thậm chí có thể dự đoán về thời gian mà bé ra đời. Tùy vào cách khám của bác sĩ và yêu cầu của mẹ, mẹ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Đo cân nặng của mẹ (thường tăng chậm lại hoặc dừng)
  • Đo huyết áp của mẹ (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra bàn tay và chân cho các dấu hiệu giãn tĩnh mạch
  • Tử cung (cổ tử cung của mẹ), bằng cách kiểm tra bên trong, để xem sự lu mờ (mỏng nong dần) và sự giãn nở (mở) tử cung bắt đầu
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi bằng cách nắn bụng từ bên ngoài. Qua xét nghiệm này, mẹ có thể biết được tương đối chính xác kích thước, hướng và vị trí của thai nhi.