Bài viết này đã được bác sĩ Nội Nhi bệnh viện Nhi Đồng 1 – Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tham vấn y khoa.
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần nặng 2,5kg và dài khoảng 49cm. Ở giai đoạn này, bé phát triển gần như hoàn chỉnh và có thể thích ứng với cuộc sống bên ngoài. Về phía mẹ bầu cần chú ý đến dấu hiệu chuyển dạ cũng như chế độ dinh dưỡng và các xét nghiệm cần thiết khi mang thai ở tuần 37.
Khi thai nhi 37 tuần tuổi thì bạn sẽ cảm nhận tất cả đau nhức dù là nhỏ nhất. Bạn sẽ lo sợ những cơn đau này là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì khả năng cao là bạn sẽ không sinh bé vào đúng ngày như khi tính ngày dự sinh và trên thực tế thì thường quá ngày dự sinh một ít. Ngay cả khi bạn chắc chắn 100% về các mốc ngày tháng của mình thì cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ sinh vào đúng ngày dự định.
Mẹ hãy cố gắng nghĩ thoáng đi và hãy tin rằng bé của bạn sẽ biết được nên sinh ra vào lúc nào là đúng nhất. Mỗi bé đều có những thời gian riêng để phát triển trong bụng mẹ và sẽ sẵn sàng cho cuộc sống của mình ngay khi ra đời. Mặc dù bạn có thể cảm thấy hồi hộp và háo hức chào đón bé nhưng đừng mong khoảng thời gian này trôi qua nhanh. Trong khi bé vẫn còn trong tử cung thì tất cả các nhu cầu của bé vẫn được đáp ứng vì vậy bạn sẽ không vất vả như sau này.
>>Tham khảo thêm:
- Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm?
- Mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những gì?
Thai 37 tuần là mấy tháng?
Thai nhi 37 tuần tương đương với tháng thứ 8 của thai kỳ, đây sẽ là giai đoạn em bé sắp sửa chào đời nên mẹ phải cực kỳ lưu ý trong mọi hoạt động.
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi
Thai nhi tuần 37 nặng khoảng gần 2,9kg và dài khoảng 49cm. Bé đã phát triển hoàn toàn để có thể thích ứng với một cuộc sống độc lập bên ngoài.
Thai nhi đã quay đầu
37 tuần là thời điểm mà bé đã ổn định vị trí quay đầu để sẵn sàng chào đời. Đầu của thai nhi dần di chuyển xuống dưới xương chậu và đè lên xương mu của mẹ để việc sinh dễ dàng hơn. Nếu siêu âm vẫn chưa thấy bé quay đầu, đây được gọi là hiện tượng ngôi thai ngược. Mẹ cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp chuyển dạ tốt và an toàn nhất.
Hệ thống miễn dịch của bé đã hoàn thiện
Hệ thống miễn dịch của bé khi nhận từ mẹ sẽ được tiếp tục duy trì, phát triển đến khi sinh ra đời. Một cách nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé đó là để bé bú sữa mẹ hoàn toàn, ít nhất là trong 6 tháng đầu đời.
Thai nhi đang dần hoàn thiện hệ thống não bộ và phổi
Thai nhi 37 tuần sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn. Nếu bé được sinh ra đúng thời điểm thì phổi của bé sẽ đủ khả năng để hỗ trợ thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế.
Não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và việc này vẫn tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Khi bé vẫn còn trong bụng mẹ, hãy thử đọc truyện, bật nhạc và hát cho bé nghe. Bạn hãy khuyến khích chồng bạn tham gia vào những khoảnh khắc này. Đừng lo, bé không nghĩ bố mẹ mình kì cục đâu, mà thực chất những tác động sớm đó sẽ giúp bé trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn.
>>Xem thêm: Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Em bé bắt đầu có nhiều động tác hơn trong bụng mẹ
Vào những tuần cuối của thai kỳ, em bé đã cứng cáp hơn. Do đó em bé hoạt động trong bụng mẹ cũng mạnh mẽ, thường xuyên hơn. Hít thở, mở mắt, chớp mắt, tay thể hiện động tác cầm nắm, tay đưa lên miệng như mút tay ở trẻ sơ sinh…. Là các hoạt động mà bé hay thực hiện trong bụng mẹ.
Hình ảnh thai nhi 37 tuần trong bụng mẹ
Hình ảnh thai nhi 37 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 37
Em bé có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào từ tuần thai 37 cho tới 3 tuần tiếp theo. Để có thể đón bé yêu chào đời một cách tốt nhất, có một số lưu ý mà mẹ bầu cần nắm rõ.
Dịch âm đạo xuất hiện vết máu
Dịch âm đạo sẽ tiết nhiều hơn vào những ngày gần sinh. Nếu mẹ thấy trong dịch nhầy xuất hiện một lượng máu nhỏ thì đây có thể là dấu hiệu ngày sinh đang cận kề. Nhưng nếu lượng máu, dịch ối xuất hiện nhiều mẹ cần đến ngay bệnh viện bởi đây là dấu hiệu sinh.
>>Xem thêm: Ra Dịch Nhầy Màu Hồng Khi Mang Thai Tháng Cuối – Dấu Hiệu Sắp Sinh?
Các cơn gò xuất hiện
Tại thời điểm này, các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn đau giả) có thể xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu hơn. Vì vậy, mẹ nên đi khám bác sĩ sản khoa rõ ràng để được giải đáp, hướng dẫn chính xác dấu hiệu chuyển dạ thật, thời điểm nhập viện.
>>Xem thêm: Dấu hiệu chuyển dạ thực sự & Phân biệt chuyển dạ giả
Chuẩn bị các bài tập sinh
Mẹ có thể tìm hiểu, tham khảo cách thực hiện các bài tập với bóng hoặc massage tầng sinh môn trong những ngày gần sinh. Những động tác từ các bài tập này sẽ tăng cường sức mạnh cơ bụng. Ngoài ra chúng còn mang lại sự thư giãn nhẹ nhàng trong quá trình sinh nở tới.
Uống đủ nước
Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày để giảm sưng tấy, phù nề chân khi mang thai.
Ở tuần thai thứ 37 bạn sẽ cảm nhận được tất cả những đau nhức dù là nhỏ đến thế nào. Bạn sẽ băn khoăn không hiểu những gì mình đang cảm nhận là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó để xác định là họ có đẻ sớm hay không và để chắc chắn, họ cần phải đi khám ở tuần 37 của thai kỳ. Đừng ngại hỏi bác sĩ về vấn đề này. Thời điểm này bạn sẽ được kiểm tra theo từng tuần vì thế hãy cứ bày tỏ những thắc mắc của mình. Hãy ghi ra một danh sách những điều cần hỏi nếu bạn không thể nhớ hết một lúc, hoặc có thể nhờ chồng nhắc nhở bạn.
>>Tham khảo thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 1 tuần mẹ cần ghi nhớ
Siêu âm thai 37 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Ngày sinh đã gần kề rồi
Hơn lúc nào hết, mọi người sẽ hỏi bạn rất nhiều về ngày dự sinh khi mang thai tuần 37. Bạn sẽ nhận được nhiều lời hỏi thăm, thường là từ những người hoàn toàn xa lạ, có người cảm thấy thực sự hứng thú hoặc có người chỉ đơn giản là tò mò xem bạn đang cảm thấy thế nào.
Mẹ hãy chuẩn bị cho những sự tò mò cũng như sự thông cảm từ những người phụ nữ khác đã từng trải qua thời kì này giống bạn. Cũng không cần phải nói chính xác về ngày dự sinh của mình. Không phải tất cả mọi người đều cần biết chính xác và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời lặp lại cùng một vấn đề nhiều lần.
>>Xem thêm: Công cụ tính ngày dự sinh
Những thay đổi ở mẹ khi thai nhi ở tuần thứ 37
Thay đổi về sinh lý ở mẹ trong tuần thai thứ 37
- Cũng giống như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kỳ, bạn có thể nhận thấy mình rậm lông hơn khi thai nhi 37 tuần tuổi. Bạn có thể bị mọc lông trên mặt, trên lưng và thậm chí ở đầu vú. Nhổ những cái lông này đi không gây ảnh hưởng gì cả. Nhiều bà bầu vẫn duy trì lịch tẩy lông (waxing) bình thường của mình. Thông thường trước khi sinh bà bầu thường yêu cầu được tẩy lông mu. Việc này không hề ảnh hưởng đến em bé, nếu có thì cũng chỉ là làm bạn đau mà thôi.
- Bạn có thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng nước lớn tuần hoàn trong cơ thể bạn dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ. Luôn mang theo khăn giấy và nước nhỏ mắt nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này.
- Từ giờ trở đi bạn có thể không tăng cân nữa, nhưng em bé thì có. Bé vẫn được bao bọc bởi lớp mỡ dưới da cho đến khi được sinh ra. Não của trẻ sơ sinh chưa có cơ chế thích ứng với nhiệt độ hoàn chỉnh nên chúng cần có bộ đệm để cách nhiệt với các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.
>>Xem thêm: Bảng chỉ số thai nhi theo tuần và những điều mẹ cần biết
Mẹ mang thai nhi 37 tuần tuổi đã gần kề ngày sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Thay đổi về tâm lý ở mẹ trong tuần thai thứ 37
Bạn sẽ cảm thấy gần như sẵn sàng trong giai đoạn thai nhi tuần 37, như kiểu bạn đang trong tư thế chờ đợi mà chỉ cần đợi tín hiệu để tiến lên. Bạn sẽ không muốn đi quá xa khỏi nhà và cũng không muốn đi khỏi nhà trong thời gian quá lâu. Bạn có thể bàn bạc với chồng về các kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ rằng bạn có thể bỏ quên điều gì đó.
Nếu bạn không còn nhiều thứ để chuẩn bị cho em bé, thì hãy nhìn lại những bức ảnh hồi nhỏ của bạn với chồng và chọn ra những nét bạn muốn con mình có. Với những phụ nữ đã có con rồi thì hãy nhìn những bức ảnh hồi bé của con bạn và mường tượng ra đứa bé sắp sinh lần này.
Hãy nhạy cảm với những tín hiệu cơ thể báo hiệu sự đau đẻ có thể bắt đầu. Xác định chính xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.
>>Xem thêm: Danh sách đồ sơ sinh cần thiết nhất & Kinh nghiệm mua không lãng phí
Mẹ mang thai tuần 37 nên làm gì?
- Hãy đến bể bơi đặc biệt khi bạn mang thai vào mùa hè. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể bạn. Đừng lo lắng vì vẻ bề ngoài của mình, sẽ không ai để ý đâu. Bơi lội và nổi trên nước là một các thức tuyệt vời để giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
- Đọc nhiều sách, xem phim, gọi điện cho bạn bè và viết một vài bức thư. Hãy tận dụng thời gian của bạn và tận hưởng những việc mà trước đây bạn không có thời gian để làm khi vẫn còn phải đi làm. Nếu mà bạn còn có những đứa con khác thì hãy tìm hiểu những hoạt động mà bạn có thể làm cùng con. Hãy để cho con tham gia vào việc chuẩn bị cho em bé. Hoặc nghĩ đến việc chuẩn bị món quà của em bé cho từng đứa con của bạn. Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy tình cảm anh chị em. Hãy nói chuyện với các con rằng ai sẽ là người trông chúng khi bạn vào viện và nói cho con biết con có thể vào thăm bạn và em bé. Những đứa trẻ được thông báo trước như vậy sẽ cảm thấy chúng có vai trò quan trọng và sẽ thích ứng với sự thay đổi trong gia đình dễ dàng hơn.
- Hãy đến những buổi thăm khám trước khi sinh và biết được khi nào thì bạn không phải đến nữa. Nhiều phụ nữ có mối quan hệ rất thân thiết với y tá hoặc bác sĩ và họ sẽ cảm thấy buồn khi không được gặp bác sĩ hoặc y tá nữa.
- Hãy để cho chồng ngủ ở chỗ khác nếu bạn cần thêm chỗ nằm. Chứng mất ngủ sẽ không được cải thiện nhiều và việc đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến anh ấy. Nếu bạn có giường riêng thì hãy sắp xếp gối xung quanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những tiếng động nhỏ từ quạt hay từ đài có thể giúp bạn ngủ dễ hơn. Hãy thử bật nhạc nhẹ nhàng và làm một số động tác thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
>>Tham khảo: Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ mang thai 37 tuần tuổi nên đọc nhiều sách để thư giãn (Nguồn: Sưu tầm)
Chế độ dinh dưỡng khi thai nhi 37 tuần tuổi
Khi thai nhi được 37 tuần tuổi, các mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ gồm:
- Đạm (Protein): Sữa, trứng, cá, thịt,…
- Chất béo: Các loại dầu thực vật.
- Đường bột: Gạo lứt, gạo tẻ, bột ngũ cốc,…
- Chất xơ: Các loại rau xanh và củ.
- Vitamin: Táo, nho, lê, cam, bưởi, đu đủ,…
>>Có thể bạn quan tâm:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu trong suốt thai kỳ
- Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ cần nhớ
Lời khuyên từ bác sĩ khi mẹ mang thai tuần 37
Mẹ có thể trao đổi gì với bác sĩ?
Khi thai nhi 37 tuần tuổi, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề chuyển dạ và sinh con. Trong giai đoạn chuyển dạ, việc lo lắng và sợ hãi sẽ khiến mẹ sinh khó hơn. Căng thẳng làm kích hoạt các phản ứng của cơ thể, gây khó khăn khi sinh nở. Đây là chu kỳ căng thẳng – sợ hãi – đau đớn theo cách gọi của chuyên gia. Mang thai đến tuần 37, mẹ nên thảo luận cùng chồng và bác sĩ về các biện pháp thư giãn, giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Xét nghiệm cần thiết cho thai nhi 37 tuần tuổi
Trong giai đoạn mang thai tuần 37, bác sĩ có thể thực hiện việc kiểm tra vùng xương chậu một hoặc nhiều lần. Việc làm này giúp xác nhận vị trí sinh của bé: đầu trước, chân trước hay mông trước phía trong tử cung của mẹ. Phần lớn trẻ em nằm ở vị trí đầu trước. Bác sĩ hay gọi đây là vị trí sinh ra đầu tiên. Vị trí sinh ra đầu tiên là phần cơ thể của thai nhi nằm sâu nhất dưới vùng xương chậu. Song song với việc kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung đã mềm chưa, đã giãn ra và mỏng đi bao nhiêu.
>>Xem thêm: Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu
Lưu ý mẹ phải nắm để chuẩn bị đón bé chào đời
Khi thai nhi 37 tuần tuổi, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên:
- Hạn chế những chuyến du lịch xa vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
- Tuyệt đối không làm việc nặng.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, vitamin,…
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít).
- Không nên thức khuya, không hút thuốc lá, và các thức uống có cồn như rượu, bia.
Vào giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên sớm chuẩn bị cho sự ra đời của em bé. Những việc bố mẹ cần làm như:
- Đăng ký sinh nở tại một cơ sở y tế mà mình tin tưởng.
- Suy nghĩ một cái tên hay để đặt cho bé yêu.
- Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết khi đi sinh em bé. Chẳng hạn như thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân,…
- Liên hệ những người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị,… để hỗ trợ mình khi sinh em bé.
Ngoài ra, việc chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho bé như tã, bỉm là một việc mà bố mẹ cần chú trọng để ý. Vì làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ cần ưu tiên chọn loại tã có chất liệu mềm mại, an toàn, thấm hút nhanh. Dòng tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu cùng hàm lượng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp mang đến trải nghiệm êm dịu, mềm mại cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu khả năng thấm hút cực nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo bề mặt khô thoáng và an toàn cho làn da của bé.
Bên cạnh đó, thương hiệu tã, bỉm hàng đầu Huggies còn có dòng sản phẩm tã Huggies Tràm Trà Tự Nhiên ứng dụng công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé. Mẹ có thể cân nhắc trong “hành trang” chuẩn bị đón bé chào đời của mình bằng những siêu phẩm của nhà Huggies nhé.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade (Nguồn: Huggies)
Một số câu hỏi thường gặp ở mẹ bầu mang thai 37 tuần
Sinh con ở tuần thai thứ 37 có sao không?
Khi thai ở tuần thứ 37, em bé đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đời bất cứ lúc nào. Không hiếm gặp các trường hợp mẹ bầu sinh con ở tuần 37 vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, việc sinh con ở tuần thứ 37 vẫn được gọi là sinh sớm, bởi em bé vẫn còn phát triển phổi và não để hoàn thiện cơ thể. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai có thể sinh sớm ở tuần 38 hoặc tuần 39 là tốt nhất trừ những trường hợp bất khả kháng.
Thai nhi 37 tuần tuổi bị thừa / thiếu cân thì mẹ nên ăn gì?
Khi khám thai, mẹ bầu sẽ biết được thai nhi 37 tuần tuổi nặng bao nhiêu cân. Bác sĩ sẽ thông báo cho bố mẹ biết thai nhi nhỏ hay lớn hơn so với kích thước, cân nặng tiêu chuẩn mà WHO đã đưa ra. Từ đó, mẹ sẽ biết cần bổ sung hay giới hạn lại khẩu phần ăn của mình để duy trì được cân nặng cho bé yêu.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý, cho dù thai nhi thừa hay thiếu cân thì mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: sắt, kẽm, canxi, các khoáng chất,… Đặc biệt, khung xương của thai nhi tuần thứ 37 phát triển rất nhanh nên mẹ cần phải bổ sung nhiều canxi.
Trong trường hợp thai nhi 37 tuần tuổi nhẹ cân hơn chỉ số trung bình, mẹ nên bổ sung thêm khẩu phần ăn giúp em bé có thể tăng cân trong các tuần còn lại của thai kỳ. Đồi với em bé thừa cân thì mẹ nên giảm chế độ ăn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tiến hành thăm khám định kỳ để luôn theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi để đưa ra các biện pháp phù hợp nhất.
>>Xem thêm: Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục
Thai 37 tuần cần khám những gì?
Mẹ mang bầu 37 tuần cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi. Ở giai đoạn này, mẹ sẽ biết được thông tin về ngôi thai và hình thức sinh (sinh mổ hay sinh thường). Một số xét nghiệm mẹ nên thực hiện khi đi khám thai:
- Xét nghiệm dung tích hồng cầu: Xác định mẹ có thiếu máu, máu có thiếu tiểu cầu, hemoglobin hay không? Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp bác sĩ biết được nhóm máu phù hợp để chuyền máu cho thai phụ nếu mẹ bị mất máu nhiều khi sinh.
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Xác định hàm lượng đường trong máu của mẹ có đang trong ở mức cho phép hay không.
- Xét nghiệm kháng thể Rh: Xác định cơ thể mẹ chứa kháng thể nào, ngăn ngừa tình trạng máu bé lẫn vào máu mẹ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Xét nghiệm bệnh lý lây qua đường tình dục: Xác định nguy cơ bé nhiễm bệnh.
- Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Ngăn ngừa khả năng bé bị nhiễm vi khuẩn, tránh được các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.
>> Tìm hiểu thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 37 tuần. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại gửi câu hỏi qua Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp kịp thời nhé.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Thai nhi 38 tuần tuổi: Sự phát triển và dấu hiệu chuyển dạ
- Thai nhi 39 tuần tuổi đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
- Thai nhi 40 tuần tuổi: Mẹ cần lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ
Nguồn tham khảo:
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-37.aspx
https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/37-weeks-pregnant
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/28-to-40-plus/37-weeks/#