Thai Nhi Quay Đầu Ở Tuần 28 Thì Có Làm Sao Không?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 28

Trước khi đi sâu vào vấn đề thai nhi quay đầu ở tuần 28 có tốt không, chúng ta cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28 nhé!

Thai nhi quay đầu ở tuần 28
Thai nhi 28 tuần tuổi gần như đã phát triển hoàn thiện.

Thai nhi ở tuần thứ 28 gần như đã phát triển toàn diện, cân nặng trung bình của em bé vào giai đoạn này là khoảng 1,1 kg và chiều dài trung bình sẽ khoảng 38 cm, bé sẽ nhiều lớp mỡ hơn trước và có kích bằng 1 quả cà tím.

Vào giai đoạn này, mẹ bầu đã có thể thấy rõ hình dạng của trẻ khi đi siêu âm và trẻ sẽ có một số thay đổi vô cùng thú vị so với thời gian trước đó như:

  • Mắt trẻ bắt đầu có lông mi, có thể nhắm mắt, mở mắt và có thể phân biệt được sáng tối, thậm chó có thể nhìn thấy ánh sáng được chiếu qua bụng mẹ.
  • Bé sẽ thường xuyên di chuyển, xoay xung quanh bụng mẹ và phản ứng rất nhiều với âm thanh lẫn ánh sáng.
  • Bé có khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể bởi hệ thần kinh trung ương gần như đã phát triển hoàn thiện.

Theo các chuyên gia y tế thì thai 28 tuần tuổi đã gần như hoàn thiện về mọi mặt, cũng chuẩn bị khá tốt cho việc chào đời vào 2 tháng nữa. Vậy liệu thai nhi quay đầu ở tuần 28 thì có sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần kế tiếp nhé!

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 thì có sao không?

Thông thường, phần lớn thai nhi sẽ bắt đầu hành trình quay đầu của mình khi bước sang tuần thứ 29, 30. Nhưng hầu hết sẽ quay đầu và cố định tư thế nằm trong bụng mẹ vào tuần thứ 34, 35. Những mẹ bầu sinh lần 2 thì thời gian thai nhi quay đầu sẽ dài hơn, có khi tuần thứ 36, 37 mới bắt đầu quay đầu.

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 -1
Thai nhi quay đầu ở tuần 28 là tình trạng bình thường.

Do đó, nhiều mẹ bầu khi nhận kết quả thai nhi quay đầu ở tuần 28 thì cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này là hoàn toàn bình thường. Bởi thời gian thai nhi quay đầu ở mỗi người là khác nhau và em bé của bạn thuộc diện “đặc biệt”, thích quay đầu từ giai đoạn sớm mà thôi.

Việc em bé 28 tuần tuổi đã quay đầu không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ nên hạn chế vận động mạnh và hãy tuân thủ chỉ định cũng như hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Nhớ đi khám thai định kỳ để nắm rõ sự thay đổi của em bé trong từng thời kỳ quan trọng nhé!

Tìm Hiểu Thêm Về Sản Khoa

  • Thai nhi quay đầu thì khi nào sinh?
  • Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối và những điều cần biết
  • Hiện tượng thai nhi đạp liên tục có nguy hiểm không?

Nhận biết thai nhi quay đầu

Thực tế thì việc tự nhận biết thai nhi quay đầu ở tuần 28 là rất khó, đặc biệt là với những mẹ bầu chưa có kinh nghiệm. Thường thì cách tốt nhất để xác định xem thai nhi đã quay đầu hay chưa là dựa vào phương pháp siêu âm. Thông qua hình ảnh trực quan mà sóng siêu âm cung cấp, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể về việc thai nhi đã quay đầu hay là chưa?

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự mình kiểm tra xem con yêu đã quay đầu hay chưa thì cũng có thể áp dụng một số phương pháp xác định tư thế thai nhi dưới đây:

  • Dựa vào cử động của thai nhi: Mẹ bầu hãy quan sát xem thai nhi của bạn đạp ở vùng bụng dưới hay vùng bụng trên. Nếu là vùng bụng trên thì có thể thai nhi đã quay đầu rồi đấy, còn nếu là vùng bụng dưới thì thai nhi chưa quay đầu đâu.
  • Nắn bụng kiểm tra: Mẹ bầu hãy đặt tay ở vùng khung xương chậu, sau đó ấn vào trong, nếu cảm thấy cưng cứng thì rất có thể đó là phần đầu của trẻ và trẻ đã quay đầu còn nếu cảm thấy mềm, thì đôi khi đó là mông bé và bé vẫn chưa quay đầu.

Dù thai nhi đã quay đầu hay chưa, mẹ bầu cũng hãy đi khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé!

Lưu ý chăm sóc mẹ bầu khi mang thai ở tuần 28

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 -3
Mẹ bầu cần bổ sung vitamin, chất xơ khi mang thai ở tuần thứ 28.

Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và dễ chịu thì khi mang thai đến tuần thứ 28, mẹ bầu hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu, hãy ngâm mình trong bồn tắm nước ấm khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày để làm giảm sự mệt mỏi.
  • Vùng bụng bị rạn da và ngứa thì mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu tự nhiên để massage mỗi ngày, làm dịu nhẹ da, tránh tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, hãy ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Vào giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên tiêm các mũi vắc xin cần thiết theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể dẻo dai, tăng cường đề kháng và giúp hành trình sinh con thuận lợi hơn.

Thai Nhi Quay Đầu Ở Tuần 28 Thì Có Làm Sao Không?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 28

Trước khi đi sâu vào vấn đề thai nhi quay đầu ở tuần 28 có tốt không, chúng ta cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28 nhé!

Thai nhi quay đầu ở tuần 28
Thai nhi 28 tuần tuổi gần như đã phát triển hoàn thiện.

Thai nhi ở tuần thứ 28 gần như đã phát triển toàn diện, cân nặng trung bình của em bé vào giai đoạn này là khoảng 1,1 kg và chiều dài trung bình sẽ khoảng 38 cm, bé sẽ nhiều lớp mỡ hơn trước và có kích bằng 1 quả cà tím.

Vào giai đoạn này, mẹ bầu đã có thể thấy rõ hình dạng của trẻ khi đi siêu âm và trẻ sẽ có một số thay đổi vô cùng thú vị so với thời gian trước đó như:

  • Mắt trẻ bắt đầu có lông mi, có thể nhắm mắt, mở mắt và có thể phân biệt được sáng tối, thậm chó có thể nhìn thấy ánh sáng được chiếu qua bụng mẹ.
  • Bé sẽ thường xuyên di chuyển, xoay xung quanh bụng mẹ và phản ứng rất nhiều với âm thanh lẫn ánh sáng.
  • Bé có khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể bởi hệ thần kinh trung ương gần như đã phát triển hoàn thiện.

Theo các chuyên gia y tế thì thai 28 tuần tuổi đã gần như hoàn thiện về mọi mặt, cũng chuẩn bị khá tốt cho việc chào đời vào 2 tháng nữa. Vậy liệu thai nhi quay đầu ở tuần 28 thì có sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần kế tiếp nhé!

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 thì có sao không?

Thông thường, phần lớn thai nhi sẽ bắt đầu hành trình quay đầu của mình khi bước sang tuần thứ 29, 30. Nhưng hầu hết sẽ quay đầu và cố định tư thế nằm trong bụng mẹ vào tuần thứ 34, 35. Những mẹ bầu sinh lần 2 thì thời gian thai nhi quay đầu sẽ dài hơn, có khi tuần thứ 36, 37 mới bắt đầu quay đầu.

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 -1
Thai nhi quay đầu ở tuần 28 là tình trạng bình thường.

Do đó, nhiều mẹ bầu khi nhận kết quả thai nhi quay đầu ở tuần 28 thì cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này là hoàn toàn bình thường. Bởi thời gian thai nhi quay đầu ở mỗi người là khác nhau và em bé của bạn thuộc diện “đặc biệt”, thích quay đầu từ giai đoạn sớm mà thôi.

Việc em bé 28 tuần tuổi đã quay đầu không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ nên hạn chế vận động mạnh và hãy tuân thủ chỉ định cũng như hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Nhớ đi khám thai định kỳ để nắm rõ sự thay đổi của em bé trong từng thời kỳ quan trọng nhé!

Tìm Hiểu Thêm Về Sản Khoa

  • Thai nhi quay đầu thì khi nào sinh?
  • Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối và những điều cần biết
  • Hiện tượng thai nhi đạp liên tục có nguy hiểm không?

Nhận biết thai nhi quay đầu

Thực tế thì việc tự nhận biết thai nhi quay đầu ở tuần 28 là rất khó, đặc biệt là với những mẹ bầu chưa có kinh nghiệm. Thường thì cách tốt nhất để xác định xem thai nhi đã quay đầu hay chưa là dựa vào phương pháp siêu âm. Thông qua hình ảnh trực quan mà sóng siêu âm cung cấp, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể về việc thai nhi đã quay đầu hay là chưa?

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự mình kiểm tra xem con yêu đã quay đầu hay chưa thì cũng có thể áp dụng một số phương pháp xác định tư thế thai nhi dưới đây:

  • Dựa vào cử động của thai nhi: Mẹ bầu hãy quan sát xem thai nhi của bạn đạp ở vùng bụng dưới hay vùng bụng trên. Nếu là vùng bụng trên thì có thể thai nhi đã quay đầu rồi đấy, còn nếu là vùng bụng dưới thì thai nhi chưa quay đầu đâu.
  • Nắn bụng kiểm tra: Mẹ bầu hãy đặt tay ở vùng khung xương chậu, sau đó ấn vào trong, nếu cảm thấy cưng cứng thì rất có thể đó là phần đầu của trẻ và trẻ đã quay đầu còn nếu cảm thấy mềm, thì đôi khi đó là mông bé và bé vẫn chưa quay đầu.

Dù thai nhi đã quay đầu hay chưa, mẹ bầu cũng hãy đi khám thai định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ nhé!

Lưu ý chăm sóc mẹ bầu khi mang thai ở tuần 28

Thai nhi quay đầu ở tuần 28 -3
Mẹ bầu cần bổ sung vitamin, chất xơ khi mang thai ở tuần thứ 28.

Để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và dễ chịu thì khi mang thai đến tuần thứ 28, mẹ bầu hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu, hãy ngâm mình trong bồn tắm nước ấm khoảng 10 – 20 phút mỗi ngày để làm giảm sự mệt mỏi.
  • Vùng bụng bị rạn da và ngứa thì mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu tự nhiên để massage mỗi ngày, làm dịu nhẹ da, tránh tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
  • Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, hãy ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Vào giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên tiêm các mũi vắc xin cần thiết theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể dẻo dai, tăng cường đề kháng và giúp hành trình sinh con thuận lợi hơn.