Thai 30 tuần: Sự phát triển tăng tốc trước khi chào đời – MarryBaby

>>Xem thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh (dấu hiệu chuyển dạ) sớm và chuẩn nhất

2. Sữa non

Nếu gần đây có sữa non rỉ ra, mẹ hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Nếu áo ngực hiện tại của mẹ quá chật, hãy chọn một chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú, lớn hơn 1 cỡ so với cúp ngực mẹ bây giờ. Khi bắt đầu có sữa, mẹ sẽ thấy lựa chọn này thật sáng suốt!

3. Ợ nóng

Những ngày thuộc kỳ thai 30 tuần, mẹ có thể cảm thấy như đang có một khẩu súng phun lửa trong ngực. Khó tiêu là một trong những chứng bệnh khi mang thai phổ biến nhất.

Các hormone thai kỳ khiến cơ xương chậu của mẹ giãn ra để mẹ có thể sinh con cũng làm giãn vòng cơ ngăn cách thực quản với dạ dày. Kết quả là thức ăn và dịch tiêu hóa có thể đi ngược dòng từ dạ dày vào ngực và cổ họng, khiến mẹ bị ợ nóng.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 30 tuần tuổi phát triển tốt

1. Đối phó với hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay thường diễn ra trong ba tháng cuối thai kỳ. Để giảm sự khó chịu, mẹ hãy:

– Tạm dừng các hoạt động đòi hỏi cử động tay lặp đi lặp lại, chẳng hạn như sử dụng máy tính hoặc làm đồ thủ công.

– Nẹp cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh (đặc biệt hữu ích vào ban đêm).

– Nhờ bác sĩ hướng dẫn các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh của tay.

– Xin ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau an toàn, vật lý trị liệu hoặc các phương pháp điều trị khác nếu các triệu chứng của mẹ xấu đi.

2. Sưng chân

Mẹ sẽ bắt đầu bị sưng (phù) chân. Tình trạng này sẽ giảm nếu mẹ gác chân cao lên một chút. Song nếu tình trạng phù đột ngột hoặc gây đau nhức, khó chịu, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

3. Khó thở

Mẹ vẫn tiếp tục thấy thở mệt nhọc do thai 30 tuần vẫn còn ở khá cao khiến mẹ như bị chèn ép khó chịu. Vào gần các tuần cuối gần thời điểm chuyển dạ; có thể mẹ sẽ thấy thoải mái hơn khi bào thai hạ xuống khung xương chậu.

Bí quyết cho mẹ bầu khi thai 30 tuần

1. Tập Kegel

Những bài tập tăng cường cơ sàn chậu giúp sàn chậu khỏe hơn, hỗ trợ tốt hơn cho tử cung, bàng quang và ruột của mẹ, đồng thời làm dịu các triệu chứng mang thai và hậu sản như bệnh trĩ và tiểu không tự chủ.

Mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Ví dụ như khi đi tiểu, đang tiểu; mẹ nhíu cửa mình lại (thắt chặt cơ sàn chậu) khoảng 10 giây ngăn dòng chảy rồi lại thả ra. Thực hiện 20 lần/ngày. Mẹ cũng có thể áp dụng khi quan hệ tình dục.

2. Uống nhiều nước để giảm sưng chân

Mang thai những tháng cuối, mẹ bầu hay bị phù ở mắt cá chân. Nhiều người nghĩ để bớt phù chân thì uống nước ít đi. Hoàn toàn sai nhé mẹ. Để giảm sưng chân thì nên uống nhiều nước.

Bên cạnh uống nhiều nước, mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như kê cao chân khi ngủ; tránh đứng lâu hoặc đi lại nhiều; tránh ăn mặn; mặc quần áo thoải mái, v.v. Gối ngủ chữ U cũng có thể hỗ trợ thế nằm ngủ cho mẹ tốt; đặc biệt là khi bé càng ngày càng lớn dần lên.