Thai 26 tuần tuổi nặng bao nhiêu? 4 chỉ số siêu âm thai … – PolyXGO

Các mẹ bầu mang thai tuần 26 có biết trọng lượng thai nhi bao nhiêu, siêu âm thai 26 tuần tuổi cần quan tâm chỉ số nào để biết con bạn đang phát triển khỏe mạnh và bình thường không? Đây là vấn đề bố mẹ nên lưu ý vì một thai kỳ khỏe và con yêu chào đời an toàn nhất.

1. Xét nghiệm thai 26 tuần tuổi gồm những gì?

1.1 Chỉ số siêu âm thai nhi tuần 26

GSD: Với thai nhi 26 tuần tuổi thì đường kính túi thai chưa được xác định.

BPD: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần trung bình là 67mm. Trong đó chỉ số giới hạn là từ 59-74mm.

FL: Chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi 26 tuần tuổi trung bình là 49mm. Chỉ số giới hạn là từ 45-56mm.

EFW: Chỉ số siêu âm thai 26 tuần tuổi có nặng trung bình cho thai nhi 26 tuần tuổi là 760g. Chỉ số giới hạn của thai nhi độ tuổi này là 758-1210g.

CRL: Chỉ số chiều dài đầu chân của thai nhi 26 tuần tuổi trung bình là 35,6mm.

HC: Chỉ số chu vi đầu của thai nhi 26 tuần tuổi là 242mm. Trong đó chỉ số giới hạn là 232-269mm.

AC: Chỉ số siêu âm thai 26 tuần tuổi chu vi bụng trung bình là 219mm. Chỉ số giới hạn là 206-257mm.

Hình ảnh khám thai 26 tuần tuổi siêu âm 4D (Nguồn: poh.vn)

1.2. Hình ảnh siêu âm thai tuần 26

Cũng giống như siêu âm, theo dõi chỉ số thai nhi tuần 25, thai nhi ở tuần 26….có hình ảnh siêu âm khá rõ ràng. Các mẹ khi đi siêu âm có thể nhìn thấy được các đường nét trên cơ thể của em bé. Đặc biệt hiện nay khi các máy móc trong y học phát triển thì việc nhìn thấy hình ảnh của em bé càng dễ dàng hơn. Thậm chí có thể biết được em bé sẽ giống ai từ khi trong bụng.

Hình ảnh siêu âm thai 26 tuần cho thấy bé có những thay đổi rõ rệt (Nguồn: youtube.com)

1.3. Thai nhi 26 tuần đạp như thế nào?

Khi thai nhi đạt đến thời gian là 26 tuần thì bà bầu sẽ cảm nhận được rõ những chuyển động của con mình trong bụng. Các bé sẽ thể hiện sự phấn khích, vui vẻ của mình qua những chuyển động này. Chính vì vậy mà các mẹ bầu cũng dựa vào biểu hiện này để hiểu con hơn cũng như là theo dõi thai kỳ.

Em bé sẽ đạp nhiều khi phấn khích (Nguồn: yeutre.vn)

Có nhiều bác sĩ khuyên rằng các mẹ nên đếm số lần trẻ chuyển động trong ngày và xem thời điểm bé chuyển động vào khi nào. Điều này sẽ giúp các bà bầu chăm sóc em bé tốt hơn. Đặc biệt khi các mẹ làm bất cứ điều gì cũng nên để ý xem em bé có đạp không, đạp mạnh hay nhẹ hoặc có làm các mẹ bị đau không. Việc này sẽ giúp các mẹ biết được con mình thích gì, ghét gì và chăm sóc em bé thích hợp hơn.

Tuy nhiên sự vận động của thai nhi trong bụng cũng có sự thay đổi. Có những ngày em bé đạp rất nhiều nhưng có những ngày lại im ắng. Điều này khiến cho không ít bà bầu lo lắng. Nhưng các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy theo dõi vào những ngày tiếp theo vì trong mỗi giai đoạn khác nhau thì việc vận động của bé cũng sẽ khác nhau.

Cũng chính vì vậy, việc em bé 26 tuần tuổi đạp nhiều hơn vào một ngày nào đó có thể là bé đang rất hưng phấn với điều gì đó mà các bạn không nhận ra. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá chủ quan và tin vào cách giải thích này. Trong một số trường hợp thai nhi sẽ đạp nhiều khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thậm chí do các mẹ mặc những bộ quần áo bị chật cũng sẽ khiến em bé khó chịu. Vì thế, lúc này bụng cũng đã khá lớn rồi, các mẹ hãy mua những bộ trang phục dành riêng cho bà bầu để bản thân di chuyển dễ dàng, thoải mái và không gây tức bụng, khó chịu cho thai nhi.

Thậm chí có những trường hợp bị những hiện tượng như dây rốn quấn cổ khiến bé bị thiếu oxy. Tình trạng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm và xảy ra tình trạng thai lưu. Chính vì vậy khi các mẹ cảm thấy có sự khác lạ lớn trong từng cử động của con mình thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Sẽ không có chuyện bé đạp nhiều thì có nghĩa là khỏe mạnh, sẽ không ai tìm ra nguyên nhân ngoài các bác sĩ.

1.4. Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

Ở thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi các chỉ số siêu âm thai tuần 26 sẽ cho thấy là các mẹ dường như đã hoàn thành được chặng đường thứ 2 của mình. Bởi vậy mà bé yêu của các bạn cũng đã phát triển hơn nhiều so với những tuần trước đây. Điều này các mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được bởi sự nghịch ngợm, hưng phấn của em bé trong bụng. Khi em bé lớn hơn bụng của mẹ sẽ bắt đầu bị rạn, mẹ có thể sử dụng các loại kem chống rạn da dành cho bà bầu để hạn chế được hiện tượng này.

Cân nặng của em bé tuần thứ 26 là 1kg (Nguồn: yeutre.vn)

Thai nhi khi kết thúc tuần thứ 26 sẽ có chỉ số cân nặng là 1kg. Chiều dài từ đầu đến chân là 36cm. Các bạn có thể tưởng tượng rằng em bé của các bạn đã lớn bằng một quả táo tàu rồi đấy. Đồng thời ở tuần thứ 26 những bộ phận trên cơ thể của em bé cũng phát triển rõ rệt hơn và dần hoàn thiện. Nếu trong những trường hợp không may mẹ sinh non thì em bé có cơ hội sống sẽ lớn hơn ở những tuần trước.

Một điểm nữa là bé ở giai đoạn này có thể sẽ giống với lúc sinh ra. Chỉ khác ở kích thước và cân nặng cơ thể của bé. Đặc biệt là thời gian này em bé cũng sẽ tự lập cho mình thời gian biểu về thức và ngủ riêng, chỉ có điều nó hơi lệch so với mẹ. Các mẹ có thể sử dụng các loại gối ngủ mẹ bầu êm giấc, không bị đau lưng.

Ví dụ vào ban đêm các mẹ đi ngủ thì bé sẽ thức và làm mọi chuyện mà bé thích. Cũng chính vì vậy mà trong những tuần cuối bà bầu thường bị mất ngủ do sự chọc phá của bé yêu. Các bà bầu có thể tìm hiểu cách chữa bà bầu mất ngủ hoặc áp dụng những tư thế ngủ khi mang thai trong từng giai đoạn cho mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ để cải thiện được tình trạng này.

Thai 26 tuần có cân nặng và kích thước bằng một quả táo tàu (Nguồn: medonthan.com)

Thai 26 tuần tuổi nặng bao nhiêu? 4 chỉ số siêu âm thai … – PolyXGO

Các mẹ bầu mang thai tuần 26 có biết trọng lượng thai nhi bao nhiêu, siêu âm thai 26 tuần tuổi cần quan tâm chỉ số nào để biết con bạn đang phát triển khỏe mạnh và bình thường không? Đây là vấn đề bố mẹ nên lưu ý vì một thai kỳ khỏe và con yêu chào đời an toàn nhất.

1. Xét nghiệm thai 26 tuần tuổi gồm những gì?

1.1 Chỉ số siêu âm thai nhi tuần 26

GSD: Với thai nhi 26 tuần tuổi thì đường kính túi thai chưa được xác định.

BPD: Đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi 26 tuần trung bình là 67mm. Trong đó chỉ số giới hạn là từ 59-74mm.

FL: Chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi 26 tuần tuổi trung bình là 49mm. Chỉ số giới hạn là từ 45-56mm.

EFW: Chỉ số siêu âm thai 26 tuần tuổi có nặng trung bình cho thai nhi 26 tuần tuổi là 760g. Chỉ số giới hạn của thai nhi độ tuổi này là 758-1210g.

CRL: Chỉ số chiều dài đầu chân của thai nhi 26 tuần tuổi trung bình là 35,6mm.

HC: Chỉ số chu vi đầu của thai nhi 26 tuần tuổi là 242mm. Trong đó chỉ số giới hạn là 232-269mm.

AC: Chỉ số siêu âm thai 26 tuần tuổi chu vi bụng trung bình là 219mm. Chỉ số giới hạn là 206-257mm.

Hình ảnh khám thai 26 tuần tuổi siêu âm 4D (Nguồn: poh.vn)

1.2. Hình ảnh siêu âm thai tuần 26

Cũng giống như siêu âm, theo dõi chỉ số thai nhi tuần 25, thai nhi ở tuần 26….có hình ảnh siêu âm khá rõ ràng. Các mẹ khi đi siêu âm có thể nhìn thấy được các đường nét trên cơ thể của em bé. Đặc biệt hiện nay khi các máy móc trong y học phát triển thì việc nhìn thấy hình ảnh của em bé càng dễ dàng hơn. Thậm chí có thể biết được em bé sẽ giống ai từ khi trong bụng.

Hình ảnh siêu âm thai 26 tuần cho thấy bé có những thay đổi rõ rệt (Nguồn: youtube.com)

1.3. Thai nhi 26 tuần đạp như thế nào?

Khi thai nhi đạt đến thời gian là 26 tuần thì bà bầu sẽ cảm nhận được rõ những chuyển động của con mình trong bụng. Các bé sẽ thể hiện sự phấn khích, vui vẻ của mình qua những chuyển động này. Chính vì vậy mà các mẹ bầu cũng dựa vào biểu hiện này để hiểu con hơn cũng như là theo dõi thai kỳ.

Em bé sẽ đạp nhiều khi phấn khích (Nguồn: yeutre.vn)

Có nhiều bác sĩ khuyên rằng các mẹ nên đếm số lần trẻ chuyển động trong ngày và xem thời điểm bé chuyển động vào khi nào. Điều này sẽ giúp các bà bầu chăm sóc em bé tốt hơn. Đặc biệt khi các mẹ làm bất cứ điều gì cũng nên để ý xem em bé có đạp không, đạp mạnh hay nhẹ hoặc có làm các mẹ bị đau không. Việc này sẽ giúp các mẹ biết được con mình thích gì, ghét gì và chăm sóc em bé thích hợp hơn.

Tuy nhiên sự vận động của thai nhi trong bụng cũng có sự thay đổi. Có những ngày em bé đạp rất nhiều nhưng có những ngày lại im ắng. Điều này khiến cho không ít bà bầu lo lắng. Nhưng các mẹ không cần quá lo lắng mà hãy theo dõi vào những ngày tiếp theo vì trong mỗi giai đoạn khác nhau thì việc vận động của bé cũng sẽ khác nhau.

Cũng chính vì vậy, việc em bé 26 tuần tuổi đạp nhiều hơn vào một ngày nào đó có thể là bé đang rất hưng phấn với điều gì đó mà các bạn không nhận ra. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá chủ quan và tin vào cách giải thích này. Trong một số trường hợp thai nhi sẽ đạp nhiều khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thậm chí do các mẹ mặc những bộ quần áo bị chật cũng sẽ khiến em bé khó chịu. Vì thế, lúc này bụng cũng đã khá lớn rồi, các mẹ hãy mua những bộ trang phục dành riêng cho bà bầu để bản thân di chuyển dễ dàng, thoải mái và không gây tức bụng, khó chịu cho thai nhi.

Thậm chí có những trường hợp bị những hiện tượng như dây rốn quấn cổ khiến bé bị thiếu oxy. Tình trạng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm và xảy ra tình trạng thai lưu. Chính vì vậy khi các mẹ cảm thấy có sự khác lạ lớn trong từng cử động của con mình thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Sẽ không có chuyện bé đạp nhiều thì có nghĩa là khỏe mạnh, sẽ không ai tìm ra nguyên nhân ngoài các bác sĩ.

1.4. Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

Ở thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi các chỉ số siêu âm thai tuần 26 sẽ cho thấy là các mẹ dường như đã hoàn thành được chặng đường thứ 2 của mình. Bởi vậy mà bé yêu của các bạn cũng đã phát triển hơn nhiều so với những tuần trước đây. Điều này các mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được bởi sự nghịch ngợm, hưng phấn của em bé trong bụng. Khi em bé lớn hơn bụng của mẹ sẽ bắt đầu bị rạn, mẹ có thể sử dụng các loại kem chống rạn da dành cho bà bầu để hạn chế được hiện tượng này.

Cân nặng của em bé tuần thứ 26 là 1kg (Nguồn: yeutre.vn)

Thai nhi khi kết thúc tuần thứ 26 sẽ có chỉ số cân nặng là 1kg. Chiều dài từ đầu đến chân là 36cm. Các bạn có thể tưởng tượng rằng em bé của các bạn đã lớn bằng một quả táo tàu rồi đấy. Đồng thời ở tuần thứ 26 những bộ phận trên cơ thể của em bé cũng phát triển rõ rệt hơn và dần hoàn thiện. Nếu trong những trường hợp không may mẹ sinh non thì em bé có cơ hội sống sẽ lớn hơn ở những tuần trước.

Một điểm nữa là bé ở giai đoạn này có thể sẽ giống với lúc sinh ra. Chỉ khác ở kích thước và cân nặng cơ thể của bé. Đặc biệt là thời gian này em bé cũng sẽ tự lập cho mình thời gian biểu về thức và ngủ riêng, chỉ có điều nó hơi lệch so với mẹ. Các mẹ có thể sử dụng các loại gối ngủ mẹ bầu êm giấc, không bị đau lưng.

Ví dụ vào ban đêm các mẹ đi ngủ thì bé sẽ thức và làm mọi chuyện mà bé thích. Cũng chính vì vậy mà trong những tuần cuối bà bầu thường bị mất ngủ do sự chọc phá của bé yêu. Các bà bầu có thể tìm hiểu cách chữa bà bầu mất ngủ hoặc áp dụng những tư thế ngủ khi mang thai trong từng giai đoạn cho mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ để cải thiện được tình trạng này.

Thai 26 tuần có cân nặng và kích thước bằng một quả táo tàu (Nguồn: medonthan.com)