Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Là một trong những câu hỏi mà nhiều mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ quan tâm hiện nay, bởi lúc này thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh về cơ thể trước khi trao đời.
Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại phức tạp và không có câu trả lời chính xác một cách cụ thể, để mẹ hiểu rõ thai 35 tuần nặng bao nhiêu sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc cơ thể để cả mẹ và bé được phát triển toàn diện.
Vậy tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là chuẩn? Mẹ hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết dưới đây:
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Trước khi tìm hiểu về tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam thì mẹ cần biết một chút thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, từ những yếu tố này mẹ có thể hiểu rõ hơn về cân nặng của bé nhà mình:
- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Những thai nhi được sinh ra từ những bậc cha mẹ cao hơn (hoặc cân nặng lớn hơn) thường có cân nặng và chiều cao lớn hơn so với thai nhi được sinh ra từ những cha mẹ thấp hơn (hoặc nhẹ hơn). Nếu cha mẹ có thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn tới giảm cân nặng của thai nhi.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Một chế độ ăn uống cân đối, đủ dinh dưỡng và hợp lý có thể giúp tăng cân nặng của thai nhi đúng mức và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Ngược lại thì chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi và làm giảm cân nặng của bé.
- Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà còn gây ra nhiều vấn đề khác như dị tật bẩm sinh, cân nặng, chiều cao, nguy cơ sảy thai.
- Số lượng thai: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nếu mẹ mang thai đôi hoặc ba thì các thai có thể được chia sẻ nguồn dinh dưỡng và không gian trong bụng dẫn tới việc mỗi tuần không đạt được cân nặng lý tưởng và thường có cân nặng thấp hơn so với việc mang thai đơn.
- Tuổi thai: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai, thai nhi được sinh ra sớm hơn thường có cân nặng thấp hơn so với thai nhi được sinh ra đúng kỳ hạn. Điều này là do thai nhi cần thêm thời gian để phát triển và tăng trưởng trong tử cung. Bên cạnh đó thai nhi sinh sớm có thể gặp các vấn đề về sức khỏe khác.
- Hoạt động thể chất của mẹ: Nếu mẹ hoạt động thể chất đầy đủ và thường xuyên có thể giúp tăng cân nặng của thai nhi bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng và oxy tốt hơn cho thai nhi, điều này có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và đạt cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên mẹ cần hoạt động đúng cách, tránh hoạt động quá mức hoặc hoạt động không an toàn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi.
- Tuần thai: Tuần thai ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong suốt quá trình mang thai, thông thường giai đoạn cuối của thai kỳ từ tuần 28 đến tuần 40 thì cân nặng của thai nhi thường tăng trưởng nhanh nhất.
- Màng ối: Màng ối là chất lỏng bao quanh thai nhi, giúp bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Số lượng màng ối có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
- Sử dụng chất kích thích: Việc sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy trong suốt quá trình mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho thai nhi, trong đó có ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?
Trong những tháng cuối, thai nhi tăng cân nhanh và cơ thể bắt đầu phát triển toàn diện để sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên mỗi thai nhi sẽ có sự phát triển về cân nặng khác nhau phụ thuộc vào giới tính, di truyền, chế độ ăn của mẹ bầu, bệnh lý của mẹ, …Do đó, để biết chính xác thai nhi 35 tuần nặng bao nhiêu khá khó.
Để theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần và biết tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam là chuẩn? Mẹ bầu có thể dựa theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn của WHO để sát sao hơn về cân nặng của bé những tuần cuối:
Tuần tuổi thai nhi
Trọng lượng (gam)
36
2622
37
2859
38
3083
39
3288
40
3462
Vậy thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Từ bảng trên có thể thấy tháng cuối của thai kỳ, bé có thể tăng gần 1kg, mỗi tuần có thể tăng từ 174g – 240g. Đây là thời điểm bé sẽ hoàn thiện các bộ phận còn lại như xương của bé khỏe hơn, da bé mịn hơn, tủy xương bắt đầu sinh hồng cầu và dự trữ nhiều chất béo cho cơ thể. Ngoài ra, ở giai đoạn này não bộ của bé cũng được phát triển rất nhanh. Do đó, bố mẹ cần chú ý hơn về chế độ ăn để kịp bổ sung các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Thai nhi thiếu cân có nguy hiểm không?
WHO đã chỉ ra rằng, cân nặng của thai nhi trung bình ở tháng cuối từ 2,4 -3,2kg. Nếu thai nhẹ hơn 2,2 kg thì coi là thai nhi nhẹ cân. Thai nhi bị thiếu cân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển não bộ rất nhanh, xương và da của bé được hoàn thiện. Nếu thai nhi bị thiếu cân, thiếu chất dinh dưỡng, tốc độ phát triển kém, khi bé mới chào đời có thể sẽ bị ngạt thở do thiếu oxy, chất dinh dưỡng và bé rất dễ bị còi xương, chậm phát triển về trí tuệ, …
Vậy nên để biết thai 35 tuần nặng bao nhiêu để kiểm soát cho phù hợp, hạn chế tình trạng trẻ thiếu cân thì mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ để thay đổi chế độ ăn phù hợp.
Mẹ có thể lưu lại một số nhóm thức ăn để giúp thai nhi bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cân nhanh trong những tháng cuối sau đây nhé:
- Cá: bổ sung Omega 3 kích thích phát triển não bộ của bé. Trong thịt cá có nhiều chất đạm, protein giúp bé tăng cân tốt hơn.
- Thịt bò: bổ sung Sắt và protein nhiều giúp tăng cường khí huyết cho mẹ và bé, tăng tạo máu, tăng cân nặng cho thai nhi.
- Các loại trứng: bổ sung nhiều protein, vitamin A, D, Sắt và Acid Folic giúp tăng cân nhanh.
- Thịt gà: cung cấp sắt giúp hạn chế thiếu máu do sắt ở mẹ.
- Sữa: cung cấp đạm và canxi cho sự phát triển xương cho thai nhi.
- Rau xanh: thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cho mẹ bầu giảm táo bón, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi.
- Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, sen, …) và bổ sung các chất như sắt, kẽm, đồng, chất béo để giúp giảm nguy cơ sinh non, an thai, giúp mẹ có thể ăn nhiều hơn, phát triển não của trẻ, …
- Hoa quả (bơ, cam, dâu tây, ổi, chuối, …) bổ sung vitamin cần thiết, chất xơ, khoáng chất…giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế táo bón cho mẹ.
- Và một điều cần đặc biệt lưu ý đó là, trong thai kỳ đồ ăn phải được làm chín để tránh các chất và vi khuẩn có thể gây hại cho mẹ và bé.
Thai nhi thừa cân có sao không?
Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Theo WHO, trọng lượng trung bình của thai nhi ở tháng cuối từ 2,4 -3,2kg. Thai nhi nặng lớn hơn 4kg thì được gọi là thai nhi thừa cân. Cân nặng của mẹ bầu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của thai nhi.
Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, nạp nhiều đường và chất béo thì thai nhi cũng sẽ tăng cân rất nhanh. Đặc biệt là còn có thể dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ nên mẹ cần chú ý tránh nhé.
Bên cạnh đó, nếu thai to còn có khả năng gây ra khó thở, mệt mỏi cho mẹ bầu cũng như trong quá trình sinh, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thai nhi thừa cân bắt buộc mẹ phải đẻ theo phương pháp mổ. Đồng thời sau khi sinh bé có thể bị tụt đường huyết do lượng insulin trong máu của bé không nhiều như lúc trong bụng mẹ; nếu nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến suy hô hấp, hạ thân nhiệt, …ở thai nhi, thậm chí có thể có nguy cơ tử vong.
Với các trường hợp thai nhi thừa cân, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Mẹ cần hạn chế nạp các loại thức ăn nhiều đường, tinh bột và chất béo và tích cực ăn nhiều hoa quả, rau xanh như táo, cải bó xôi, súp lơ, …. để bổ sung nhiều vitamin hơn. Mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc yoga để chuyển hóa các chất béo, calo thành năng lượng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối
Chế độ ăn của mẹ ở tháng cuối sẽ giúp bé phát triển về cân nặng và trí tuệ. Ở thời kì này, mẹ có thể bổ sung những chất dinh dưỡng như DHA, sắt, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, protein, … Và mẹ cũng nên hạn chế bổ sung các nhóm chất như: đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, cafein, đồ ngọt, đồ sống, …
Tuy nhiên, ăn như thế nào là hợp lý để mẹ vừa không lo bé nhẹ cân vừa không sợ bé tăng cân quá mức? Mẹ bầu có thể tham khảo bảng sau:
Bữa
Món ăn
Sáng
Các loại hạt, ngũ cốc ăn với sữa hoặc sữa chua
Bánh mì với bơ lạc hoặc ăn với bơ và một chút vừng
Sinh tố hoa quả, khoai lang luộc
Phở/ bún bò, gà…
Phô mai
Trưa
Cơm, thịt bò xào, bông cải xanh xào, salad hoa quả
Cá hồi áp chảo, mì ý sốt cà chua thịt bằm, sinh tố hoa quả
Cơm gạo lứt, thịt gà luộc, canh khoai tây carrot.
Bánh mì, trứng ốp la, thịt nguội, salad rau, quả bơ
Bún thịt nướng, rau xanh, hoa quả
Cơm, tôm rim, canh bầu
Tối
Lẩu gà nấm, rau xanh, sinh tố
Cơm tấm, salad, sữa chua hoa quả
Bún/ phở bò, gà, thịt nướng
Đồ cuốn: nem nướng, gỏi tôm thịt, cá hấp
Bún trộn, salad, hoa quả
Cách để cải thiện thai nhi 35 tuần nặng bao nhiêu, bên cạnh chế độ ăn uống, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung các dòng sữa có công thức dành riêng, tốt cho phụ nữ mang thai, điển hình là dòng sữa Oscare Nutrition Mom. Đây là dòng sữa được sản xuất tại nhà máy Nano Food trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất Châu Âu, đạt tiêu chuẩn GMP và ISO 22000:2018. Trong sữa có bổ sung hơn 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là Omega 3&6, đạm, DHA, vitamin A, B1, C, E, … không chỉ đáp ứng đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết để con phát triển mà còn giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh để có thể chăm sóc con yêu.
Tổng kết
Qua bài viết, chắc các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Cũng như những biện pháp để chăm sóc mẹ bầu tốt nhất. Có thể thấy việc tăng cân nặng của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển tối ưu của thai nhi.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, bao gồm: di truyền, chế độ ăn uống của mẹ, tình trạng sức khỏe của mẹ, tuổi thai, số lượng thai, hoạt động thể chất của mẹ,… các mẹ nên chú ý về các yếu tố này để có thể giúp tăng cân của thai nhi được tốt.
Trong tháng cuối của thai nhi thì bé có thể tăng gần 1kg, trong đó mỗi tuần bé có thể tăng từ 174 – 240g. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không phải tất cả thai nhi đều có mức tăng trưởng này.
Để đảm bảo sức khỏe và phát triển tối ưu cho thai nhi, mẹ bầu nên đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, đủ dinh dưỡng và hợp lý, cũng như kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình và thực hiện hoạt động thể chất đầy đủ, an toàn, tránh sử dụng chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy,… Bên cạnh đó các mẹ cũng cần thường xuyên đi khám thai để đảm bảo thai nhi phát triển đều đặn.