Ăn dặm là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của bé. Để con có thể ăn ngon và đảm bảo khoa học, mẹ bỉm hãy thiết lập bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo gợi ý sau.
7 lời khuyên hữu ích để ăn dặm không phải cuộc chiến
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Mẹ nên cho bé ăn dặm khi nào?
Khi nào cho bé ăn dặm là câu hỏi được rất nhiều mẹ Việt quan tâm. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế Giới thì khi trẻ được 6 tháng mẹ bắt đầu cho bé tập ăn. Khoảng thời gian này, cơ thể bé cần nhiều dưỡng chất để đảm bảo cho phát triển lâu dài. Mặt khác 6 tháng, hệ thống tiêu hóa của trẻ hoàn thiện, con đã có thể xử lý thức ăn ngoài sữa.
Để biết chắc chắn bé đã bắt đầu ăn dặm hay chưa mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
Bé đã có thể kiểm soát phần cổ và đầu một cách tốt nhất
Bé tăng cân đều
Bé có xu hướng đưa tay hoặc đồ vật xung quanh lên miệng để cắn
Bé cảm thấy thèm khi thấy ba mẹ ăn
Bé thấy đói dù mới được mẹ cho ăn hoặc vừa bú xong
Miệng và lưỡi của bé phát triển. Con có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt
Tại sao phải xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc trẻ cần lưu ý nhiều tới việc sắp xếp thời gian cũng như lượng thức ăn sao cho khoa học, phù hợp nhu cầu. Việc tuân thủ lịch trình sinh hoạt đều đặn là cách tốt nhất để bé rèn luyện nề nếp cũng như thói quen ăn uống tốt hơn.
Đồng thời lượng thức ăn ổn định khi đưa vào cơ thể bé khoa học, đúng giờ sẽ giúp tiêu hóa hoạt động điều độ. Tránh được tình trạng quá tải, gây rối loạn cũng như giúp việc vận hành bên trong cơ thể tốt hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, các bé ở tuổi ăn dặm vẫn cần bú mẹ nhất là khi dưới 1 tuổi. Bởi vậy khi xây dựng thực đơn cho con mẹ không cần quá cứng nhắc. Hãy đảm bảo 1 bữa của con cách nhau khoảng 4-6 tiếng và lượng thức ăn theo nhu cầu để khả năng hấp thụ tốt hơn.
Nguyên tắc khi xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm
Để xây dựng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày, mẹ cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Thời gian để trẻ tiêu hóa hết thức ăn
Trước khi thiết lập thời gian ăn dặm cho bé, mẹ phải nắm rõ thời lượng tiêu hóa thức ăn. Ví dụ:
Thời gian để bé tiêu hóa sữa mẹ là từ 1-2 tiếng
Thời gian tiêu hóa sữa công thức là 2-3 tiếng
Thời gian tiêu hóa thức ăn nhẹ gồm nước hoa quả, cháo loãng cần 3-4 giờ
Thời gian tiêu hóa thức ăn thông thường như bột, cháo cần 4-5 giờ
Thời gian để tiêu hóa thức ăn chứa dầu mỡ và thịt cần 5-6 giờ
Thời gian giữa các bữa ăn trong ngày
Khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày là vấn đề mà các mẹ bỉm quan tâm. Theo đó, giai đoạn ăn dặm trẻ cần bú mẹ. Vì thế có thể linh hoạt sao cho khoảng cách giữa các bữa ăn đủ để cho hệ tiêu hóa xử lý thức ăn vừa được nạp vào.
Cho bé ăn đúng giờ
Tập cho bé ăn đúng giờ là điều cần thiết của quá trình ăn. Mẹ nên cho bé ăn 6 bữa/ ngày trong đó có 1 bữa cháo còn lại là các bữa sữa. Sau dần có thể đổi thành 5 bữa/ ngày với 3 bữa chính khi con tròn 2 tuổi. Khoảng cách giữa các bữa phụ cách nhau ít nhất 2 tiếng và các bữa chính cách nhau 4 tiếng đồng hồ.
✔️✔️✔️ Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày ‘‘đúng chuẩn’’
Tùy vào độ tuổi mà thời gian cho bé ăn dặm trong ngày sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
Trẻ 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn. Tại thời điểm này mẹ có thể cho con ăn bột hoặc cháo ngày 1 lần. Sau đó tăng dần thức ăn và tần suất lên ngày 2-3 lần. Dưới đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng:
Buổi sáng khi ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức
Giữa buổi sáng: Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Buổi trưa: Ăn bột hoặc cháo nấu với rau củ nghiền
Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Buổi tối: Bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột
Sang tuần thứ 2 hoặc 3, lịch ăn dặm của bé không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên lúc này mẹ sẽ có thể bổ sung thêm một bữa ăn trong ngày. Nhưng phải đảm bảo nhu cầu sữa cho trẻ là 900ml/ ngày.
30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi!
Trẻ 7 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng thứ 7, khẩu phần ăn của bé cần thêm hải sản sao cho đảm bảo ít nhất 3 bữa/ tuần. Việc xây thực đơn lúc này cần phải đầy đủ các nhóm thực phẩm như chất béo, chất đạm, vitamin, chất xơ và tinh bột. Với bé 7 tháng, mẹ có thể tuân thủ theo lịch trình sau:
Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo loãng hoặc trái cây nghiền
Buổi trưa: Cho bé ăn nhẹ với trái cây và sữa chua
Giữa chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột
Buổi tối: Cho bé ăn dặm với cháo
Trước khi bé đi ngủ: Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa ngoài cho con
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng đơn giản, hiệu quả
Với bé 9-10 tháng tuổi
Khác với các giai đoạn trước, thời kỳ 9-10 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chính của bé đến từ bữa ăn. Vì thế mẹ cần đảm bảo đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ với các nhóm chất như: chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin. Cụ thể:
Buổi sáng: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
Giữa sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột
Buổi trưa: Bé ăn cơm nhuyễn kèm thức ăn và rau củ mềm
Giữa buổi chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ
Buổi tối: Ăn cơm nhuyễn, thức ăn hoặc cháo đặc
Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ
Với bé từ 12 đến 24 tháng tuổi
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong thời gian này không có nhiều thay đổi. Mẹ chỉ cần tăng lượng thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé là được.
Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mà mẹ có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên không cần cứng nhắc mà hãy theo dõi nhu cầu và thiết lập theo sở thích của bé.
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nào cũng cần biết
Ăn dặm là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của bé. Để con có thể ăn ngon và đảm bảo khoa học, mẹ bỉm hãy thiết lập bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo gợi ý sau.
7 lời khuyên hữu ích để ăn dặm không phải cuộc chiến
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Mẹ nên cho bé ăn dặm khi nào?
Khi nào cho bé ăn dặm là câu hỏi được rất nhiều mẹ Việt quan tâm. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế Thế Giới thì khi trẻ được 6 tháng mẹ bắt đầu cho bé tập ăn. Khoảng thời gian này, cơ thể bé cần nhiều dưỡng chất để đảm bảo cho phát triển lâu dài. Mặt khác 6 tháng, hệ thống tiêu hóa của trẻ hoàn thiện, con đã có thể xử lý thức ăn ngoài sữa.
Để biết chắc chắn bé đã bắt đầu ăn dặm hay chưa mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
Bé đã có thể kiểm soát phần cổ và đầu một cách tốt nhất
Bé tăng cân đều
Bé có xu hướng đưa tay hoặc đồ vật xung quanh lên miệng để cắn
Bé cảm thấy thèm khi thấy ba mẹ ăn
Bé thấy đói dù mới được mẹ cho ăn hoặc vừa bú xong
Miệng và lưỡi của bé phát triển. Con có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt
Tại sao phải xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc trẻ cần lưu ý nhiều tới việc sắp xếp thời gian cũng như lượng thức ăn sao cho khoa học, phù hợp nhu cầu. Việc tuân thủ lịch trình sinh hoạt đều đặn là cách tốt nhất để bé rèn luyện nề nếp cũng như thói quen ăn uống tốt hơn.
Đồng thời lượng thức ăn ổn định khi đưa vào cơ thể bé khoa học, đúng giờ sẽ giúp tiêu hóa hoạt động điều độ. Tránh được tình trạng quá tải, gây rối loạn cũng như giúp việc vận hành bên trong cơ thể tốt hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, các bé ở tuổi ăn dặm vẫn cần bú mẹ nhất là khi dưới 1 tuổi. Bởi vậy khi xây dựng thực đơn cho con mẹ không cần quá cứng nhắc. Hãy đảm bảo 1 bữa của con cách nhau khoảng 4-6 tiếng và lượng thức ăn theo nhu cầu để khả năng hấp thụ tốt hơn.
Nguyên tắc khi xây dựng bảng thời gian cho bé ăn dặm
Để xây dựng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày, mẹ cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Thời gian để trẻ tiêu hóa hết thức ăn
Trước khi thiết lập thời gian ăn dặm cho bé, mẹ phải nắm rõ thời lượng tiêu hóa thức ăn. Ví dụ:
Thời gian để bé tiêu hóa sữa mẹ là từ 1-2 tiếng
Thời gian tiêu hóa sữa công thức là 2-3 tiếng
Thời gian tiêu hóa thức ăn nhẹ gồm nước hoa quả, cháo loãng cần 3-4 giờ
Thời gian tiêu hóa thức ăn thông thường như bột, cháo cần 4-5 giờ
Thời gian để tiêu hóa thức ăn chứa dầu mỡ và thịt cần 5-6 giờ
Thời gian giữa các bữa ăn trong ngày
Khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày là vấn đề mà các mẹ bỉm quan tâm. Theo đó, giai đoạn ăn dặm trẻ cần bú mẹ. Vì thế có thể linh hoạt sao cho khoảng cách giữa các bữa ăn đủ để cho hệ tiêu hóa xử lý thức ăn vừa được nạp vào.
Cho bé ăn đúng giờ
Tập cho bé ăn đúng giờ là điều cần thiết của quá trình ăn. Mẹ nên cho bé ăn 6 bữa/ ngày trong đó có 1 bữa cháo còn lại là các bữa sữa. Sau dần có thể đổi thành 5 bữa/ ngày với 3 bữa chính khi con tròn 2 tuổi. Khoảng cách giữa các bữa phụ cách nhau ít nhất 2 tiếng và các bữa chính cách nhau 4 tiếng đồng hồ.
✔️✔️✔️ Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày ‘‘đúng chuẩn’’
Tùy vào độ tuổi mà thời gian cho bé ăn dặm trong ngày sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:
Trẻ 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để bé bắt đầu tập ăn. Tại thời điểm này mẹ có thể cho con ăn bột hoặc cháo ngày 1 lần. Sau đó tăng dần thức ăn và tần suất lên ngày 2-3 lần. Dưới đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm khi tròn 6 tháng:
Buổi sáng khi ngủ dậy: Cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức
Giữa buổi sáng: Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Buổi trưa: Ăn bột hoặc cháo nấu với rau củ nghiền
Giữa buổi chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Buổi tối: Bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột
Sang tuần thứ 2 hoặc 3, lịch ăn dặm của bé không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên lúc này mẹ sẽ có thể bổ sung thêm một bữa ăn trong ngày. Nhưng phải đảm bảo nhu cầu sữa cho trẻ là 900ml/ ngày.
30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi!
Trẻ 7 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng thứ 7, khẩu phần ăn của bé cần thêm hải sản sao cho đảm bảo ít nhất 3 bữa/ tuần. Việc xây thực đơn lúc này cần phải đầy đủ các nhóm thực phẩm như chất béo, chất đạm, vitamin, chất xơ và tinh bột. Với bé 7 tháng, mẹ có thể tuân thủ theo lịch trình sau:
Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo loãng hoặc trái cây nghiền
Buổi trưa: Cho bé ăn nhẹ với trái cây và sữa chua
Giữa chiều: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bột
Buổi tối: Cho bé ăn dặm với cháo
Trước khi bé đi ngủ: Bổ sung sữa mẹ hoặc sữa ngoài cho con
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng đơn giản, hiệu quả
Với bé 9-10 tháng tuổi
Khác với các giai đoạn trước, thời kỳ 9-10 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chính của bé đến từ bữa ăn. Vì thế mẹ cần đảm bảo đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ với các nhóm chất như: chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin. Cụ thể:
Buổi sáng: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
Giữa sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột
Buổi trưa: Bé ăn cơm nhuyễn kèm thức ăn và rau củ mềm
Giữa buổi chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ
Buổi tối: Ăn cơm nhuyễn, thức ăn hoặc cháo đặc
Trước khi đi ngủ: Cho bé bú mẹ
Với bé từ 12 đến 24 tháng tuổi
Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong thời gian này không có nhiều thay đổi. Mẹ chỉ cần tăng lượng thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé là được.
Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mà mẹ có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên không cần cứng nhắc mà hãy theo dõi nhu cầu và thiết lập theo sở thích của bé.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi