Giờ tắm cho trẻ sơ sinh – Huggies

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những việc khá quan trọng trong quá trình chăm sóc bé. Tắm ra sao và thời gian tắm cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất là vấn đề mẹ nên biết để chăm sóc cho thiên thần nhỏ của mình mẹ nhé!

Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Giờ tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà?

Thường trong thời gian nằm viện, nhân viên y tế đã tắm rửa cho bé. Sau khi được về nhà, tuỳ mẹ chọn thời điểm, chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh hợp lý:

  • Mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Thông thường, sau khi tắm nắng xong, nhiều mẹ có thể tắm cho bé. Thời gian tốt nhất nên tắm cho trẻ sơ sinh nằm trong khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 (tùy theo mùa).
  • Bé thường ngủ sau khi tắm (như là một hình thức thư giãn), vì vậy, nhiều mẹ sẽ chọn tắm cuối ngày cho bé, và tốt nhất là bạn hãy tắm bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.
  • Nếu mẹ tắm cho bé sau khi cho con bú, hãy cân nhắc! Nên chờ đợi cho bé tiêu hóa một lúc khoảng 2 giờ sau bú hay ăn nhé, vì những cử động mạnh sẽ dễ làm bé dễ nôn trớ thức ăn.
  • Ðừng nên tắm cho bé vào lúc đói bụng, vì bé sẽ khóc lóc, phản ứng quẫy đạp.
  • Không tắm cho trẻ khi sức khỏe con đang không được ổn định, ví dụ trẻ bị ốm, mệt mỏi hoặc khi con vừa ốm dậy.
  • Tắm cho trẻ trong phòng kín, giữ phòng ở nhiệt độ ấm vừa phải. Chuẩn bị nước tắm với nhiệt độ phù hợp (khoảng 38 độ C). Nếu bạn không có nhiệt kế, có thể sử dụng phần cùi chỏ để thử nhiệt độ nước..
  • Tắm vào khung giờ cố định để thiết lập thói quen cho trẻ.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Có cần tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày?

  • Nếu không được tắm rửa đều đặn, da bị bít lỗ chân lông, ngứa ngáy sẽ khiến bé rất khó chịu, thậm chí có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy, sau khi sinh, bé về nhà vẫn cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Mẹ có thể tắm bé sơ sinh hằng ngày hoặc cách ngày (khi trời rét, đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, theo trang healthychildren, có thể 2 – 3 ngày tắm một lần).
  • Nếu bạn muốn tắm cho bé mỗi ngày, hãy theo dõi xem làn da của bé có “biểu tình” không nhé. Những đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô, bong tróc là biểu hiện của tình trạng kích ứng quá mức. Bạn có thể sẽ cần phải giảm số lần tắm, đồng thời thay đổi cả sữa tắm cho bé.

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Nếu rốn chưa rụng, khi tắm bé, mẹ nên hạn chế nước thấm vào đó, khi tắm nên dùng khăn nhúng nước và làm sạch da cho bé là được.

Tham khảo: Rốn của trẻ sơ sinh

Trong vài tuần đầu tiên, khi rốn chưa rụng, tốt nhất nên dùng khăn tẩm nước ấm lau sạch người bé và gội đầu. Rửa mặt và tay thường xuyên và vệ sinh khu vực sinh dục của bé sau mỗi lần thay tã. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ không cần xà phòng hoặc dầu tắm cho bé gì đâu mà chỉ cần nước sạch và ấm là đủ.

Sau khi rốn khô và rụng, vùng rốn đã lành, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ sơ sinh tắm trong bồn tắm dành riêng cho bé, nước ấm 37 độ C. Một khuyến cáo chung là mức nước cao khoảng 5 cm, nhưng cho dù với bất kỳ lượng nước nào đi nữa, mẹ hãy chắc chắn giữ sự an toàn cho bé trong khi tắm. Bé nên được tắm trong phòng có nhiệt độ 28-32 độ C, đóng tất cả cửa và cửa sổ để tránh gió lùa. Có khăn tắm sẵn sàng để quấn em bé lên và ôm bé sau đó.

Một số bé có cảm giác thích thú khi được tắm nước ấm, nhưng những bé khác lại khóc khi tắm, vì vậy mẹ nên xem bé không thích tắm vì lý do nào, ví dụ như bé hoảng sợ khi chạm vào nước, hay nước quá nóng hay nước quá lạnh, hay bé khó chịu khi gội đầu… để khắc phục nhé. Đặc biệt, không bao giờ để bé một mình trong nước mẹ nhé!

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Giờ tắm phù hợp cho bé

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, ban đầu mẹ có thể thấy một chút sợ hãi,vì cảm giác bé yêu của mình sao mà nhỏ quá, sợ khi bế bé với trình trạng da bé ướt và trơn xà phòng sẽ dễ làm bé bị té. Mẹ sẽ có cảm giác mất tự tin, vì vậy hãy giữ bình tĩnh và duy trì một cách kiên nhẫn, từ từ mẹ sẽ thấy điều đó đơn giãn, có thể ban đầu chưa quen, mẹ nên nhờ một người phụ với mình. Trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại. Vì vậy, ngoài việc tắm cho bé vào một giờ cố định trong ngày, bạn cũng cần lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” cho mỗi lần tắm. Chẳng hạn, trước khi tắm, bạn sẽ nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé.” Tiếp đó, bạn massage cho bé, đưa bé vào nhà tắm và nhẹ nhàng tắm bé theo các bước từ đầu đến chân. Như vậy, khi bạn bắt đầu nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi tắm.

  • Đầu tiên mẹ nên rửa mặt, lau mặt, rửa và lau sau tai, xuống cổ, thân mình… cho bé, lưu ý các vùng nếp gấp như (cổ nách, bẹn, giữa các ngón tay, ngón chân,…). Sau khi tắm xong cho con, lúc này mẹ tiến hành gội đầu cho con với dầu gội dành cho em bé.
  • Để gội đầu, đầu tiên mẹ nên làm bé ướt, sau dùng một ít dầu gội đầu an toàn cho trẻ sơ sinh xoa nhẹ nhàng lên tóc bé và rửa lại với nước di chuyển xuống phía sau mặt của bé. Mẹ luôn luôn nhớ dùng bàn tay và cẳng tay hỗ trợ đầu và cổ của bé khi tắm nhé. Khi gội đầu xong, mẹ cũng chú ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé. Sau khi tắm xong mẹ nên dùng khăn lông quấn bé và ôm bé, để tránh bé bị lạnh.
  • Mỗi lần tắm chỉ nên trong 5 – 10 phút: Nhiều bé sơ sinh thích nước, nhưng nhiều bé khác lại không. Nếu con bạn không thích nước, hãy tắm cho bé thật nhanh. Bên cạnh đó, việc mẹ thực hiện thao tác nhanh gọn, sẽ hạn chế nguy cơ trẻ bị cảm lạnh. Cơ thể bé mới sinh thường không tự điều chỉnh nhiệt độ tốt, do đó, bé rất dễ bị lạnh và cơ thể sẽ lạnh đi rất nhanh chóng. Vì vậy, mẹ nên chọn lúc trời ấm áp để tắm cho bé. Nếu không thể chọn thời điểm, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ phòng tắm bé đủ ấm. Chỉ cần bạn đảm bảo được điều kiện này, chuyện chọn thời điểm tốt nhất trong ngày để tắm cũng không quá quan trọng nữa, thậm chí khi mẹ tắm cho bé vào buổi tối.
  • Lau khô cho bé cẩn thận: Bé cần được lau khô kỹ, nhất là ở những phần có nếp gấp như cổ tay, háng, cổ, cổ chân, hậu môn vì nước đọng có thể khiến bé bị lạnh và bị hăm

Mách nhỏ: Liệu kem dưỡng da sau khi tắm cho bé có cần thiết?

Hầu hết trẻ sơ sinh không cần kem dưỡng da sau khi tắm. Nếu da của bé rất khô, mẹ nên thoa một ít kem giữ ẩm cho trẻ sơ sinh vào vùng da khô.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý với mẹ về những điều cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  1. Không nên tắm cho trẻ quá lâu, chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong thời gian 5 phút.
  2. Không nên gội đầu cho trẻ đầu tiên, mà nên tắm theo thứ tự đã nêu trên, để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể.
  3. Không nên dùng nuốc quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ phù hợp là khoảng 37-38 độ C. Mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.
  4. Khi bé sơ sinh bị sốt, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Ngoài ra, mẹ có thể tắm cho trẻ khi bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
  5. Không nên vệ sinh bộ phận sinh dục quá kỹ bằng cách chà cọ mạnh, hay ngoáy sâu vào bộ phận sinh dục.
  6. Nên chuẩn bị đầy đủ đồ dụng cần thiết trước khi tắm cho bé.
  7. Không nên tắm cho bé ở nơi thoáng gió, điều này dễ gây cảm lạnh.
  8. Không nên cho bé bú ngay sau khi tắm. Thay vào đó mẹ nên cho bé uống một chút nước ấm.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đừng quên đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies® để tìm hiểu thêm thông tin các sản phẩm Huggies® nhé!

Giờ tắm cho trẻ sơ sinh – Huggies

Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những việc khá quan trọng trong quá trình chăm sóc bé. Tắm ra sao và thời gian tắm cho trẻ sơ sinh mấy giờ là tốt nhất là vấn đề mẹ nên biết để chăm sóc cho thiên thần nhỏ của mình mẹ nhé!

Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Giờ tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà?

Thường trong thời gian nằm viện, nhân viên y tế đã tắm rửa cho bé. Sau khi được về nhà, tuỳ mẹ chọn thời điểm, chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh hợp lý:

  • Mẹ có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Thông thường, sau khi tắm nắng xong, nhiều mẹ có thể tắm cho bé. Thời gian tốt nhất nên tắm cho trẻ sơ sinh nằm trong khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 (tùy theo mùa).
  • Bé thường ngủ sau khi tắm (như là một hình thức thư giãn), vì vậy, nhiều mẹ sẽ chọn tắm cuối ngày cho bé, và tốt nhất là bạn hãy tắm bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.
  • Nếu mẹ tắm cho bé sau khi cho con bú, hãy cân nhắc! Nên chờ đợi cho bé tiêu hóa một lúc khoảng 2 giờ sau bú hay ăn nhé, vì những cử động mạnh sẽ dễ làm bé dễ nôn trớ thức ăn.
  • Ðừng nên tắm cho bé vào lúc đói bụng, vì bé sẽ khóc lóc, phản ứng quẫy đạp.
  • Không tắm cho trẻ khi sức khỏe con đang không được ổn định, ví dụ trẻ bị ốm, mệt mỏi hoặc khi con vừa ốm dậy.
  • Tắm cho trẻ trong phòng kín, giữ phòng ở nhiệt độ ấm vừa phải. Chuẩn bị nước tắm với nhiệt độ phù hợp (khoảng 38 độ C). Nếu bạn không có nhiệt kế, có thể sử dụng phần cùi chỏ để thử nhiệt độ nước..
  • Tắm vào khung giờ cố định để thiết lập thói quen cho trẻ.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Có cần tắm trẻ sơ sinh mỗi ngày?

  • Nếu không được tắm rửa đều đặn, da bị bít lỗ chân lông, ngứa ngáy sẽ khiến bé rất khó chịu, thậm chí có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy, sau khi sinh, bé về nhà vẫn cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Mẹ có thể tắm bé sơ sinh hằng ngày hoặc cách ngày (khi trời rét, đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, theo trang healthychildren, có thể 2 – 3 ngày tắm một lần).
  • Nếu bạn muốn tắm cho bé mỗi ngày, hãy theo dõi xem làn da của bé có “biểu tình” không nhé. Những đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô, bong tróc là biểu hiện của tình trạng kích ứng quá mức. Bạn có thể sẽ cần phải giảm số lần tắm, đồng thời thay đổi cả sữa tắm cho bé.

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Nếu rốn chưa rụng, khi tắm bé, mẹ nên hạn chế nước thấm vào đó, khi tắm nên dùng khăn nhúng nước và làm sạch da cho bé là được.

Tham khảo: Rốn của trẻ sơ sinh

Trong vài tuần đầu tiên, khi rốn chưa rụng, tốt nhất nên dùng khăn tẩm nước ấm lau sạch người bé và gội đầu. Rửa mặt và tay thường xuyên và vệ sinh khu vực sinh dục của bé sau mỗi lần thay tã. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ không cần xà phòng hoặc dầu tắm cho bé gì đâu mà chỉ cần nước sạch và ấm là đủ.

Sau khi rốn khô và rụng, vùng rốn đã lành, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ sơ sinh tắm trong bồn tắm dành riêng cho bé, nước ấm 37 độ C. Một khuyến cáo chung là mức nước cao khoảng 5 cm, nhưng cho dù với bất kỳ lượng nước nào đi nữa, mẹ hãy chắc chắn giữ sự an toàn cho bé trong khi tắm. Bé nên được tắm trong phòng có nhiệt độ 28-32 độ C, đóng tất cả cửa và cửa sổ để tránh gió lùa. Có khăn tắm sẵn sàng để quấn em bé lên và ôm bé sau đó.

Một số bé có cảm giác thích thú khi được tắm nước ấm, nhưng những bé khác lại khóc khi tắm, vì vậy mẹ nên xem bé không thích tắm vì lý do nào, ví dụ như bé hoảng sợ khi chạm vào nước, hay nước quá nóng hay nước quá lạnh, hay bé khó chịu khi gội đầu… để khắc phục nhé. Đặc biệt, không bao giờ để bé một mình trong nước mẹ nhé!

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Giờ tắm phù hợp cho bé

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, ban đầu mẹ có thể thấy một chút sợ hãi,vì cảm giác bé yêu của mình sao mà nhỏ quá, sợ khi bế bé với trình trạng da bé ướt và trơn xà phòng sẽ dễ làm bé bị té. Mẹ sẽ có cảm giác mất tự tin, vì vậy hãy giữ bình tĩnh và duy trì một cách kiên nhẫn, từ từ mẹ sẽ thấy điều đó đơn giãn, có thể ban đầu chưa quen, mẹ nên nhờ một người phụ với mình. Trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại. Vì vậy, ngoài việc tắm cho bé vào một giờ cố định trong ngày, bạn cũng cần lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” cho mỗi lần tắm. Chẳng hạn, trước khi tắm, bạn sẽ nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé.” Tiếp đó, bạn massage cho bé, đưa bé vào nhà tắm và nhẹ nhàng tắm bé theo các bước từ đầu đến chân. Như vậy, khi bạn bắt đầu nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi tắm.

  • Đầu tiên mẹ nên rửa mặt, lau mặt, rửa và lau sau tai, xuống cổ, thân mình… cho bé, lưu ý các vùng nếp gấp như (cổ nách, bẹn, giữa các ngón tay, ngón chân,…). Sau khi tắm xong cho con, lúc này mẹ tiến hành gội đầu cho con với dầu gội dành cho em bé.
  • Để gội đầu, đầu tiên mẹ nên làm bé ướt, sau dùng một ít dầu gội đầu an toàn cho trẻ sơ sinh xoa nhẹ nhàng lên tóc bé và rửa lại với nước di chuyển xuống phía sau mặt của bé. Mẹ luôn luôn nhớ dùng bàn tay và cẳng tay hỗ trợ đầu và cổ của bé khi tắm nhé. Khi gội đầu xong, mẹ cũng chú ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé. Sau khi tắm xong mẹ nên dùng khăn lông quấn bé và ôm bé, để tránh bé bị lạnh.
  • Mỗi lần tắm chỉ nên trong 5 – 10 phút: Nhiều bé sơ sinh thích nước, nhưng nhiều bé khác lại không. Nếu con bạn không thích nước, hãy tắm cho bé thật nhanh. Bên cạnh đó, việc mẹ thực hiện thao tác nhanh gọn, sẽ hạn chế nguy cơ trẻ bị cảm lạnh. Cơ thể bé mới sinh thường không tự điều chỉnh nhiệt độ tốt, do đó, bé rất dễ bị lạnh và cơ thể sẽ lạnh đi rất nhanh chóng. Vì vậy, mẹ nên chọn lúc trời ấm áp để tắm cho bé. Nếu không thể chọn thời điểm, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ phòng tắm bé đủ ấm. Chỉ cần bạn đảm bảo được điều kiện này, chuyện chọn thời điểm tốt nhất trong ngày để tắm cũng không quá quan trọng nữa, thậm chí khi mẹ tắm cho bé vào buổi tối.
  • Lau khô cho bé cẩn thận: Bé cần được lau khô kỹ, nhất là ở những phần có nếp gấp như cổ tay, háng, cổ, cổ chân, hậu môn vì nước đọng có thể khiến bé bị lạnh và bị hăm

Mách nhỏ: Liệu kem dưỡng da sau khi tắm cho bé có cần thiết?

Hầu hết trẻ sơ sinh không cần kem dưỡng da sau khi tắm. Nếu da của bé rất khô, mẹ nên thoa một ít kem giữ ẩm cho trẻ sơ sinh vào vùng da khô.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý với mẹ về những điều cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  1. Không nên tắm cho trẻ quá lâu, chỉ nên tắm cho bé trong khoảng 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong thời gian 5 phút.
  2. Không nên gội đầu cho trẻ đầu tiên, mà nên tắm theo thứ tự đã nêu trên, để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể.
  3. Không nên dùng nuốc quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ phù hợp là khoảng 37-38 độ C. Mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.
  4. Khi bé sơ sinh bị sốt, mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Ngoài ra, mẹ có thể tắm cho trẻ khi bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
  5. Không nên vệ sinh bộ phận sinh dục quá kỹ bằng cách chà cọ mạnh, hay ngoáy sâu vào bộ phận sinh dục.
  6. Nên chuẩn bị đầy đủ đồ dụng cần thiết trước khi tắm cho bé.
  7. Không nên tắm cho bé ở nơi thoáng gió, điều này dễ gây cảm lạnh.
  8. Không nên cho bé bú ngay sau khi tắm. Thay vào đó mẹ nên cho bé uống một chút nước ấm.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đừng quên đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies® để tìm hiểu thêm thông tin các sản phẩm Huggies® nhé!