Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
8 tháng tuổi là khoảng thời gian các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất, để phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, ba mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu nhé.
1Bé 8 tháng tuổi nên ăn dặm như thế nào?
Trẻ 8 tháng tuổi là giai đoạn cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn so với những tháng đầu đời, vì đây là thời gian trẻ rất hiếu động và cần nhiều năng lượng.
Chính vì thế, việc tăng cường các nhóm chất dinh dưỡng vào thực đơn ăn dặm hàng ngày, để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí não là vô cùng cần thiết.
Một số nhóm dưỡng chất mà ba mẹ cần lưu ý bổ sung khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, bao gồm:
- Tinh bột: Tinh bột được xem là nhóm dinh dưỡng rất quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. Đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp cung cấp năng lượng cho bé, một số thực phẩm chứa tinh bột mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé như: gạo, bánh mì, bột yến mạch, khoai tây,…
- Chất đạm (protein): Được xem là nhóm dưỡng chất cơ bản và quan trọng giúp phát triển bộ não và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ vì thế cha mẹ không nên bỏ qua dưỡng chất này khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Thiếu đạm sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên bổ sung đạm vừa đủ, vì nếu dư sẽ dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm tốt cho bé như: thịt gà, thịt bò, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, đậu hũ,…
- Chất béo: nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tham khảo một số thực phẩm có chứa chất béo như: dầu oliu, dầu gấc, bơ lạt,…để giúp thực đơn ăn dặm của bé phong phú và dinh dưỡng hơn.
- Chất xơ: Đây là loại chất có nhiều trong các loại rau củ: bông cải xanh, rau xanh, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngòi, đậu đũa,…. Cha mẹ cần bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm cho bé để đảm bảo bé có thể ăn được rau xanh và các loại củ ngay từ khi còn nhỏ.
Đồng thời, tránh những tình trạng khi lớn lên bé không biết ăn rau củ.
- Vitamin: Vitamin chứa nhiều trong các loại trái cây, thúc đẩy quá trình tiêu hóa được dễ dàng cho trẻ. Chính vì lý do này, ba mẹ hãy thêm vitamin vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi, đặc biệt là vitamin A, C, D.
- Sắt: Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ (ví dụ: thịt bò), các loại rau có màu xanh đậm (rau cải, bông cải xanh,..). Bổ sung đầy đủ sắt vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh, tránh ốm đau, mệt mỏi.
- Kẽm: Ngoài những dưỡng chất đã kể trên, kẽm cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Kẽm có nhiều trong thịt bò, bí ngô, hạt vừng, măng tây, sữa chua,…Bổ sung kẽm đầy đủ, để tránh trường hợp trẻ dễ bị nhiễm khuẩn vì thiếu kẽm.
Các nhóm dưỡng chất cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. Nguồn: Unplash
2Lượng ăn dặm của bé 8 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, bé vẫn cần nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho bé từ 600-800ml sữa/ngày. Đồng thời, có thể kết hợp thêm khẩu phần ăn dặm khoảng 3 bữa/ngày. Tùy thuộc vào nếp sinh hoạt của mỗi gia đình mà ba mẹ có thể điều chỉnh thời gian cho bé ăn dặm một cách hợp lý.
Một ngày có thể ăn dặm 3 bữa, vậy mỗi bữa ăn bao nhiêu là đủ? Đâu là cách cho bé ăn dặm khoa học? Đầu tiên hãy cùng AVAKids tham khảo lượng dinh dưỡng bé cần nạp trong một ngày, từ đó các mẹ phân bổ cho phù hợp với lịch ăn của bé:
- Sữa( sữa mẹ, sữa bột): 600-800ml
- Tinh bột (gạo, yến mach,…): 75-90g
- Đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…): 45-50g
- Chất béo (dầu, mỡ): 15-20g
- Chất xơ từ rau xanh: 50-80g
- Vitamin từ trái cây chín: 60-100g
Việc xây dựng khẩu phần ăn dặm hợp lý là cần thiết cho bé, tuy nhiên ba mẹ không nên gượng ép con ăn hết lượng thức ăn đã nấu.
Bởi vì theo các chuyên gia, khi bé có dấu hiệu không muốn ăn nữa như lè thức ăn, quay mặt đi không cho mẹ đút,…tức là bé đã no và ba mẹ có thể dừng việc cho con ăn tại đây, để đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, cần lưu ý một số điểm sau:
- Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, mẹ không nên ngừng cho bé bú sữa mẹ để ăn dặm.
- Khi nấu thực đơn ăn dặm không nên thêm quá nhiều gia vị, mà hãy giữ nguyên hương vị gốc của thực phẩm. Vì ăn nhạt sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.
- Ba mẹ cần thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên, nấu đa dạng các món ăn để bé thích thú hơn khi mới bắt đầu ăn dặm.
- Nếu bé không muốn ăn món nào đó thì không nên gượng ép, tránh trường hợp bé sợ và dẫn đến tình trạng biếng ăn. Thay vào đó, hãy thử cho bé ăn vào lần sau hoặc chế biến theo một cách khác.
Bé thích thú khi ăn dặm. Nguồn: hongngochospital.vn
3Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Như đã nói ở trên, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần được phong phú và đa dạng, đồng thời vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Dưới đây, AVAKids sẽ chia sẻ một số món ăn vừa ngon, vừa dinh dưỡng cho bé ăn dặm, ba mẹ có thể tham khảo:
1. Cháo thịt heo bí đỏ
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo, dầu gấc
- Bí đỏ
- Thịt heo nạc
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và rửa sạch.
- Cho thịt nạc heo và bí đỏ vào nước đun sôi. Nấu chín rồi vớt thịt và bí đỏ ra tô để nguội.
- Sau đó, say nhuyễn thịt và nghiền nhuyễn bí đỏ.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó bỏ thịt và bí đỏ đã nhuyễn vào, nấu tiếp 3 phút cho chín hẳn.
- Cuối cùng, cho một ít dầu gấc vào khuấy đều và tắt bếp.
Cháo thịt heo bí đỏ. Nguồn: eva.vn
2. Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo
- Nấm rơm
- Thịt heo nạc
- Dầu ăn/ dầu oliu
Cách chế biến:
- Rửa sạch nấm rơm và thịt heo, sau đó băm nhỏ và xào chín với dầu.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho hỗn hợp nấm thịt heo đã xào vào.
- Đun thêm 3 phút rồi tắt bếp.
3. Cháo súp lơ thịt bò
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo
- Thịt bò nạc
- Súp lơ (bông cải xanh)
- Dầu oliu
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt bò và súp lơ. Đem hấp sơ, để nguội, sau đó xay nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho hỗn hợp súp lơ thịt bò đã xay vào, nấu thêm 3 phút.
- Cuối cùng cho một ít dầu oliu vào khuấy đều và tắt bếp.
Cháo súp lơ thịt bò. Nguồn: monmientrung.com
4. Cháo thịt gà nấm hương
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Thịt đùi gà
- Nấm hương
Cách chế biến:
- Đùi gà rửa sạch, đem đi luộc rồi lấy phần thịt ra xay hoặc xé nhỏ.
- Nấm hương rửa sạch, thái hoặc xay nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước luộc gà ban nãy đến khi chín nhừ.
- Cháo gần được thì cho thịt gà và nấm hương đã làm nhuyễn vào nấu cùng thêm 2 phút rồi tắt bếp.
5. Cháo khoai tây thịt gà
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Khoai tây
- Thịt ức gà
- Hành lá
Cách chế biến:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch với nước muối và nước. Sau đó đem hấp chín.
- Ức gà rửa sạch, hấp sơ rồi xay nhỏ.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho khoai tây và ức gà đã xay vào nấu cùng thêm 3 phút.
- Cuối cùng, cho thêm ít hành lá (nếu muốn) và tắt bếp.
6. Cháo tôm rau dền
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo
- Tôm
- Rau dền
- Dầu oliu
Cách chế biến:
- Tôm rửa sạch xay nhuyễn, rau dền rửa sạch băm nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho tôm và rau dền đã nhuyễn vào, nấu thêm 3 phút.
- Cuối cùng cho một ít dầu oliu vào và tắt bếp.
Cháo tôm rau dền. Nguồn: dienmayxanh.com
7. Cháo cá cà rốt
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Cá tươi
- Cà rốt
- Dầu oliu/ dầu ăn
Cách chế biến:
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cá rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cháo gần nhừ thì cho cà rốt và cá vào, nấu thêm 2 phút.
- Cuối cùng, cho một ít dầu oliu vào khuấy đều và tắt bếp.
8. Súp bí đỏ thịt bò
Nguyên liệu cần có:
- Bí đỏ
- Thịt bò
- Hành tây
- Dầu ăn
- Rau mùi (rau ngò)
- Nước
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt bên trong, rửa sạch cắt nhỏ.
- Thịt bò rửa sạch và xay nhuyễn.
- Hành tây rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xào với dầu trong nồi.
- Sau đó cho thịt bò đã xay vào đảo đều khoảng 1-2 phút, rồi cho lượng nước vừa ăn vào nồi và đun sôi.
- Khi nước sôi, cho bí đỏ vào nấu với lửa vừa, minh tới khi bí đỏ mềm nhuyễn thì cho một ít rau mùi lên trên và tắt bếp.
Súp bí đỏ thịt bò. Nguồn: ameovat.com
4Kết luận
Tóm lại, 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần được chăm sóc và ăn uống hợp lý để bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Ngoài nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa mẹ, việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi đúng cách là hết sức cần thiết.
Ba mẹ cần lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thật phong phú và đa dạng nhưng vẫn phải đầy đủ các nhóm chất, vừa đảm bảo dưỡng chất, vừa giúp kích thích bé ăn dặm ngon hơn. Hy vọng thực đơn AVAKids chia sẻ ở trên đã giúp ba mẹ có thêm sự tham khảo để chăm con tốt hơn ở độ 8 tháng tuổi.
Nếu mẹ không có nhiều thời gian nấu ăn cho bé, mẹ hãy thử tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm và bánh ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng tại AVAKids.
Mai Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Thùy Trang
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
8 tháng tuổi là khoảng thời gian các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất, để phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, ba mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu nhé.
1Bé 8 tháng tuổi nên ăn dặm như thế nào?
Trẻ 8 tháng tuổi là giai đoạn cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn so với những tháng đầu đời, vì đây là thời gian trẻ rất hiếu động và cần nhiều năng lượng.
Chính vì thế, việc tăng cường các nhóm chất dinh dưỡng vào thực đơn ăn dặm hàng ngày, để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí não là vô cùng cần thiết.
Một số nhóm dưỡng chất mà ba mẹ cần lưu ý bổ sung khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, bao gồm:
- Tinh bột: Tinh bột được xem là nhóm dinh dưỡng rất quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. Đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp cung cấp năng lượng cho bé, một số thực phẩm chứa tinh bột mẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé như: gạo, bánh mì, bột yến mạch, khoai tây,…
- Chất đạm (protein): Được xem là nhóm dưỡng chất cơ bản và quan trọng giúp phát triển bộ não và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ vì thế cha mẹ không nên bỏ qua dưỡng chất này khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi. Thiếu đạm sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên bổ sung đạm vừa đủ, vì nếu dư sẽ dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm tốt cho bé như: thịt gà, thịt bò, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, đậu hũ,…
- Chất béo: nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi cho bé ăn dặm, cha mẹ nên tham khảo một số thực phẩm có chứa chất béo như: dầu oliu, dầu gấc, bơ lạt,…để giúp thực đơn ăn dặm của bé phong phú và dinh dưỡng hơn.
- Chất xơ: Đây là loại chất có nhiều trong các loại rau củ: bông cải xanh, rau xanh, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngòi, đậu đũa,…. Cha mẹ cần bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn dặm cho bé để đảm bảo bé có thể ăn được rau xanh và các loại củ ngay từ khi còn nhỏ.
Đồng thời, tránh những tình trạng khi lớn lên bé không biết ăn rau củ.
- Vitamin: Vitamin chứa nhiều trong các loại trái cây, thúc đẩy quá trình tiêu hóa được dễ dàng cho trẻ. Chính vì lý do này, ba mẹ hãy thêm vitamin vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi, đặc biệt là vitamin A, C, D.
- Sắt: Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ (ví dụ: thịt bò), các loại rau có màu xanh đậm (rau cải, bông cải xanh,..). Bổ sung đầy đủ sắt vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi để trẻ phát triển khỏe mạnh, tránh ốm đau, mệt mỏi.
- Kẽm: Ngoài những dưỡng chất đã kể trên, kẽm cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng mà ba mẹ không nên bỏ qua khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé. Kẽm có nhiều trong thịt bò, bí ngô, hạt vừng, măng tây, sữa chua,…Bổ sung kẽm đầy đủ, để tránh trường hợp trẻ dễ bị nhiễm khuẩn vì thiếu kẽm.
Các nhóm dưỡng chất cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng. Nguồn: Unplash
2Lượng ăn dặm của bé 8 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, bé vẫn cần nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần đảm bảo cung cấp cho bé từ 600-800ml sữa/ngày. Đồng thời, có thể kết hợp thêm khẩu phần ăn dặm khoảng 3 bữa/ngày. Tùy thuộc vào nếp sinh hoạt của mỗi gia đình mà ba mẹ có thể điều chỉnh thời gian cho bé ăn dặm một cách hợp lý.
Một ngày có thể ăn dặm 3 bữa, vậy mỗi bữa ăn bao nhiêu là đủ? Đâu là cách cho bé ăn dặm khoa học? Đầu tiên hãy cùng AVAKids tham khảo lượng dinh dưỡng bé cần nạp trong một ngày, từ đó các mẹ phân bổ cho phù hợp với lịch ăn của bé:
- Sữa( sữa mẹ, sữa bột): 600-800ml
- Tinh bột (gạo, yến mach,…): 75-90g
- Đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…): 45-50g
- Chất béo (dầu, mỡ): 15-20g
- Chất xơ từ rau xanh: 50-80g
- Vitamin từ trái cây chín: 60-100g
Việc xây dựng khẩu phần ăn dặm hợp lý là cần thiết cho bé, tuy nhiên ba mẹ không nên gượng ép con ăn hết lượng thức ăn đã nấu.
Bởi vì theo các chuyên gia, khi bé có dấu hiệu không muốn ăn nữa như lè thức ăn, quay mặt đi không cho mẹ đút,…tức là bé đã no và ba mẹ có thể dừng việc cho con ăn tại đây, để đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, cần lưu ý một số điểm sau:
- Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, mẹ không nên ngừng cho bé bú sữa mẹ để ăn dặm.
- Khi nấu thực đơn ăn dặm không nên thêm quá nhiều gia vị, mà hãy giữ nguyên hương vị gốc của thực phẩm. Vì ăn nhạt sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.
- Ba mẹ cần thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên, nấu đa dạng các món ăn để bé thích thú hơn khi mới bắt đầu ăn dặm.
- Nếu bé không muốn ăn món nào đó thì không nên gượng ép, tránh trường hợp bé sợ và dẫn đến tình trạng biếng ăn. Thay vào đó, hãy thử cho bé ăn vào lần sau hoặc chế biến theo một cách khác.
Bé thích thú khi ăn dặm. Nguồn: hongngochospital.vn
3Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Như đã nói ở trên, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần được phong phú và đa dạng, đồng thời vẫn phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Dưới đây, AVAKids sẽ chia sẻ một số món ăn vừa ngon, vừa dinh dưỡng cho bé ăn dặm, ba mẹ có thể tham khảo:
1. Cháo thịt heo bí đỏ
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo, dầu gấc
- Bí đỏ
- Thịt heo nạc
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và rửa sạch.
- Cho thịt nạc heo và bí đỏ vào nước đun sôi. Nấu chín rồi vớt thịt và bí đỏ ra tô để nguội.
- Sau đó, say nhuyễn thịt và nghiền nhuyễn bí đỏ.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó bỏ thịt và bí đỏ đã nhuyễn vào, nấu tiếp 3 phút cho chín hẳn.
- Cuối cùng, cho một ít dầu gấc vào khuấy đều và tắt bếp.
Cháo thịt heo bí đỏ. Nguồn: eva.vn
2. Cháo thịt heo nấm rơm
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo
- Nấm rơm
- Thịt heo nạc
- Dầu ăn/ dầu oliu
Cách chế biến:
- Rửa sạch nấm rơm và thịt heo, sau đó băm nhỏ và xào chín với dầu.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho hỗn hợp nấm thịt heo đã xào vào.
- Đun thêm 3 phút rồi tắt bếp.
3. Cháo súp lơ thịt bò
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo
- Thịt bò nạc
- Súp lơ (bông cải xanh)
- Dầu oliu
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt bò và súp lơ. Đem hấp sơ, để nguội, sau đó xay nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho hỗn hợp súp lơ thịt bò đã xay vào, nấu thêm 3 phút.
- Cuối cùng cho một ít dầu oliu vào khuấy đều và tắt bếp.
Cháo súp lơ thịt bò. Nguồn: monmientrung.com
4. Cháo thịt gà nấm hương
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Thịt đùi gà
- Nấm hương
Cách chế biến:
- Đùi gà rửa sạch, đem đi luộc rồi lấy phần thịt ra xay hoặc xé nhỏ.
- Nấm hương rửa sạch, thái hoặc xay nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước luộc gà ban nãy đến khi chín nhừ.
- Cháo gần được thì cho thịt gà và nấm hương đã làm nhuyễn vào nấu cùng thêm 2 phút rồi tắt bếp.
5. Cháo khoai tây thịt gà
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Khoai tây
- Thịt ức gà
- Hành lá
Cách chế biến:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch với nước muối và nước. Sau đó đem hấp chín.
- Ức gà rửa sạch, hấp sơ rồi xay nhỏ.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho khoai tây và ức gà đã xay vào nấu cùng thêm 3 phút.
- Cuối cùng, cho thêm ít hành lá (nếu muốn) và tắt bếp.
6. Cháo tôm rau dền
Nguyên liệu cần có:
- Gạo/ bột gạo
- Tôm
- Rau dền
- Dầu oliu
Cách chế biến:
- Tôm rửa sạch xay nhuyễn, rau dền rửa sạch băm nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó cho tôm và rau dền đã nhuyễn vào, nấu thêm 3 phút.
- Cuối cùng cho một ít dầu oliu vào và tắt bếp.
Cháo tôm rau dền. Nguồn: dienmayxanh.com
7. Cháo cá cà rốt
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Cá tươi
- Cà rốt
- Dầu oliu/ dầu ăn
Cách chế biến:
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cá rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cháo gần nhừ thì cho cà rốt và cá vào, nấu thêm 2 phút.
- Cuối cùng, cho một ít dầu oliu vào khuấy đều và tắt bếp.
8. Súp bí đỏ thịt bò
Nguyên liệu cần có:
- Bí đỏ
- Thịt bò
- Hành tây
- Dầu ăn
- Rau mùi (rau ngò)
- Nước
Cách chế biến:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt bên trong, rửa sạch cắt nhỏ.
- Thịt bò rửa sạch và xay nhuyễn.
- Hành tây rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xào với dầu trong nồi.
- Sau đó cho thịt bò đã xay vào đảo đều khoảng 1-2 phút, rồi cho lượng nước vừa ăn vào nồi và đun sôi.
- Khi nước sôi, cho bí đỏ vào nấu với lửa vừa, minh tới khi bí đỏ mềm nhuyễn thì cho một ít rau mùi lên trên và tắt bếp.
Súp bí đỏ thịt bò. Nguồn: ameovat.com
4Kết luận
Tóm lại, 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần được chăm sóc và ăn uống hợp lý để bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Ngoài nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa mẹ, việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi đúng cách là hết sức cần thiết.
Ba mẹ cần lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng thật phong phú và đa dạng nhưng vẫn phải đầy đủ các nhóm chất, vừa đảm bảo dưỡng chất, vừa giúp kích thích bé ăn dặm ngon hơn. Hy vọng thực đơn AVAKids chia sẻ ở trên đã giúp ba mẹ có thêm sự tham khảo để chăm con tốt hơn ở độ 8 tháng tuổi.
Nếu mẹ không có nhiều thời gian nấu ăn cho bé, mẹ hãy thử tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm và bánh ăn dặm cho bé thơm ngon, bổ dưỡng tại AVAKids.
Mai Thu tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Thùy Trang
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi