Thực Đơn Ăn Dặm 8 Tháng Cho Bé Tăng Cân, Phát Triển Khỏe Mạnh

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đúng chuẩn sẽ giúp trẻ tăng cân và phát triển khỏe mạnh. Bởi chúng sẽ đáp ứng được nguồn dinh dưỡng đa dạng và cần thiết song song xen kẽ với sữa mẹ của bé yêu. Cùng Huggies tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng giúp tăng cân lành mạnh và những điều nên tránh khi xây dựng thực đơn nhé.

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ dinh dưỡng Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, dễ tăng cân

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi đã cao hơn khá nhiều so với những tháng đầu đời. Do đó, bên cạnh nguồn dưỡng chất thiết yếu là sữa mẹ thì bạn cũng cần cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết qua bữa ăn dặm để giúp trẻ phát triển toàn diện. Một số dưỡng chất nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mà bạn cần lưu ý bao gồm:

Protein. Kẽm. Sắt. Omega-3. Các loại Vitamin như A, C, D,…

Tất cả dưỡng chất này đều có những công dụng nhau nhưng chung quy thì chúng rất cần thiết cho sự phát triển và tăng cân ở trẻ 8 tháng. Các chất này đều chứa rất nhiều trong thực phẩm tự nhiên nên giúp cho việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân an toàn sẽ trở nên đơn giản hơn với bố mẹ.

Tham khảo thêm:

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì

Mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé 8 tháng qua các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh,… (Nguồn: Sưu tầm)

Lượng thức ăn cho bé 8 tháng

Ở giai đoạn này, bạn nên cho bé ăn từ 5 – 6 bữa mỗi ngày gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Đồng thời bạn cũng nên duy trì việc bú sữa mẹ thường xuyên theo nhu cầu của bé. Bạn có thể dựa vào thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ và gia đình để lên thời gian biểu ăn uống hợp lý cho bé. Dưới đây là gợi ý về thời gian biểu ăn uống cho bé mà bạn có thể tham khảo:

Bữa sáng chính: 7 – 8 giờ sáng. Bữa phụ thứ nhất: gần trưa từ 10 – 11 giờ sáng. Bữa trưa chính: 12 – 13 giờ chiều. Bữa phụ thứ hai: chập tối từ 15 – 16 giờ chiều. Bữa tối chính: 18 giờ tối. Bữa phụ thứ ba: vào lúc 21 giờ tối.

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ vẫn đang phát triển khá nhanh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Do vậy, bạn cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng sao cho bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để bé khỏe mạnh và tăng cân đều. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất bao gồm tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

Dưới đây là gợi ý về lượng thực phẩm cần bổ sung mỗi ngày vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng nhẹ cân:

Sữa (sữa mẹ/ sữa bò/ sữa công thức,…): 600ml. Dầu (mỡ): 15 – 20g (khoảng 4-6 thìa cafe loại 5ml). Rau xanh các loại: 50 – 80g. Quả chín: 60 – 100g. Tinh bột (gạo,…): 75 – 90g. Protein (thịt, cá, trứng, tôm,…): 45 – 50g.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

Lượng thức ăn cho bé 8 tháng tuổi là bao nhiêu

Ở giai đoạn 8 tháng, cha mẹ có thể cho bé ăn từ 5 – 6 bữa trong một ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Bé 8 tháng uống bao nhiêu sữa?

Một em bé 8 tháng tuổi cần tiêu thụ khoảng 720ml sữa công thức trong vòng 24 giờ. Vì vậy, nếu số lần uống sữa của bé trong ngày là 6 cử thì bạn hãy pha mỗi bình sữa khoảng 120ml. Nếu bé vẫn còn cho bú mẹ thì sẽ khó khăn hơn cho việc đong đo lượng sữa bé cần tiêu thụ. Bạn không cần lo lắng về điều đó mà hãy tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu, khoảng 3 – 4 tiếng/ lần.

Tham khảo thêm:

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì? Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Bé 8 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa

Một em bé 8 tháng tuổi cần tiêu thụ khoảng 720ml sữa công thức trong vòng 24 giờ (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, do đó, bạn vẫn nên duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600ml mỗi ngày. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa,… nhằm tránh gan, thận của bé làm việc quá tải. Khi chế biến thức ăn dặm cho bé, bạn không nên nêm thêm gia vị nhằm giúp trẻ phát triển vị giác và cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn. Đồng thời, việc này cũng tập cho bé thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ thận. Tỉ lệ nấu cháo chuẩn cho bé 8 tháng là 10g gạo với 70ml nước. Mẹ nên thêm chất béo thực vật và động vật vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mỗi ngày bởi đây là dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý cho vừa đủ và không nên cho quá nhiều (khoảng 15 – 20g/ ngày). Bạn hãy xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng một cách phong phú với đầy đủ dưỡng chất cần thiết để kích thích khẩu vị, giúp bé ăn ngon và tăng cân.

Tham khảo thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

Tỷ lệ nấu cháo chuẩn là 1:7

Tỷ lệ nấu cháo chuẩn cho bé 8 tháng ăn dặm giữa gạo với nước là 1:7 (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm 8 tháng truyền thống cho bé

Cùng tham khảo ngay 7 món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân nhé.

Cháo thịt bò súp lơ

Nguyên liệu

Gạo tẻ. Thịt bò. Súp lơ xanh. Nước. Muối.

Cách làm

Vo gạo và ninh nhừ cháo với lửa nhỏ (có thể nêm thêm ít muối vào), thỉnh thoảng khuấy đều để tránh gạo dính vào đáy nồi. Rửa sạch thịt bò rồi cho vào máy xay nhuyễn. Phần súp lơ sau khi rửa sạch thì đem băm nhỏ ra. Khi cháo chín, mẹ đổ hỗn hợp súp lơ và thịt bò vào nấu cùng, khuấy đều và tiếp tục đun sôi từ 3 – 5 phút cho chín thì tắt bếp.

Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng tháng tuổi

Cháo thịt bò súp lơ - món ngon ăn dặm cho bé 8 tháng

Cháo thịt bò súp lơ (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt gà nấm hương

Nguyên liệu

Gạo thơm. Đùi gà. Nấm hương. Nước.

Cách làm

Hầm đùi gà để lấy nước cốt nấu cháo còn phần thịt thì bằm hoặc xay nhuyễn và để ra chén riêng. Vo gạo, bỏ vào nồi, chế thêm ít nước và ninh nhừ trên lửa nhỏ. Nấm hương cắt bỏ chân nấm, rửa sạch rồi thái nhuyễn. Khi cháo sôi, thêm nấm hương vào nấu đến khi cháo chín thì cho thịt gà vào.

Cháo thịt heo rau cải ngọt

Nguyên liệu

Cháo trắng. Rau cải ngọt. Thịt heo. Dầu ăn. Nước mắm trẻ em.

Cách làm

Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn. Rau cải ngọt nhặt bỏ phần hư, rửa sạch rồi băm nhỏ. Khi cháo chín mềm thì cho thịt vào nấu thêm 5 phút cho chín. Tiếp tục cho rau cải ngọt vào và nấu thêm 3 – 5 phút để rau cùng thịt chín nhừ là hoàn thành.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm: Cháo thịt bò cải thảo

Món cháo ăn dặm cho bé thịt heo rau cải ngọt

Cháo thịt heo rau cải ngọt (Nguồn: Sưu tầm)

Món cháo cua khoai mỡ

Nguyên liệu

Thịt cua tươi. Mỡ heo. Thịt heo nạc. Khoai mỡ. Hành, ngò gai, muối.

Cách làm

Mỡ heo, thịt heo và thịt cua sau rửa sạch thì đem xay mịn với nhau, nêm thêm ít muối và ướp trong vòng 15 phút. Sau đó, mẹ hãy nặn hỗn hợp chả cua thành từng viên tròn nhỏ. Hành, ngò gai rửa sạch và cắt nhuyễn. Khoai mỡ gọt bỏ vỏ, rửa sạch và nạo nhuyễn. Đun sôi nước rồi thả từng viên chả cua vào bên trong. Khi nào tất cả các viên chả cua nổi lên thì vớt chúng ra rồi cho khoai mỡ vào và ninh thành cháo sệt. Khi khoai mỡ sôi sệt lại thì mẹ cho chả cua vào nấu cùng khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, mẹ múc cháo ra tô nhỏ và rắc thêm chút hành ngò lên trên.

Món cháo cua khoai mỡ - gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Cháo cua khoai mỡ thơm ngon, hấp dẫn và thơm ngon tới miếng cuối cùng (Nguồn: Sưu tầm)

Món cháo trứng gà khoai lang

Nguyên liệu

Trứng gà. Khoai lang. Gạo tẻ. Sữa tươi. Muối.

Cách làm

Gạo tẻ đem vo sạch rồi ninh với nước cho nhừ. Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, đem hấp chín rồi dùng muỗng tán nhuyễn. Sau đó, mẹ cho sữa tươi vào khoai lang còn nóng và trộn đều. Khi cháo bắt đầu mềm thì thêm ít muối vào và khuấy đều, rồi cho khoai lang vào nấu cùng. Khi thấy cháo và khoai lang quyện lại với nhau thì mẹ cho lòng đỏ trứng gà vào và tiếp tục đun hỗn hợp với lửa nhỏ từ 2 – 3 phút là hoàn thành.

Nấu cháo ăn dặm cho bé với món cháo trứng gà khoai lang

Món cháo trứng gà khoai lang (Nguồn: Sưu tầm)

Súp thịt bò bí đỏ

Nguyên liệu

Nước dùng từ sườn. Thịt bò. Bí đỏ. Bơ. Rau mùi. Hành tây.

Cách làm

Thịt bò rửa sạch, để ráo nước và đem xay mịn. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và đem xay nhuyễn như thịt bò. Hành tây gọt vỏ, băm nhuyễn. Rau mùi rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun nóng cho tan, mẹ tiếp tục cho lần lượt hành tây, thịt bò vào và đảo nhanh tay. Khi thịt chín thì cho bí đỏ xay vào xào thêm khoảng 2 – 3 phút. Đổ thêm ít nước vào (vừa đến xâm xấp mặt hỗn hợp) và tiếp tục nấu trong vòng 10 – 15 phút cho súp chín nhừ là được. Nếu bé ăn được gia vị thì mẹ có thể cho thêm ít rau mùi vào cho thơm.

Súp gà ngô ngọt

Nguyên liệu

Xương gà: 45g. Thịt ức gà: 30g. Ngô ngọt: 1/2 bắp. Cà rốt: 1/3 củ. Nấm rơm: 3 cái. Rau mùi, hành lá. Muối, bột mì.

Cách làm

Xương gà và thịt gà đem rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm nước cùng ít muối vào hầm trên lửa vừa. Thỉnh thoảng mẹ hãy dùng muỗng hớt bỏ hết lớp bọt nổi lên. Khi thịt gà chín thì vớt ra và tiếp tục dùng phần nước này nấu cháo cho có vị ngọt tự nhiên. Phần thịt gà chín để nguội rồi đem xé nhỏ và băm nhuyễn. Nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt rửa sạch và băm nhỏ. Rau mùi, hành lá đem rửa sạch, ráo nước và cắt nhỏ. Đun sôi nước dùng gà rồi cho hỗn hợp rau nấm rơm, cà rốt và ngô ngọt vào nấu cùng. Hòa tan bột mì với nước và cho vào nồi nước dùng để tạo độ sánh. Sau cùng, mẹ cho thịt gà vào đảo đều tay đợi đến khi hỗn hợp sôi lại thì tắt bếp. Múc súp ra bát rồi rắc thêm một ít hành lá, rau mùi băm nhỏ lên trên.

úp gà ngô ngọt thơm ngon, dễ tiêu

Súp gà ngô ngọt thơm ngon, dễ tiêu khiến bé yêu ăn nhanh chóng lớn (Nguồn: Sưu tầm)

Một số sai lầm trong cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi mà mẹ nên tránh

Nấu cháo bằng nước xương hầm

Rất nhiều cha mẹ ngày nào cũng hầm xương để lấy nước nấu cháo cho bé 8 tháng vì nghĩ rằng sẽ giúp trẻ hấp thu chất bổ từ xương. Thế nhưng việc hầm xương chỉ có tác dụng tạo vị ngọt và mùi thơm cho món ăn trong khi chất đạm vẫn còn ở xác thịt và xương. Vì vậy, để đề phòng bé bị suy dinh dưỡng do thiếu chất thì bạn nên cho trẻ ăn cả nước lẫn xác nhé!

Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Việc cho bé 8 tháng tuổi ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu sẽ khiến trẻ bị ỷ lại và lười nhai. Việc này dẫn đến việc dù bé đã lớn đến 3 – 4 tuổi và mọc đầy đủ răng rồi nhưng vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn, vì cứ ăn phải thức ăn lợn cợn là bé sẽ bị hóc hoặc nôn ói.

Không những vậy, việc lười nhai sẽ khiến dịch vị của bé không được kích thích nên cảm nhận mùi vị thức ăn kém và dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Để tránh điều này, bạn nên tập cho bé ăn những loại thức ăn phù hợp với từng thời điểm phát triển của trẻ. Khi bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7 – 8 tháng thì nên cho bé ăn cháo rây nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập cho bé ăn cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như bún, phở,…

Tham khảo thêm: Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè” cho bé 8 tháng tuổi

Do không có thời gian nên nhiều cha mẹ có xu hướng mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn cho con ăn. Việc này dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ vì cháo dinh dưỡng “vỉa hè” thường rất loãng và không đủ dưỡng chất. Thậm chí còn dễ khiến trẻ nhập viện do tiêu chảy và nôn mửa vì cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đủ chất cho bé

Cho trẻ ăn quá mặn

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ bệnh thận, huyết áp cao, đau tim,… ở bé 8 tháng. Bởi trẻ nhỏ có cảm nhận vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều lần. Do đó, khi nêm nếm thức ăn cho bé 8 tháng thì bạn cần nêm nhạt hơn bình thường.

Đun lại nhiều lần

Do bận rộn và lượng thức ăn tiêu thụ của bé 8 tháng mỗi lần không nhiều nên khiến nhiều mẹ bỉm có xu hướng nấu một nồi cháo to và hâm nhiều lần mỗi khi cho bé ăn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến thức ăn không giữ được chất dinh dưỡng vốn có. Vì thế, để đảm bảo hương vị và lượng vitamin, khoáng chất trong các loại thực phẩm được bảo toàn thì bạn chỉ nên hâm thức ăn 1 – 2 lần mà thôi.

Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

Mẹ nên tránh sai lầm cho bé ăn dặm bằng đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Bé 8 tháng được cho ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu sẽ khiến bé lười nhai, không kích thích vị giác và trở nên biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng với những chia sẻ về các món ngon cũng như cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân chi tiết trên đây đã giúp bạn nắm được bí quyết giúp con yêu phát triển toàn diện. Ghé thăm website Huggies thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ hợp lý theo từng độ tuổi. Nếu có thắc mắc gì mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia và tra cứu thực đơn cho bé tại Huggies nhé!

Thực Đơn Ăn Dặm 8 Tháng Cho Bé Tăng Cân, Phát Triển Khỏe Mạnh

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đúng chuẩn sẽ giúp trẻ tăng cân và phát triển khỏe mạnh. Bởi chúng sẽ đáp ứng được nguồn dinh dưỡng đa dạng và cần thiết song song xen kẽ với sữa mẹ của bé yêu. Cùng Huggies tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng giúp tăng cân lành mạnh và những điều nên tránh khi xây dựng thực đơn nhé.

Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ dinh dưỡng Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, dễ tăng cân

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi đã cao hơn khá nhiều so với những tháng đầu đời. Do đó, bên cạnh nguồn dưỡng chất thiết yếu là sữa mẹ thì bạn cũng cần cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết qua bữa ăn dặm để giúp trẻ phát triển toàn diện. Một số dưỡng chất nên bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mà bạn cần lưu ý bao gồm:

Protein. Kẽm. Sắt. Omega-3. Các loại Vitamin như A, C, D,…

Tất cả dưỡng chất này đều có những công dụng nhau nhưng chung quy thì chúng rất cần thiết cho sự phát triển và tăng cân ở trẻ 8 tháng. Các chất này đều chứa rất nhiều trong thực phẩm tự nhiên nên giúp cho việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân an toàn sẽ trở nên đơn giản hơn với bố mẹ.

Tham khảo thêm:

Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc

Bé 8 tháng tuổi ăn được gì

Mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé 8 tháng qua các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh,… (Nguồn: Sưu tầm)

Lượng thức ăn cho bé 8 tháng

Ở giai đoạn này, bạn nên cho bé ăn từ 5 – 6 bữa mỗi ngày gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Đồng thời bạn cũng nên duy trì việc bú sữa mẹ thường xuyên theo nhu cầu của bé. Bạn có thể dựa vào thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ và gia đình để lên thời gian biểu ăn uống hợp lý cho bé. Dưới đây là gợi ý về thời gian biểu ăn uống cho bé mà bạn có thể tham khảo:

Bữa sáng chính: 7 – 8 giờ sáng. Bữa phụ thứ nhất: gần trưa từ 10 – 11 giờ sáng. Bữa trưa chính: 12 – 13 giờ chiều. Bữa phụ thứ hai: chập tối từ 15 – 16 giờ chiều. Bữa tối chính: 18 giờ tối. Bữa phụ thứ ba: vào lúc 21 giờ tối.

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ vẫn đang phát triển khá nhanh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Do vậy, bạn cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng sao cho bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để bé khỏe mạnh và tăng cân đều. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất bao gồm tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

Dưới đây là gợi ý về lượng thực phẩm cần bổ sung mỗi ngày vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng nhẹ cân:

Sữa (sữa mẹ/ sữa bò/ sữa công thức,…): 600ml. Dầu (mỡ): 15 – 20g (khoảng 4-6 thìa cafe loại 5ml). Rau xanh các loại: 50 – 80g. Quả chín: 60 – 100g. Tinh bột (gạo,…): 75 – 90g. Protein (thịt, cá, trứng, tôm,…): 45 – 50g.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

Lượng thức ăn cho bé 8 tháng tuổi là bao nhiêu

Ở giai đoạn 8 tháng, cha mẹ có thể cho bé ăn từ 5 – 6 bữa trong một ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Bé 8 tháng uống bao nhiêu sữa?

Một em bé 8 tháng tuổi cần tiêu thụ khoảng 720ml sữa công thức trong vòng 24 giờ. Vì vậy, nếu số lần uống sữa của bé trong ngày là 6 cử thì bạn hãy pha mỗi bình sữa khoảng 120ml. Nếu bé vẫn còn cho bú mẹ thì sẽ khó khăn hơn cho việc đong đo lượng sữa bé cần tiêu thụ. Bạn không cần lo lắng về điều đó mà hãy tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu, khoảng 3 – 4 tiếng/ lần.

Tham khảo thêm:

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì? Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Bé 8 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa

Một em bé 8 tháng tuổi cần tiêu thụ khoảng 720ml sữa công thức trong vòng 24 giờ (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, do đó, bạn vẫn nên duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600ml mỗi ngày. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa,… nhằm tránh gan, thận của bé làm việc quá tải. Khi chế biến thức ăn dặm cho bé, bạn không nên nêm thêm gia vị nhằm giúp trẻ phát triển vị giác và cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn. Đồng thời, việc này cũng tập cho bé thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ thận. Tỉ lệ nấu cháo chuẩn cho bé 8 tháng là 10g gạo với 70ml nước. Mẹ nên thêm chất béo thực vật và động vật vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng mỗi ngày bởi đây là dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý cho vừa đủ và không nên cho quá nhiều (khoảng 15 – 20g/ ngày). Bạn hãy xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng một cách phong phú với đầy đủ dưỡng chất cần thiết để kích thích khẩu vị, giúp bé ăn ngon và tăng cân.

Tham khảo thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

Tỷ lệ nấu cháo chuẩn là 1:7

Tỷ lệ nấu cháo chuẩn cho bé 8 tháng ăn dặm giữa gạo với nước là 1:7 (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm 8 tháng truyền thống cho bé

Cùng tham khảo ngay 7 món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân nhé.

Cháo thịt bò súp lơ

Nguyên liệu

Gạo tẻ. Thịt bò. Súp lơ xanh. Nước. Muối.

Cách làm

Vo gạo và ninh nhừ cháo với lửa nhỏ (có thể nêm thêm ít muối vào), thỉnh thoảng khuấy đều để tránh gạo dính vào đáy nồi. Rửa sạch thịt bò rồi cho vào máy xay nhuyễn. Phần súp lơ sau khi rửa sạch thì đem băm nhỏ ra. Khi cháo chín, mẹ đổ hỗn hợp súp lơ và thịt bò vào nấu cùng, khuấy đều và tiếp tục đun sôi từ 3 – 5 phút cho chín thì tắt bếp.

Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng tháng tuổi

Cháo thịt bò súp lơ - món ngon ăn dặm cho bé 8 tháng

Cháo thịt bò súp lơ (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo thịt gà nấm hương

Nguyên liệu

Gạo thơm. Đùi gà. Nấm hương. Nước.

Cách làm

Hầm đùi gà để lấy nước cốt nấu cháo còn phần thịt thì bằm hoặc xay nhuyễn và để ra chén riêng. Vo gạo, bỏ vào nồi, chế thêm ít nước và ninh nhừ trên lửa nhỏ. Nấm hương cắt bỏ chân nấm, rửa sạch rồi thái nhuyễn. Khi cháo sôi, thêm nấm hương vào nấu đến khi cháo chín thì cho thịt gà vào.

Cháo thịt heo rau cải ngọt

Nguyên liệu

Cháo trắng. Rau cải ngọt. Thịt heo. Dầu ăn. Nước mắm trẻ em.

Cách làm

Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn. Rau cải ngọt nhặt bỏ phần hư, rửa sạch rồi băm nhỏ. Khi cháo chín mềm thì cho thịt vào nấu thêm 5 phút cho chín. Tiếp tục cho rau cải ngọt vào và nấu thêm 3 – 5 phút để rau cùng thịt chín nhừ là hoàn thành.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm: Cháo thịt bò cải thảo

Món cháo ăn dặm cho bé thịt heo rau cải ngọt

Cháo thịt heo rau cải ngọt (Nguồn: Sưu tầm)

Món cháo cua khoai mỡ

Nguyên liệu

Thịt cua tươi. Mỡ heo. Thịt heo nạc. Khoai mỡ. Hành, ngò gai, muối.

Cách làm

Mỡ heo, thịt heo và thịt cua sau rửa sạch thì đem xay mịn với nhau, nêm thêm ít muối và ướp trong vòng 15 phút. Sau đó, mẹ hãy nặn hỗn hợp chả cua thành từng viên tròn nhỏ. Hành, ngò gai rửa sạch và cắt nhuyễn. Khoai mỡ gọt bỏ vỏ, rửa sạch và nạo nhuyễn. Đun sôi nước rồi thả từng viên chả cua vào bên trong. Khi nào tất cả các viên chả cua nổi lên thì vớt chúng ra rồi cho khoai mỡ vào và ninh thành cháo sệt. Khi khoai mỡ sôi sệt lại thì mẹ cho chả cua vào nấu cùng khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, mẹ múc cháo ra tô nhỏ và rắc thêm chút hành ngò lên trên.

Món cháo cua khoai mỡ - gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Cháo cua khoai mỡ thơm ngon, hấp dẫn và thơm ngon tới miếng cuối cùng (Nguồn: Sưu tầm)

Món cháo trứng gà khoai lang

Nguyên liệu

Trứng gà. Khoai lang. Gạo tẻ. Sữa tươi. Muối.

Cách làm

Gạo tẻ đem vo sạch rồi ninh với nước cho nhừ. Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, đem hấp chín rồi dùng muỗng tán nhuyễn. Sau đó, mẹ cho sữa tươi vào khoai lang còn nóng và trộn đều. Khi cháo bắt đầu mềm thì thêm ít muối vào và khuấy đều, rồi cho khoai lang vào nấu cùng. Khi thấy cháo và khoai lang quyện lại với nhau thì mẹ cho lòng đỏ trứng gà vào và tiếp tục đun hỗn hợp với lửa nhỏ từ 2 – 3 phút là hoàn thành.

Nấu cháo ăn dặm cho bé với món cháo trứng gà khoai lang

Món cháo trứng gà khoai lang (Nguồn: Sưu tầm)

Súp thịt bò bí đỏ

Nguyên liệu

Nước dùng từ sườn. Thịt bò. Bí đỏ. Bơ. Rau mùi. Hành tây.

Cách làm

Thịt bò rửa sạch, để ráo nước và đem xay mịn. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và đem xay nhuyễn như thịt bò. Hành tây gọt vỏ, băm nhuyễn. Rau mùi rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun nóng cho tan, mẹ tiếp tục cho lần lượt hành tây, thịt bò vào và đảo nhanh tay. Khi thịt chín thì cho bí đỏ xay vào xào thêm khoảng 2 – 3 phút. Đổ thêm ít nước vào (vừa đến xâm xấp mặt hỗn hợp) và tiếp tục nấu trong vòng 10 – 15 phút cho súp chín nhừ là được. Nếu bé ăn được gia vị thì mẹ có thể cho thêm ít rau mùi vào cho thơm.

Súp gà ngô ngọt

Nguyên liệu

Xương gà: 45g. Thịt ức gà: 30g. Ngô ngọt: 1/2 bắp. Cà rốt: 1/3 củ. Nấm rơm: 3 cái. Rau mùi, hành lá. Muối, bột mì.

Cách làm

Xương gà và thịt gà đem rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm nước cùng ít muối vào hầm trên lửa vừa. Thỉnh thoảng mẹ hãy dùng muỗng hớt bỏ hết lớp bọt nổi lên. Khi thịt gà chín thì vớt ra và tiếp tục dùng phần nước này nấu cháo cho có vị ngọt tự nhiên. Phần thịt gà chín để nguội rồi đem xé nhỏ và băm nhuyễn. Nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt rửa sạch và băm nhỏ. Rau mùi, hành lá đem rửa sạch, ráo nước và cắt nhỏ. Đun sôi nước dùng gà rồi cho hỗn hợp rau nấm rơm, cà rốt và ngô ngọt vào nấu cùng. Hòa tan bột mì với nước và cho vào nồi nước dùng để tạo độ sánh. Sau cùng, mẹ cho thịt gà vào đảo đều tay đợi đến khi hỗn hợp sôi lại thì tắt bếp. Múc súp ra bát rồi rắc thêm một ít hành lá, rau mùi băm nhỏ lên trên.

úp gà ngô ngọt thơm ngon, dễ tiêu

Súp gà ngô ngọt thơm ngon, dễ tiêu khiến bé yêu ăn nhanh chóng lớn (Nguồn: Sưu tầm)

Một số sai lầm trong cách nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi mà mẹ nên tránh

Nấu cháo bằng nước xương hầm

Rất nhiều cha mẹ ngày nào cũng hầm xương để lấy nước nấu cháo cho bé 8 tháng vì nghĩ rằng sẽ giúp trẻ hấp thu chất bổ từ xương. Thế nhưng việc hầm xương chỉ có tác dụng tạo vị ngọt và mùi thơm cho món ăn trong khi chất đạm vẫn còn ở xác thịt và xương. Vì vậy, để đề phòng bé bị suy dinh dưỡng do thiếu chất thì bạn nên cho trẻ ăn cả nước lẫn xác nhé!

Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Việc cho bé 8 tháng tuổi ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu sẽ khiến trẻ bị ỷ lại và lười nhai. Việc này dẫn đến việc dù bé đã lớn đến 3 – 4 tuổi và mọc đầy đủ răng rồi nhưng vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn, vì cứ ăn phải thức ăn lợn cợn là bé sẽ bị hóc hoặc nôn ói.

Không những vậy, việc lười nhai sẽ khiến dịch vị của bé không được kích thích nên cảm nhận mùi vị thức ăn kém và dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Để tránh điều này, bạn nên tập cho bé ăn những loại thức ăn phù hợp với từng thời điểm phát triển của trẻ. Khi bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7 – 8 tháng thì nên cho bé ăn cháo rây nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập cho bé ăn cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như bún, phở,…

Tham khảo thêm: Có nên cho bé ăn dặm? Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

Dùng cháo dinh dưỡng “vỉa hè” cho bé 8 tháng tuổi

Do không có thời gian nên nhiều cha mẹ có xu hướng mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn cho con ăn. Việc này dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ vì cháo dinh dưỡng “vỉa hè” thường rất loãng và không đủ dưỡng chất. Thậm chí còn dễ khiến trẻ nhập viện do tiêu chảy và nôn mửa vì cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đủ chất cho bé

Cho trẻ ăn quá mặn

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ bệnh thận, huyết áp cao, đau tim,… ở bé 8 tháng. Bởi trẻ nhỏ có cảm nhận vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều lần. Do đó, khi nêm nếm thức ăn cho bé 8 tháng thì bạn cần nêm nhạt hơn bình thường.

Đun lại nhiều lần

Do bận rộn và lượng thức ăn tiêu thụ của bé 8 tháng mỗi lần không nhiều nên khiến nhiều mẹ bỉm có xu hướng nấu một nồi cháo to và hâm nhiều lần mỗi khi cho bé ăn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến thức ăn không giữ được chất dinh dưỡng vốn có. Vì thế, để đảm bảo hương vị và lượng vitamin, khoáng chất trong các loại thực phẩm được bảo toàn thì bạn chỉ nên hâm thức ăn 1 – 2 lần mà thôi.

Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Hoa quả ăn dặm cho trẻ

Mẹ nên tránh sai lầm cho bé ăn dặm bằng đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Bé 8 tháng được cho ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu sẽ khiến bé lười nhai, không kích thích vị giác và trở nên biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Hy vọng với những chia sẻ về các món ngon cũng như cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân chi tiết trên đây đã giúp bạn nắm được bí quyết giúp con yêu phát triển toàn diện. Ghé thăm website Huggies thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ hợp lý theo từng độ tuổi. Nếu có thắc mắc gì mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia và tra cứu thực đơn cho bé tại Huggies nhé!